PGS, TS. Trương Ngọc Nam: “Chuyên ngành báo chí đa phương tiện sẽ được đào tạo theo mô-đun”
(Sóng Trẻ) - Trong kì tuyển sinh đại học năm 2013/2014, học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ mở thêm một chuyên ngành mới – báo chí đa phương tiện. Phóng viên Sóng Trẻ đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền để biết thêm thông tin về chuyên ngành này.
Thưa PGS, TS Trương Ngọc Nam, được biết. trong kì tuyển sinh đại học năm 2013/2014, trường chúng ta tuyển thêm một chuyên ngành mới - báo chí đa phương tiện. Xin PGS. TS cho biết thông tin về chuyên ngành này?
Ngành báo chí gồm có 6 chuyên ngành được đào tạo là báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng, báo ảnh và quay phim. Hiện nay thêm một chuyên ngành đào tạo mới là báo chí đa phương tiện. Xu hướng phát triển của báo chí - truyền thông thế giới nói chung và nước ta riêng là sự hội tụ của các loại hình báo chí, mở thêm chuyên ngành báo chí đa phương tiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đó.
Chuyên ngành báo chí đa phương tiện đã được xây dựng bởi Hội đồng Anh phối hợp cùng với khoa Báo chí của nhà trường, trong khuôn khổ dự án Media Pro. Chuyên ngành báo chí đa phương tiện được thiết kế gồm 8 mô đun, đào tạo theo diện rộng, do đó phương thức đào tạo có nhiều đổi mới hơn, đảm bảo đảm bảo sự cân bằng giữa kiến thức và kĩ năng, giữa thực hành nghề nghiệp và lí luận.
Hình thức tuyển sinh cho chuyên ngành này như thế nào, thưa PGS. TS?
Năm nay chúng ta sẽ dự kiến tuyển sinh 50 chỉ tiêu, với khối thi C và D1. Dự kiến đầu vào sẽ cao, tức là sẽ tuyển những sinh viên được tuyển thẳng hoặc đỗ điểm cao.
Vậy thì chuyên ngành báo chí đa phương tiện sẽ có hình thức đào tạo khác với các chuyên ngành báo chí còn lại thế nào?
Phương thức đào tạo sẽ được thực hiện theo hướng kỹ năng nghề nghiệp. Với những thiết bị thực hành hiện đại như studio phát thanh truyền hình, kết hợp với các cơ quan báo chí bên nài, chuyên gia thực tiễn cùng đội ngũ giáo viên của nhà trường.
Hiện nay nhà trường vẫn tổ chức đào tạo theo hình thức niên chế. Tuy nhiên, chuyên ngành báo chí đa phương tiện sẽ có hình thức đào tạo khác với các chuyên ngành báo chí còn lại. Nếu như những chuyên ngành trước đây, chúng ta đào tạo theo hệ thông các môn học, thì nay, chuyên ngành báo chí đa phương tiện sẽ được đào tạo theo mô đun. Sẽ có 8 mô-đun đào tạo theo từng giai đoạn, mỗi mô-đun đáp ứng yêu cầu những kỳ năng nhất định.
Cụ thể hơn, qua trao đổi với nhiều sv đang theo học báo chí, đặc biệt chuyên ngành BMĐT tại trường, nhiều bạn chưa thực sự phân biệt được giữa chuyên ngành BM với đa phương tiện, theo thầy đặc điểm nổi bật nào để phân biệt được 2 chuyên ngành này?
Báo mạng điện tử và báo chí đa phương tiện có những mặt tương đồng, nhưng chắc chắn báo chí đa phương tiện được đào tạo theo diện rộng hơn, phương thức đào tạo phải cao hơn.
Xin cảm ơn PGS. TS về cuộc trao đổi hôm nay.
Trí Công - Ngọc Bích
PV Sóng Trẻ
Cùng chuyên mục
Bình luận