Phải chăng trẻ không chơi, già hối hận???

(Sóng Trẻ) - Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thế nhưng điều đó không có nghĩa là thái độ và hành vi của mọi người cũng được điều chỉnh theo hướng tích cực. Mặt trái của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một bộ phận người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. Dường như không ít bạn trẻ sa đà vào lối sống hưởng lạc xa rời thực tế. Và khái niệm sống vội sống gấp từ đây cũng được hiểu rộng theo nghĩa tiêu cực mà xã hội đem lại.

Hậu họa từ những tiếp thu nhạy bén thiếu chọn lọc


Một bộ phận lớp trẻ ngày nay do tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền thông, được khám phá nhiều nền văn hoá trên thế giới và lại là lớp người nhạy bén với nhiều sự thay đổi nên đã bắt chước và học đòi rất nhanh lối sống, phong cách sống nại lai - cái mà họ cho là sành điệu, là “đẳng cấp”. Vì lẽ đó, thật dễ hiểu khi thấy các teen ăn mặc hở hang, đi vũ trường, xài thuốc lắc, quan hệ tình dục... những chuyện phổ biến tới mức ai cũng cho đó là chuyện “bình thường”.



Tình yêu được hiểu chủ yếu với nghĩa yêu theo nhu cầu (nhu cầu tình dục, vật chất, quyền lực). Yêu không cần phân biệt hợp hay không hợp, già hay trẻ, độc thân hay đã có vợ, người cao thượng hay thấp kém. Ngay từ lần gặp mặt đầu tiên, họ đã có thể "trao cho nhau những gì ta muốn trao". Những người như vậy được coi là "có bản lĩnh". Rồi kéo theo đó  là những “ tuyên ngôn” bất hủ như: “Yêu thì tán, chán thì thôi, lôi thôi thì bỏ”. Đồng nghĩa với đó là việc mất dần đi khái niệm của tình yêu chân chính.

Giới trẻ Việt tiếp cận với những luồng văn hóa mang lối sống của giới trẻ phương Tây đi liền với phương châm sống hàng đầu của các chàng trai kiểu như: "Chỉ ngủ mà không yêu, chỉ yêu mà không cưới, chỉ cưới mà không có con" (trích từ American Pie, tên một bộ phim về giới trẻ của Mỹ, là thức ăn tinh thần của họ). Theo đó, trên thế giới này chỉ có một nền văn hóa hợp khẩu vị, xứng đáng được tiêu hóa với thế hệ trẻ là văn hóa Mỹ.

Chuyện quan hệ tình dục vội vàng, và hơn thế nữa lại còn ghi hình lại rồi đưa nhau đến các cơ sở y tế nạo phá thai không phải hiếm gặp. Trào lưu sống thử hay quan niệm “Yêu 50, chọn 10, chơi hết” đã trở nên “hot” trong giới trẻ. Và hậu họa của những chuyện như vậy là các video sex xuất hiện trên mạng, chuyện lừa bán người yêu vào động mại dâm, chuyện ngày càng có nhiều bà mẹ tuổi teen, nhiều cô gái mất đi quyền làm mẹ vĩnh viễn do hậu quả của việc nạo phá thai nhiều lần... 

Tình trạng stress, shock, trượt dần trong tệ nạn xã hội, tâm lí hưởng thụ ăn chơi và nhiều vòng luẩn quẩn, có nhiều hành vi hủy hoại bản thân, tấn công người khác…ngày càng gia tăng. Vì các em không biết nhận thức được tài sản qúi nhất chính là con người mình. Từ đó dẫn đến hủy hoại bản thân và xâm hại đến  người khác một cách vô thức hoặc do lệch lạc trong suy nghĩ.

Nguy hiểm và đáng báo động!

Nước ta đang trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và hội nhập cùng thế giới nên không thể tránh khỏi sự tiếp biến các trào lưu đa văn hóa song hành cùng đó là sự xuất hiện của những cái hợp lí và bất hợp lí. Đời sống của mọi người được nâng lên và cải thiện rất nhiều kèm theo là nhu cầu ăn diện, giải trí... cũng theo đó mà nâng cấp lên  Xóa bỏ công thức của một thời tự sản tự tiêu giản đơn cùng nghĩa với việc phải thích nghi với điều kiện sống mới không ít thách thức.

Không cần phải quá tinh thông thì một người bình thường cũng có thể hiểu ý nghĩa của việc hội nhập là học hỏi, kế thừa và phát huy thế mạnh trong môi trường đa văn hóa. Nhưng có lẽ chúng ta chỉ giỏi hô khẩu hiệu.. “Hòa nhập mà không hòa tan”  ư? Đâu lại vào đấy!

Có lẽ nhận thức về cuộc sống của các bạn trẻ quá hời hợt, vô trách nhiệm, họ chỉ biết đến bản thân mình chứ không nghĩ gì đến gia đình, xã hội. Và khi “sự đã rồi” thì chỉ biết bao biện, thanh minh cho cái sự  “bị hại” của mình. Liệu những giọt nước mắt có cứu vãn được gì không?

Cuộc sống vật chất  thừa thãi nhưng nhận thức lại hạn hẹp đã nảy nòi ra không ít bất cập, trái tai gai mắt. Như chuyện các teen bây giờ tóc tai dựng ngược, xanh đỏ... quần áo rách và không đủ che những phần nhạy cảm có ở khắp nơi chứ không chỉ dừng lại ở các quán bar, vũ trường như chúng ta vẫn thường nghĩ. Hành vi văng tục chửi thề  thì xảy ra ở mọi nơi mọi lúc như một kiểu “ quen mồm” bất đắc dĩ.

Không thể đổ hết trách nhiệm, lỗi lầm cho môi trường xã hội cho kinh tế thị trường hay toàn cầu hóa.  Một phần trách nhiệm là của các bậc làm cha mẹ vì họ mải làm ăn, tiến thân cho kịp sự phát triển của xã hội mà quên đi bổn phận và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái. Chỉ quan tâm làm thế nào để con cái đầy đủ về thể chất diện mạo mà không biết rằng đằng sau đó là một đời sống tâm hồn què quặt.

Phải làm gì trước khi quá muộn?


Vấn đề muôn thuở vẫn là việc phải chăm lo nhiều hơn cho giáo dục. Đó là trách nhiệm hết sức quan trọng của mọi gia đình, của nhà trường và toàn xã hội, trong đó không thể thiếu vai trò của các đoàn thể, nhất là đoàn Thanh niên.

Đổi mới nội dung giáo dục cũng như phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên đang là một yêu cầu bức xúc trong giai đoạn mới, khi đất nước đang mở rộng cánh cửa để hội nhập với thế giới bên nài, để tiếp thu được những điều tốt đẹp và loại trừ được những ảnh hưởng xấu làm băng hoại đạo đức và nếp sống lành mạnh vốn có của dân tộc.

Chú trọng phát huy vai trò hạt nhân của gia đình trong  việc chăm lo giáo dục thế hệ trẻ. Bởi kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, đa số các gia đình biết cách chăm lo và giáo dục con cái sẽ là môi trường tốt để các em có nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện một cách tích cực và hiệu quả. Quan tâm hơn đến dời sống tinh thần của lớp trẻ và đẩy mạnh văn hóa đọc trong cộng đồng….

Mặt khác, trước những hiện tượng sống buông thả, lơ là học tập, sa đà vào việc ăn chơi, quậy phá của một bộ phận đáng kể trong lứa tuổi thanh thiếu niên, chúng ta phải có thái độ lên án rõ ràng chứ không được phó thác hay làm ngơ, coi đó là việc xã hội. Qua đó, nhìn nhận lại nghiêm túc hiệu quả giáo dục của mỗi gia đình, của nhà trường và các đoàn thể xã hội.

Thay lời kết


Toàn cầu hóa với sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet cùng các mạng xã hội đã phát sinh rất nhiều vấn đề trong tầng lớp thanh thiếu niên Việt Nam.Đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên- những người vẫn được coi là chủ nhân tương lai của đất nước. Rất nhiều bài báo đã tốn không ít giấy mực để nói về vấn đề này. Thế nhưng, đã trở thành căn bệnh mãn tính thì  khó mà tìm được “ thuốc chữa”. Bởi vậy, trước khi tìm được một phương thuốc hữu hiệu thì mỗi cá nhân phải tự tìm cách để bảo vệ mình trước những con siêu vi trùng mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

                                                                                                                        Nguyễn Hà Thuỷ Mỹ

Quay phim 28

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN