Giao lưu trực tuyến: Ảnh Báo chí và ảnh Nghệ thuật dưới góc nhìn của nhà Lý luận Phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyế

(Sóng trẻ) - Sáng ngày 14/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra buổi giao lưu trực tuyến “Ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật”. Sự kiện đã thu hút rất đông các nghệ sỹ nhiếp ảnh, nhiều bạn trẻ tham gia.



Buổi giao lưu có sự góp mặt của nghệ sỹ nhiếp ảnh, nhà lý luận phê bình Vũ Huyến, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang - Tổng Thư ký tòa soạn trang thông tin điện tử Sóng trẻ, Phó trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình; Th,S. Vũ Thế Cường - Giảng viên khoa Phát thanh - Truyền hình, cô Đỗ Hồng Hòa - Trung tâm thông tin thư viện - Viện Kinh tế Hà Nội; nhiếp ảnh gia Phan Bạch Chân - CLB nhiếp ảnh "Việt Nam đất nước con người"; phóng viên ảnh Đặng Thị Hằng Nga đến từ CLB Phóng viên ảnh K1, cùng nhiều bạn sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền...

Phần giao lưu "Hỏi nhanh đáp gọn" với nhà lý luận, phê bình  nhiếp ảnh Vũ Huyến, nguyên là Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh  - người có rất nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật nhiếp ảnh nước nhà.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến thích nuôi con vật gì nhất?

Con vật nào cũng thích nuôi nhưng hiện tại không nuôi con gì.

Dòng máy ảnh nào nhà báo ưu tiên sử dụng?

Vừa phải.

Nài quê nhà Hà Nội thì vùng đất nào để lại cho ông nhiều kỷ niệm nhất?

Nài Việt Nam, đặc biệt gần gũi với nước Nga.

Kể tên ba đồ vật luôn gắn liền với nhiếp ảnh gia  trong mỗi hành trình?

Máy ảnh, đôi giày tập thể dục, cây bút.

a5f53f050_cc.jpg
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến ngồi với chủ tọa tại buổi giao lưu trực tuyến

Phân biệt ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật 

MC: Thưa nhà báo ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật là hai lĩnh vực khác nhau trong nhiếp ảnh, vậy nhà báo có thể cho biết đặc trưng của ảnh báo chí phân biệt với nghệ thuật?

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Trong ảnh có ba lĩnh vực: ảnh kỷ niệm, ảnh báo chí tuyên truyền và ảnh nghệ thuật. Mỗi lĩnh vực ảnh lại có mục đích, hình thức khác nhau. Ảnh nghệ thuật cung cấp những vẻ đẹp, thể hiện cảm xúc của người chụp, không tác động trực tiếp đến xã hội. Báo ảnh chí có nhiệm vụ mang tính nghĩa vụ: tuyên truyền, cung cấp cho đối tượng độc giả rộng, tác động đến toàn xã hội.

Em hiện tại là cộng tác viên ảnh cho một toàn soạn báo, tuy nhiên những bức ảnh em chụp lại không được một số anh, chị nhiếp ảnh đánh giá cao và cho rằng đó là những bức ảnh soi mói, dễ chụp và chóng quên. Nhà báo có suy nghĩ gì về những lời nhận xét trên. ([email protected])

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Một bức ảnh đối với mình có thể là tốt nhưng đối với người khác chưa chắc đã được đánh giá cao, nhưng tôi chắc chắn một bức ảnh tốt sẽ được đa số tán thành. Tôi nghĩ bạn Đức Anh nên đồng tình kết quả và lắng nghe sự đánh giá, có thể qua việc này bạn sẽ học được thêm nhiều điều.

MC: Có bao giờ nhà báo đụng độ giữa nhiều ý kiến, quan điểm nhiếp ảnh khác nhau, ví như có người thì thích hiện thực, người thích nghệ thuật trong cùng một khung hình?

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Tôi xuất phát là một người làm văn, sau mới đó mới chyển sang làm báo. Cuốn phim đầu tiên tôi chụp được hỏng gần hết, chỉ còn 2-3 kiểu nhưng lại được đăng trên tờ Cu-Ri-Ơ – tờ báo  chủ yếu dịch lại các bài viết trong nước. Tôi tham gia làm việc lúc 20-21 tuổi vừa viết báo vừa chụp  ảnh.  Khi về báo ảnh VN, tôi học qua truyền miệng và có một vài năm đi học ở nước nài chuyên về lý luận. Tôi trân trọng tất cả mọi trường phái, thói quen của người  khác tôi. Một tập thể làm báo mỗi người có một thế mạnh riêng, không có một bức ảnh báo chí nào tốt mà khung hình lại kém, không có nhà nhiếp ảnh nào giỏi mà lại chụp ít. Đó là điều cơ bản trong ảnh báo chí.

Thưa nhà báo Vũ Huyến, em từng cộng tác cho một số toàn soạn, mỗi lần chụp ảnh em gửi rất nhiều ảnh thế nhưng số ảnh được sử dụng lại rất ít, từ 1 - 2 ảnh và lý do các bức ảnh bị loại là thiếu tính thẩm mỹ và nghệ thuật, trong khi đó lại đáp ứng đầy đủ yếu tố thông tin. Vậy theo thầy trong ảnh báo chí thì yếu tố nghệ thuật có cần quá chú trọng không? Vì sao? ([email protected])

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Khi ra trường, ở mỗi tòa soạn báo, mỗi thời gian, mỗi tờ báo có một yêu cầu khác nhau. Ảnh minh họa cho một bài báo khác một bài thơ. Chụp nhiều ảnh một lúc có nghĩa bạn vẫn chưa chắc chắn, chưa nắm kỹ những tiêu chí tờ báo cần và đối tượng của tờ báo quan tâm. Mỗi bức ảnh bộc lộ qua vỏ hình thức bao gồm: khung hình, ánh sáng, tiêu cực, độ sâu,… Nhưng đó chỉ là hình thức chưa phải nghệ thuật, một bức ảnh nội dung tốt nhưng vỏ hình thức kém thì sẽ không thể hiện được nội dung.

Thưa NSNA Vũ Huyến, như được biết trong quá trình tác nghiệp thì ảnh nghệ thuật có thể được can thiệp nhiều bởi các phần mềm chỉnh sửa, điều này là chuyện dễ hiểu. Vậy trong ảnh báo chí đòi hỏi phải phản ánh sự thật, khách quan, trung thực thì việc sử dụng ảnh báo chí có được phép chỉnh sửa không? Nếu được thì mức độ chỉnh sửa như thế nào? Và cách thức ra sao?

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến:  Ảnh báo chí phản ảnh một sự kiện có thật bắt buộc không được can thiệp bởi bất cứ thứ gì. Nếu có can thiệp thì chỉ được chỉnh sửa khung hình, làm gọn gàng bức ảnh, còn lại tuyệt đối không được thêm vào hay bớt đi từ bức ảnh một chi tiết nào.


e7798f33b_4686080.jpeg
Nhà báo Vũ Huyến trả lời câu hỏi

MC: Nếu khi qua chỉnh sửa thì ảnh báo chí có còn đảm bảo tính khách quan, chân thực nữa không? Đây là điều mà đặt ra nhiều vấn đề thắc mắc hiện nay của phóng viên khi tác nghiệp? 

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Người ta cần ảnh báo chí để chứng minh sự thật vì vậy không được can thiệp vào ảnh. Có thể can thiệp một số điều ví dụ như quay, cắt bố cục: ngang – dọc, tỷ lệ khung hình,... tuy nhiên tuyệt đối không được thêm vào bớt ra chi tiết trong ảnh.

Nhu cầu ảnh trên BMĐT ngày càng cao, thậm chí thị hiếu của độc giả báo mạng là thích xem hình ảnh nhiều hơn. Vậy theo thầy, hình ảnh có phải là yếu tố quyết định sự hấp dẫn của bài báo đối với độc giả hiện nay hay không? ([email protected])

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Người ta thích nhìn hơn là thích đọc, xu hướng ở đây người ta càng bận rộn lại càng chỉ quan tâm đến hình, lên mạng, vào một trang báo, đập vào mắt ta đầu tiên là bức ảnh, mặt chữ lại không làm người ta quan tâm. Chính vì vậy, báo in càng ngày hoạt động càng khó khăn, nên có rất nhiều báo in lập thêm các trang báo mạng.


Bản thân tôi từng tham gia các cuộc thi về ảnh, thế nhưng các bức ảnh bị loại không có lý do thuyết phục. Tôi thắc mắc rằng không hiểu giám khảo lấy tiêu chí gì để đánh giá ảnh nghệ thuật, trong khi nghệ thuật rất khó định lượng, định tính và tùy thuộc vào cảm xúc của người chấm ảnh, xin cảm ơn! ([email protected]). 

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Một bức ảnh đoạt giải nhất cuộc thi này không có nghĩa sẽ được treo ở cuộc thi khác. Bất cứ cuộc thi thì một tấm ảnh phải có những tiêu chí cơ bản như nội dung, bố cục, màu sắc, góc độ,…Nhưng nài ra mỗi cuộc thi có một yêu cầu, một chủ đề riêng. Không chỉ chọn sản phẩm tham gia cuộc thi, ban tổ chức còn phải chọn giám khảo phù hợp với cuộc thi nữa.



 
  Phát video phỏng vấn nhu cầu tiếp nhận ảnh trên báo chí của giới trẻ hiện nay

Thưa NSNA Vũ Huyến, trong bóng đá có ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí không? Tiêu chí để phân biệt khi đó? Đã có hạng mục giải thưởng nào giành cho ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật trong bóng đá hay chưa? (PV Hoàng Trí Công/Báo Báo đá)

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Tôi phải nói là trong cuộc thi ảnh của Việt Nam ảnh bóng đá khá nhiều, vấn đề ở chỗ, ảnh bóng đá mà ta chỉ chụp mỗi cái sân, đủ 22 anh đuổi theo một quả bóng bé tí thì không thể nói lên đc điều gì, trừ khi chụp cái sân mới xây, còn lại thì phải chụp những pha hoặc những tình huống gay cấn, hài hước, thường thì người ta chụp cận cảnh, phải có thiết bị tốt, với những chiếc máy ảnh dân dụng của các bạn rất khó chụp được khoảnh khắc đẹp của bóng đá.

MC: Được biết NSNA Vũ Huyến không chỉ biết chụp ảnh mà còn biết vẽ tranh, viết văn... vậy thưa ông, những loại hình nghệ thuật ấy có song hành cùng ông trong mỗi khung hình không? 

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Đối với tôi, cái gì đến tự đến chứ không dự định từ trước. Ban đầu tôi học hội họa vì yêu thích, tuy nhiên sau này, những gì tôi từng học đều tác động đến nghề nghiệp hiện tại của tôi. Với một người viết báo, cần biết nhiều bộ môn nghệ thuật, hiểu biết các lĩnh vực nghệ thuật vừa sâu, vừa rộng. Riêng với nhiếp ảnh, người chụp ảnh đặc biệt cần biết về văn học và hội họa.

Thưa nhà báo, hiện nay nhiều người vẫn còn gặp khó khăn trong việc ghi chú thích cho các bức ảnh, nhà báo có thể chia sẻ kinh nghiệm để làm tốt  một chú thích ảnh kể cả ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật. ([email protected])

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Không nhất thiết ảnh nào cũng phải chú thích, nhưng chú thích không phải kể hết tất cả những gì thể hiện trên ảnh, ví dụ như một tấm ảnh chạy đua, có năm người dự thi thì thay vì chú thích rằng “Có 5 vận động viên”, ta có thể ghi “Liệu ai sẽ chiến thắng”, sẽ gây được sự tò mò của độc giả.

f4bf6da6d_4867328.jpeg
Khán giả có mặt tại buổi giao lưu trực tuyến

Thưa NSNA Vũ Huyến, mỗi người chụp ảnh đều mong muốn có được những bức ảnh ấn tượng, ghi dấu ấn trong sự nghiệp và bức ảnh có sức sống lâu dài. Vậy, điều gì quan trọng nhất giúp cho tác phẩm ảnh có sức sống lâu bền với thời gian? Xin cảm ơn! (PV Tuấn Tú/Báo VOV)

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Một là phải tâm huyết, hai là phải biết tập luyện. Không tâm huyết, thì đừng làm báo chí, anh không yêu người, không yêu đời thì không thể làm được. Yêu người anh sẽ nhìn ra cái đẹp của con người, cũng sẽ nhìn ra được cái xấu của con người. Nhưng nếu anh ghét người, thì anh sẽ không quan tâm, không thể nhìn ra được.

Ở nước nài, chú thích ảnh thường có một quy chuẩn riêng. Ở Việt Nam liệu có quy chuẩn gì không? (Hữu Đức/Báo Mạng điện tử K32, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Thực ra người chụp ảnh báo chí ở các báo nước nài đều rất “nghề”. Họ không chỉ cho người ta biết ảnh chụp ở đâu, giờ nào, mà thậm chí còn cho biết thông tin máy nào, tốc độ như thế nào. Tuy nhiên nhiều người chụp ảnh ở Việt Nam rất sơ sài vấn đề này. Người làm ảnh đòi hỏi tính kỷ luật rất cao. Phải ghi chép rất chi tiết, nhân vật mình chụp là ai, ở đâu, bao nhiêu tuổi. Đấy là lý do từ đầu tôi chia sẻ một trong những vật quan trọng nhất của tôi là cây bút.

Chụp ảnh về nhân vật, phải làm sao để tiếp cận cho người ta thoải mái mà mình khi chụp ảnh phải để ý những gì? (Hoài Nam/Báo Mạng điện tử K32, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

NSNA Vũ Huyến: Khi chụp người, phải lưu ý ba điểm quan trọng: mắt, miệng và tay. Vì những vị trí  đó về mặt tướng pháp là để bộc lộ thái độ do đó chụp báo chí hay nghệ thuật, ta phải lưu ý ba điểm trên, nếu không bức ảnh của bạn chỉ đơn thuần là ảnh phong cảnh có người.

9f654a05c__mg_9176.jpg
Nhà báo Vũ Huyến trả lời câu hỏi của sinh viên tại hội trường

Nhà báo có nghĩ rằng sẽ không bao giờ tồn tại những khoảnh khắc giống nhau trong nhiếp ảnh? (Quang Đức/Sóng trẻ)

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Những bức ảnh đã giống nhau thì không thể có các câu chuyện khác nhau. Một nền văn nghệ, báo chí, nhiếp ảnh chỉ tử tế khi có những người làm việc tử tế.

e759a8506_5263808.jpeg
Nhà báo Vũ Huyến trả lời câu hỏi của bạn Quang Đức

Vấn đề bản quyền ảnh hiện nay

Thưa nhà báo, trong trường hợp phóng viên bị vi phạm bản quyền thì cách xử trí của phóng viên ra sao để đảm bảo quyền lợi cá nhân? Tòa soạn bảo vệ nhân viên và uy tín tòa cơ quan như thế nào? Nhà báo có thể đưa ra một dẫn chứng điển hình, cụ thể được không?

Vi phạm bản quyền ảnh rất đa dạng, một là lấy ảnh của nhau, xảy ra rất nhiều với các loại máy cũ, ảnh chụp bằng phim, xong lưu hết phim vào kho tư liệu, khi có vấn đề gì sau này ví dụ  như người chụp chết,… thì người khác lại lấy ra làm ảnh của tác giả. Hay như đưa ảnh ra hiệu, người ta lưu hết cả ảnh của mình lại nên dễ bị ăn cắp  ảnh.

Có một tấm ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới ảnh có ghi tên tác giả là ông Nguyễn Văn A, trong khi ông ấy lại ngồi ngay cạnh Bác, đấy là một trong những trường hợp rất khó xử.

Nhà báo đã từng bị vướng vào một sự việc vi phạm bản quyền ảnh chưa? Nếu có, nhà báo có thể chia sẻ về sự việc đó và cách ứng xử của cá nhân thầy trong trường hợp cụ thể ấy? (Minh Nhật)

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Tôi không bao giờ vướng vào một vụ nào nhưng lại đi xử rất nhiều. Gần đây, có xu hướng đưa ảnh vào tranh, lấy ảnh làm nền và thêm hình vẽ ở trên. Tôi nhớ có một trường hợp một họa sĩ ở Nam Định lấy một bức ảnh của người khác chụp sau đó thêm chữ “Đảng cộng sản Việt Nam” lên trên. Chủ nhân bức ảnh đòi kiện, nhưng sau này người này với người kia gặp nhau tự giải quyết với nhau bằng cách xin lỗi nhau thì xem như xong.


b995eecc3_1234.jpg
Nhà báo Vũ Huyến dùng chiếc máy ảnh luôn gắn bó với nhà báo để thực hành tại chương trình giao lưu

Thưa NSNA Vũ Huyến, làm sao để có được sự nhạy bén trong việc tư duy đề tài, phát hiện và nhận định đề tài để thực hiện tác phẩm ảnh nói chung? ([email protected])

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Tất cả đều là từ rèn luyện hết, không ai tự nhiên có cả. Tôi phải nói là ngay từ những năm học đại học tôi đã định hướng cho chính bản thân rồi. Tập trung vào văn học với triết học, còn lại những môn còn lại chỉ đầu tư một cách vừa phải. Một số môn tôi chỉ tập trung vào đọc với viết, trong khi lý luận văn học tập trung vào suy nghĩ, luyện cách nghĩ, cách đọc, như một ngày đọc rất nhiều báo với sách, nhưng đến cuối ngày chỉ để lại trong đầu một vài điều.

Giống như cái điều hòa, chúng ta phải có chế độ “thau” cái đầu của chính mình, đừng lưu lại quá nhiều thông tin không cần thiết.  Luôn có một lịch trình, kế hoạch cụ thể và phải nghiêm túc thực hiện, ví dụ như trong một tuần phải viết được bao nhiêu trang, nếu như đến ngày cuối tuần vẫn không đủ tiêu chuẩn thì đêm hôm đó phải thức trắng, bằng mọi giá phải hoàn thành.

ce121a5b6_dsc_1518.jpg
Phóng viên ảnh Đặng Thị Hằng Nga đến từ CLB Phóng viên ảnh K1 và nhiếp ảnh gia Phan Bạch Chân - CLB nhiếp ảnh "Việt Nam đất nước con người" tại buổi giao lưu trực tuyến

MC: Nhà báo có thể chia sẻ động lực nào giúp thầy vượt qua những quãng thời gian khó khăn trong cuộc sống để gạt hái những thành quả như ngày hôm nay?

Nhà báo Vũ Huyến: Có rất nhiều viết về chân dung của tôi rồi. Tôi gốc ở Hà Nội nhưng bố lại làm giáo viên trường. Bố mất sớm, tôi là con út trong gia đình có 8 anh chị em nhưng 6 người đã mất trong chiến tranh. Vì khó khăn nên tôi từng làm rất nhiều công việc như trèo sâu, trèo ổi thuê, kéo xe bò, làm mộc, vẽ truyền thần, làm nấu nước sôi, bán kem... những công việc đó tạo cho tôi năng lực để lao động, nghị lực sống và làm quen với nhiều môi trường làm việc.

MC: Thông qua chương trình ngày hôm nay để thay cho lời kết nhà báo có thể gửi gắm lời nhắn nhủ gì đến thế hệ trẻ hôm nay để họ thêm vững tin trong cuộc sống.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến: Tôi thích được chê hơn khen, thích vấp váp hơn thuận lợi. Bởi sau những vấp váp tôi có thể vươn lên và làm việc tốt hơn. Tôi từng có một bài báo bị sửa đến 7 lần. Sau này tôi mới cảm thấy biết ơn điều đó, biết ơn những người sửa bài cho tôi. Họ làm việc hết lòng, quý mình người ta mới sửa bài cho mình. Đôi khi trong cuộc sống không phải cái gì mình dự định sẽ trở thành sự thật. Những lời khen rất dễ ru ngủ người khác. Và sợ nhất là tự ru mình, tự thảo mãn về bản thân. Yếu tốt lao động là yếu tốt khiến con người thành đạt chứ không phải là yếu tốt may mắn. 

Những người nổi tiếng, những thiên tài, thường là những con người vươn lên từ sự chăm chỉ cần cù, hoặc nhanh chóng nắm bắt được thời cơ, niềm đam mê, và tất nhiên những bi kịch trong quá khứ. Toàn bộ vốn liếng của con người chính là ý chí.


Trước khi kết thúc buổi giao lưu trực tuyến, nhà báo ảnh Vũ Huyến dành ra một phần thời gian để cho sinh viên xem những bức ảnh mình tâm đắc và kể những câu chuyện bên lề.

c47221465_dsc_1530.jpg
Nhà báo ảnh Vũ Huyến ngồi máy tính thuyết trình về những bức ảnh của mình

Buổi giao lưu trực tuyến đã nhận được hơn 100 câu hỏi từ quý vị độc giả. Tuy nhiên, vì thời lượng chương trình có hạn nên chúng tôi sẽ tiếp tục gửi các câu hỏi chưa được giải đáp đến khách mời và xin hẹn giải quyết vào một dịp giao lưu trực tuyến hoặc bài viết khác trên Sóng trẻ. 

Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi và tham gia chương trình của quý độc giả!

b995eecc3_ffff.jpg
Khách mời chụp hình lưu niệm với BBT Sóng trẻ



Sóng trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN