Ra mắt “Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941 – 1945: Đợi anh về”

(Sóng trẻ) - Cuốn sách “Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941 – 1945: Đợi anh về” gồm 180 bài thơ của 24 nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Chiến tranh Vệ quốc Liên Xô được giới thiệu tới các độc giả nhân kỷ dịp niệm 100 năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga.


656cd9634_i_8800.jpg

 Cuốn sách “Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941 – 1945: Đợi anh về”

Ngày 3/11, tại Hội trường tầng 10 Tòa nhà Cục Tần số Vô tuyến điện, Hà Nội, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Hữu nghị Việt – Nga và Hội Hữu nghị Nga – Việt đã tổ chức lễ ra mắt “Tuyển thơ chiến tranh Vệ quốc 1941 -1945: Đợi anh về” . Sự kiện là điểm nhấn đặc biệt trong những ngày nhân dân Việt Nam long trọng tổ chức kỷ niệm Chiến thắng Cách mạng Tháng Mười Nga tròn một thế kỷ (7/11/1917 -7/11/2017).

656cd9634_i_8807.jpg
 Ông Ngô Tấn Đạt, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phát biểu tại sự kiện

Ông Ngô Tấn Đạt, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông cho biết: Hai dịch giả Nguyễn Huy Hoàng và Nguyễn Văn Minh đã dày công chọn lọc và dịch 162 bài thơ của 24 tác giả tiêu biểu nhất trong nền thơ ca Chiến tranh Vệ quốc như Ximonov, Olga Berglts, Tvardovxki, Anna Akhmatova, Evtusenko…

Những bài thơ trong tập thơ chọn lọc này đã thể hiện một cách chân thực về cuộc chiến tranh đẫm máu; và qua đó tính cách Nga được bộc lộ một cách rõ ràng và sâu sắc nhất. Đó là sự tàn khốc, bi thương, nhưng hào hùng và lạc quan tin tưởng, như nhà mỹ học Borev đã nói: “đó là những tiếng khóc đau thương về sự hy sinh và mất mát, nhưng đồng thời cũng là tiếng ca vinh quang về sự bất tử”.

Những độc giả yêu thơ ca Nga sẽ nhận ra nhiều bài thơ trong tập thơ này đã được phổ nhạc thành các bài hát yêu thích không chỉ ở Nga và còn ở Việt Nam.

Tuyển thơ “Đợi anh về sẽ góp phần như một chiếc cầu nối giữa Văn học Nga và văn học Việt Nam, góp phần củng cố tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.
656cd9634_i_8812.jpg
 GS. TS Nguyễn Huy Hoàng – một trong hai dịch giả cuốn sách

GS.TS Nguyễn Huy Hoàng cũng đã có những chia sẻ về quá trình chọn lọc và dịch tập thơ “Đợi anh về”: “Chúng tôi chọn những tác phẩm chiến tranh Vệ quốc vì thấy được những giá trị trường tồn và giá trị tương đồng với cuộc chiến tranh vĩ đại của nhân nhân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam cũng có nền văn học chiến tranh, một nền văn học vô cùng quý giá, những tác phẩm đó đều là những tác phẩm bất tử.

Một trong những tác phẩm thơ Chiến tranh Vệ quốc nổi tiếng “Đợi anh về” của nhà thơ Kon xtantin Ximonov. Chỉ 6 năm sau, bài thơ đã được nhà thơ Tố Hữu dịch sang tiếng Việt qua bản tiếng Pháp và có ảnh hưởng rất lớn. Nhà thơ Nga sau khi xem bản dịch đã vô cùng khen ngợi: “Tôi chết đuối trong tác phẩm của anh”… Do đó việc chúng tôi chọn dịch gặp rất nhiều khó khăn. 
Có trùng trùng điệp điệp các tác phẩm Liên Xô viết về chiến tranh, chúng tôi nên chọn tác phẩm nào? Thứ hai, những tác phẩm nào là cần thiết đối với Việt Nam? Chúng tôi đã chọn những tác phẩm tiêu biểu của những tác giả tiêu biểu.

Một mặt chúng tôi rất cố gắng, một mặt chúng tôi có những thuận lợi là chúng tôi sống ở Nga, có điều gì không hiểu, chúng tôi có những người bạn Nga bên cạnh, những sinh viên của chúng tôi ở Nga và đặc biệt là Hội Nhà văn Nga đã giúp chúng tôi hoàn thành tác phẩm này.”

656cd9634_i_8858.jpg
 Nhà văn Bằng Việt và dịch giả Lê Văn Nhân với phần giao lưu đọc bài thơ “Đợi anh về” bằng tiếng Việt và tiếng Nga

Nhà văn Bằng Việt cũng đánh giá cao giá trị của “Tuyển thơ Chiến tranh vệ quốc 1941-1945: Đợi anh về”: "Đây là một công trình tuyển chọn công phu và có trách nhiệm. Chúng tôi cũng là một dịch giả của văn học Nga. Chúng tôi đã dịch rất nhiều nhưng chưa bao giờ chúng tôi tập hợp được một Tuyển tập dày dặn và đầy đủ viết về thời kỳ Chiến tranh vệ quốc 1941-1945. Có thể coi đây là công trình đầu tiên được dịch và tổng hợp một cách hệ thống về thơ ca thời kỳ này".

Tuyển tập thơ sẽ mang lại cho nhân dân Việt Nam một sự hiểu biết và đồng cảm với cuộc chiến tranh giữ nước của nhân dân Liên Xô và nền văn học Xô Viết.


Nguyễn Tuyến – Lan Anh




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN