Phụ xe buýt, chuyện kể vui buồn trên từng cây số

(Sóng trẻ) - Xe buýt ngày nay đã trở thành phương tiện đi lại quá quen thuộc với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Chờ xe buýt, chen chân trên xe buýt là hình ảnh không còn xa lạ, trong đó phải kể tới nhân vật có sức ám ảnh mạnh nhất trong “giới thứ 4”, chính là những nhân viên phụ xe. Xoay quanh những hình ảnh đó là những câu chuyện dở khóc, dở cười…

Những người tốt bụng và vui tính

Tôi ít khi đi xe 32. Nghe dân tình đồn thổi về chuyến xe này, nào lao nhanh, nào đông, nào tệ nạn, một lần tôi đặt chân lên thử nhưng cảm nhận lại hoàn toàn khác biệt. Người xé vé là một bác tầm nài 50 tuổi. Vừa xé vé, vừa cười đùa tếu cùng sinh viên. Mấy bác phụ huynh chưa biết rõ điểm dừng, bác tận tình chỉ rõ rất lịch sự. Chuyến xe đông nghẹt, không còn một khoảng trống nhưng cái nóng trên xe không ngăn những tràng cười bất tận của gần trăm con người trên chuyến xe… 50 chỗ.


Xe buýt thưa người - mơ ước không chỉ của riêng ai

Những “Trương Phi” vào giờ cao điểm


Cái này phải dùng để gọi các anh, các bác phụ xe tuyến 32, 34, 26 vào “khung giờ vàng” của giao thông Hà Nội. Tức là khoảng từ 11-12h, và 16-19h. Tầm này là giờ tan sở của công chức, giờ tan học của học sinh, sinh viên. Vì thế mà người người đổ ra đường, nhà nhà đổ ra đường. Đường thì tắc, xe thì đông, cái nóng của hơi người tỏa ra cũng đủ khiến người ta ngạt thở. Không nhanh nhẹn lên xe, chìa vé tháng hay tiền lẻ, rồi xí một chỗ mà… đứng thì thể nào cũng bị cho một bài gắt: “Nhanh lên đi, lề mà lề mề, có thích đi nữa không?” - phụ xe lùa sinh viên như lùa giặc. Miệng càu nhàu và đặc biệt đố ai nhìn thấy hai lông mày của ông chú này giãn ra.

Những người yêu mến cái đẹp

“Gái ham tài, trai ham sắc” - các cụ nói quả không sai. Đẹp, âu cũng là một lợi thế chăng? Xe 32 bình thường đi nhanh như gió, hiếm khi có cảnh xe chờ người. Ấy vậy mà một hôm xe vẫn chưa lăn bánh dù không ai xuống, ai lên nữa. Hóa ra từ cửa trước, một chị mặc váy ngắn đang bước lên xe, miệng cười lơi lả: “Em cảm ơn hai anh”. Sinh viên bấm nhau: “À, thì ra là thế”.

Dân sinh viên nhẵn mặt các anh xe 26 thường truyền tai nhau một giai thoại cười ra nước mắt về một anh tên X phụ xe lâu năm. Một hôm trời đẹp, xe cũng thưa người, một chị chân dài, xinh xắn, mặc mini zip bước lên xe. Hàng ghế đầu có hai thanh niên tranh nhau nhường chỗ. Anh này gạt anh kia, hầm hè nhau. Bỗng từ cuối xe, X lao ra: “Hai đứa, đây là cái chợ à, xuống cuối ngồi!”. Hai anh chàng cay cú, lủi thủi xuống cuối, và anh X ung dung ngồi xuống bên cạnh chị chân dài, thỏ thẻ: “Em có sợ không?...”(!?)

Những qui tắc ngầm khi đi xe buýt Hà Nội


Riêng gì chứ chuyện này sinh viên Hà Nội thường thuộc làu. Hỏi sao biết, câu trả lời là: “Đi nhiều tất biết.”

Thứ nhất, đừng có dại dột đeo khẩu trang khi chìa vé tháng. Hệ quả sau đó là khôn lường đấy nhé. Bạn sẽ được nhìn từ đầu tới chân, quát một câu bỏ khẩu trang ra, săm soi cái vé tháng không sót một kí tự. Ai hiền lành sẽ mát mẻ một câu: “Từ mai không phải đưa vé nữa đâu, đeo khẩu trang rồi, ai chẳng giống ai”. Và rồi cả chuyến xe hôm ấy, anh ta sẽ nhìn bạn như nhìn một người từ trên sao Hỏa rơi xuống.

Thứ hai, chuẩn bị sẵn tiền lẻ, không thì ít khách không sao, nhiều khách, thế nào bạn cũng sẽ bị gắt mấy câu trước khi nhận được tiền thừa. Không ít trường hợp: “Anh chưa có tiền lẻ, tí nhắc anh nhé”. Xe đông, anh bận hoặc cố tình anh bận, em nào dám nhắc, hic (?!?)

Thứ ba, đừng có mà quí bạn quí bè quá, sinh viên có bệnh lâu ngày gặp nhau, tay bắt mặt mừng, than nghèo kể khổ. Qui định ngầm của các bác lái xe là: “Các bác có thể nói, các cháu thì không, các anh có thể nói to, các em cũng không nốt”. Vừa quát khiến mấy thanh niên giật nảy mình ở ghế cuối vì cười đùa, hai ông chú lái xe, phụ xe vừa nói điện thoại như gào vào cái máy cầm tay…đáng thương.

Bố mẹ nghe con cái than phiền về xe buýt Hà Nội đông đúc, nguy hiểm, mất đồ như cơm bữa thường xuýt xoa rằng sao biết vậy vẫn đi. Sinh viên cười trừ: “Vì …rẻ”. Mà rẻ thật. Xăng dầu tăng giá, gửi xe tăng giá, mà giá buýt vẫn rất ủng hộ sinh viên: 50.000/tháng, 3.000 -5.000 đồng/lượt. Tha hồ đi. Làm một cái vé tháng, chán đời lại khoác ba lô đi, chán thì dừng. Vậy thì khổ, khổ thế, khổ nữa, sinh viên vẫn chọn buýt.

Nhiều chuyện dở khóc dỏ cười, nhưng lâu ngày không đặt chân lên một chuyến buýt nội thành bỗng thấy nhớ. Nhớ những dãy người chờ đợi dài tựa hàng cây số, nhớ cái quát tháo um sùm của mấy bác lái xe nóng tính giờ Đê La Thành tắc nghẽn, nhớ câu chuyện vu vơ của cô bạn chưa biết tên, nhớ cả nụ cười duyên của một anh phụ xe, bỡ ngỡ ngày đầu đi làm…Quả thật, với sinh viên, xe buýt và cả những anh, những bác lái xe, phụ xe cũng trở thành những nỗi nhớ, những dấu ấn không thể nào quên!

                                                        Nguyễn Thị Thúy Hằng

Lớp Báo in K.29 A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN