Quy định về báo cáo tác phẩm tốt nghiệp

Khoa Phát thanh - Truyền hình

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN


QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP

(cho sinh viên thuộc Khoa Phát thanh - Truyền hình)

-------------------------

1. QUY ĐỊNH CHUNG

Tác phẩm tốt nghiệp (thay cho khóa luận tốt nghiệp) do sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Một Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp khi nộp về Khoa Phát thanh - Truyền hình phải đáp ứng được những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

1.1. Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp được in trên một mặt giấy khổ A.4. Số trang được đánh phía dưới, ở chính giữa trang giấy. 

Trừ những trang cần phải được copy nguyên vẹn, đối với các trang đánh máy thì thống nhất dùng Font (kiểu chữ) Times New Roman; Font Size (cỡ chữ) 13 hoặc 14; Mỗi trang phải có từ 28 – 30 dòng.  

Các quy định về trang cụ thể như sau: Top (cách trên): 3,0 cm; Bottom (cách dưới): 2,5 cm; Left (lề trái): 3,5 cm; Right (lề phải): 2,0 cm; Gutter: 0 cm;  Header: 1.27 cm; Footer: 1.5 cm; 

1.2. Phần văn bản của một Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp phải được in trên giấy khổ A.4 và được đóng quyển (giống như khóa luận tốt nghiệp). Về bố cục, văn bản Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp phải gồm các phần sau đây: Mở đầu; Nội dung tác phẩm tốt nghiệp; Báo cáo quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp; Kết luận; Tài liệu tham khảo (nếu có). Nài ra, nếu có phần Phụ lục thì cũng phải được in trên văn bản và đóng vào trong Báo cáo).

Bìa của Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp: xem mẫu ở cuối Bản Quy định này.

Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp nài văn bản còn phải có đĩa CD hoặc DVD nộp kèm theo.  

2. NỘI DUNG BÁO CÁO TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP

2.1.Yêu cầu nội dung cụ thể của từng phần trong Báo cáo tác phẩm tốt nghiêp như sau:

Mở đầu gồm các mục sau:

+Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp.

+ Mô tả khái quát về tác phẩm tốt nghiệp đã thực hiện (hình thức, nội dung, nơi đăng tải, phát sóng; vai trò của bản thân hoặc mức độ tham gia trong tác phẩm tốt nghiệp đó)

+Trình bày rõ về mục đích và những nhiệm vụ đặt ra khi thực hiện tác phẩm tốt nghiệp

+Phương pháp thực hiện

+Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tác phẩm tốt nghiệp

Nội dung của tác phẩm tốt nghiệp: Trong phần này chứa toàn bộ nội dung của tác phẩm tốt nghiệp mà sinh viên đã thực hiện (văn bản, kịch bản, nội dung các tin, bài, chuyên mục, ảnh...).

Báo cáo quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp: 

Phần này phải có dung lượng ít nhất là 15 trang trở lên, trong đó gồm những mục nhỏ sau đây:

+ Quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp

+ Những bài học kinh nghiệm bản thân đã rút ra

+ Những đề xuất, kiến nghị (đối với Học viện, với Khoa, với Đài...)

Kết luận:

Phần này có dung lượng khoảng từ 3 - 4 trang, trong đó tóm tắt lại những nội dung chính của toàn bộ Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp và có thể nêu thêm  những đề xuất, kiến nghị cho công việc nghiên cứu, thực hành tiếp theo.

Lưu ý:

Sau những nội dung chính như trên, còn có thể có một phần Phụ lục.  Trong đó có thể có những tư liệu nhằm minh họa, bổ sung cho nội dung của Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp như: ảnh, sơ đồ, bảng biểu; mẫu phiếu điều tra; mẫu biên bản phỏng vấn sâu; bản tổng hợp kết quả điều tra; các bài viết, tác phẩm, văn bản, chỉ thị, nghị quyết, điều luật v.v. 

Lưu ý: Phần Phụ lục này (nếu có) được đóng kèm trong Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp, ngay sau nội dung chính. Nếu Phụ lục quá dày, có thể đóng thành tập riêng. 

3. TÀI LIỆU THAM KHẢO

3.1.Cách sắp xếp, trình bày tài liệu tham khảo

Nếu có phần này, các tài liệu tham khảo được đặt ở cuối Báo cáo tác phẩm tốt nghiêp, sau Kết luận và trước phần Phụ lục (nếu có) và phải trình bày như sau:

Thứ tự các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt được sắp xếp theo tên tác giả theo vần a,b,c. Trong đó, nếu tác giả là người nước nài thì vẫn sắp xếp theo thứ tự a,b,c nhưng lấy theo họ (ví dụ: Leonard Rayteel thì lấy theo vần của chữ cái R). Nếu sách có nhiều người là đồng tác giả thì lấy theo tên (hoặc họ) của người đầu tiên.

Cách sắp xếp tài liệu như sau: Số thứ tự (1,2,...).Tên tác giả - năm xuất bản tài liệu (trong nặc đơn), tên sách (in nghiêng), tên cơ quan xuất bản, nơi xuất bản. 

Ví dụ:

71. Nhiều tác giả (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Hội nhà 
báo Việt Nam, Hà Nội.

72.E.P. Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận của báo chí tập 1, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

73.Leonard Rayteel - Ron Taylor (1993), Bước vào nghề báo, Nxb TP Hồ Chí Minh.

74.Tạ Ngọc Tấn chủ biên (1993), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Giáo Dục, Hà 
Nội. 

(Nếu có tài liệu bằng tiếng Anh hoặc tiếng nước nài khác thì xếp riêng).

Nếu tài liệu là bài nghiên cứu in trong một cuốn sách hoặc tạp chí thì cách ghi như sau: Tên tác giả - năm xuất bản tài liệu (để trong nặc đơn), tên bài báo (chữ thường, trong nặc kép), tên và số của tạp chí (in nghiêng), tên cơ quan xuất bản ấn phẩm đó, nơi xuất bản , số trang của bài báo trong tạp chí.
 
Ví dụ:
 
Bài in trong một cuốn sách:

56. Đức Dũng (1997), “Phóng sự - một thể loại đứng giữa văn học và báo chí”, Báo chí - Những vấn đề lý luận thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, trang 260 - 270.

57. Nguyễn Văn Dững (2000), “Khái niệm báo chí nhìn từ quan điểm hệ thống”, Báo chí - Những điểm nhìn từ thực tiễn tập 1, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, trang 19 – 25.

Bài in trong một tạp chí

31.GS, TS Vũ Văn Hiền, “63 năm Đài Tiếng nói Việt Nam và sự ra đời của hệ phát thanh có hình”, Nội san Nghiệp vụ phát thanh số 19, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hà Nội, trang 1 – 3.

32.Trần Thị Trâm (1994), “Vai trò của báo chí trong sự phát triển văn học dân tộc đầu thế kỷ XX”, 

Tạp chí Văn học số 6, Hà Nội, trang  6 – 10.

Sau các tài liệu tiếng Việt là tài liệu tiếng Anh và tiếng khác (nếu có).

3.2. Trích dẫn tài liệu tham khảo

Nội dung của phần trích dẫn bình thường được đặt trong nặc kép. Sau trích dẫn là một nặc vuông, trong đó ghi số tài liệu (dấu phẩy) và số trang. 

Ví dụ: Theo PGS, TS. Tạ Ngọc Tấn, “về tổng thể, trình độ tri thức và kinh nghiệm là yếu tố nền móng tạo nên tầm văn hóa của nhà báo” [77, tr. 149]. 

Tuy nhiên, nếu trích dẫn này được lấy từ một bài báo đăng ở tạp chí hoặc trong một kỷ yếu thì chỉ cần mở nặc vuông mà không cần ghi số trang (vì trong phần tài liệu tham khảo đã ghi rõ số trang của bài báo đó). Ví dụ: [77].

Nếu phần trích dẫn nhiều hơn hai câu hoặc nhiều hơn bốn dòng thì không để trong nặc kép mà xuống dòng và đặt phần này lui vào 2cm so với lề bên trái. 

Ví dụ:

Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, trong cuốn sách Các thể ký báo chí (do Nhà xuất bản Thông tin in và phát hành năm 1992), nhà nghiên cứu lý luận báo chí Đức Dũng đã trình bày quan niệm về một thể loại mà khi đó đã được ông đặt tên là “Ký chân dung”. Theo đó, 
đối tượng chủ yếu mà tác phẩm ký chân dung nhằm đề cập tới là những người có thật được coi là tiêu biểu, điển hình cho một vấn đề hoặc một mặt nào đó. Nhưng con người ở đây phải gắn liền với những sự việc, hành động cụ thể, có thật. Con người bộc lộ những phẩm chất, bộc lộ suy nghĩ của mình thông qua những hành động rất cụ thể. Do khuôn khổ (hoặc thời lượng, có hạn của một tờ báo, hoặc chương trình phát thanh, truyền hình), con người hiện lên trong tác phẩm ký chân dung thường chỉ được nhấn mạnh ở một vài điểm nổi bật [147, tr.7].

4. NỘP TÁC PHẨM

Sinh viên triển khai làm TPTN  đồng thời với thời gian thực tập tốt nghiệp. 

Sinh viên phải nộp 03 bản Báo cáo TPTN hoàn thiện (bìa mềm) và 3 đĩa CD (hoặc DVD) chứa toàn bộ nội dung (và kể cả phần Phụ lục, nếu có) của TPTN về Văn phòng khoa Phát thanh – Truyền hình trước 16 giờ ngày 30/5/2014.

Khoa tổ chức chấm TPTN cho sinh viên từ ngày 02/6/2014 đến  06/6/2014 tại Văn phòng khoa (không tổ chức bảo vệ khóa luận).  Kết quả chấm TPTN nộp tại Ban Quản lý đào tạo vào chiều thứ Sáu 07/6/2014.

Sinh viên tiến hành chỉnh sửa TPTN theo ý kiến kết luận của Hội đồng đánh giá TPTN (nếu có), đóng 02 quyển bìa cứng có chữ ký xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá TPTN, nộp 01 bản về 

Trung tâm Thông tin - Tư liệu - Thư viện, 01 bản lưu tại khoa chủ quản.

Có thể tham khảo mẫu bìa theo quy định của Ban Đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở cuối bản Quy định này.

Trên đây là quy định của BCN Khoa Phát thanh - Truyền hình về Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên các lớp K.30. Đề nghị các giáo viên hướng dẫn và các em sinh viên làm Tác phẩm tốt nghiệp xem kỹ và thực hiện đúng theo quy định này.

              Hà Nội, tháng 02/2014
             
 T/M  Ban chủ nhiệm Khoa

TS. NGUYỄN THỊ TRƯỜNG GIANG













Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN