Sáng tỏ “Ngàn năm áo mũ” qua buổi tọa đàm về lịch sử trang phục Việt Nam

(Sóng Trẻ) - “Ngàn năm áo mũ” là cuốn sách công phu của tác giả Trần Quang Đức, từ khi phát hành đã để lại tiếng vang trong giới nghiên cứu lịch sử cũng như trong lòng độc giả bởi nó đi sâu tìm hiểu nét văn hóa Việt Nam cổ xưa ít được đề cập tới, đó chính là trang phục. 

Sau triển lãm công phu mang tên “Ngàn năm áo mũ” diễn ra tại không gian mang đậm phong cách nghệ thuật Manzi Artspace, tối ngày 10/9, buổi tọa đàm “Lịch sử trang phục Việt Nam qua Ngàn năm áo mũ” đã diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace. Buổi tọa đàm có sự góp mặt của tác giả cuốn sách “Ngàn năm áo mũ” Trần Quang Đức, nhà nghiên cứu và phục chế trang phục cung đình Trịnh Bách và dịch giả - MC Lê Quang.

d50b6e5c3_anh_so_2.jpg
Từ trái sang: Nhà nghiên cứu Trịnh Bách, MC - dịch giả Lê Quang, tác giả trẻ Trần Quang Đức.

Trần Quang Đức là một trong số ít các tác giả trẻ chịu khó đào sâu nghiên cứu về đề tài văn hóa cổ xưa. Anh sinh năm 1985 và hiện là nghiên cứu viên thuộc Viện Nghiên cứu Văn học Việt Nam. Anh bắt đầu quá trình thực hiện công trình nghiên cứu của mình từ khi 25 tuổi. Đó là khoảng thời gian anh gặp rất nhiều khó khăn về kinh nghiệm, tài chính và phải khẳng định bản thân mình để tìm sự giúp đỡ. 

Nguyên nhân Trần Quang Đức đến với đề tài này là do niềm yêu thích văn hóa cổ. Ngay từ nhỏ, anh đã học chữ Hán và đọc nhiều sách kinh sử. Năm 2010, khi thấy nhiều cuộc tranh cãi về áo mũ thời xưa, về những ảnh hưởng cả văn hóa Trung Quốc tới văn hóa Việt Nam, anh đã quyết định đến với công trình nghiên cứu này. Anh đã mất hơn 3 năm đi tới nhiều nơi trong nước và nước nài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… với hơn 200 cuốn tư liệu Hán-Nôm. 

Anh chia sẻ: “Ngàn năm áo mũ” chính là lời lí giải nguyên do và phân tích mức độ mô phỏng trang phục Trung Hoa trong quy chế trang phục của các triều đại phong kiến Việt Nam. Coi văn hiến Trung Quốc là nguồn tham khảo chính để có được sự uy nghiêm chuẩn mực nhưng Việt Nam đã sáng tạo cách tân độc đáo với những bộ trang phục cung đình và dân gian. Cuốc sách đi dọc chiều dài lịch sử Việt Nam hơn 1000 năm (1009-1945) từ thời nhà Lý, qua thời Trần, thời Lê Sơ, Lê Trung Hưng, Tây Sơn và kết thúc ở thời Nguyễn, mỗi giai đoạn là sự học hỏi và cách tân độc đáo để khẳng định văn hóa và tự tôn dân tộc. Mỗi triều đại có một vẻ khác nhau trong trang phục tạo nên dấu ấn của vương triều nhưng luôn có một quy định hết sức ngặt nghèo. Anh chia sẻ thêm, càng với những triều đại ở xa, hình ảnh tư liệu càng ít nhưng triều đại nào anh cũng đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành công trình nghiên cứu này.

d50b6e5c3_anh_so_3.jpg
Cuốn sách gây tiếng vang “Ngàn năm áo mũ”. (Nguồn: Internet)

Nhà nghiên cứu Trịnh Bách là người có nhiều năm nghiên cứu và tự tìm tòi phục chế trang phục cung đình xưa. Ông đã phải rất vất vả tìm kiếm ở nhiều nơi những vật liệu như vải thêu, hạt cườm tấm… để phục chế lại được những bộ trang phục cầu kì uy nghi như vậy. Ông giải thích thêm: bởi sau mỗi một triều đại thoái vị, hầu như tranh ảnh tư liệu đều không còn. Sau này thực dân Phương Tây vào xâm lược đã xỏa bỏ rất nhiều hình ảnh tư liệu tại đền, chùa, cung đình Huế … và nhiều tư liệu bị thất lạc tại nhiều quốc gia, khiến công tác tìm kiếm, thu thập để phục chế của ông và quá trình phục dựng tranh trong “Ngàn năm áo mũ” của Trần Quang Đức gặp rất nhiều khó khăn. 

Nài ra, ông còn chia sẻ rất nhiều câu chuyện thú vị về trang phục Việt Nam xưa, về trang phục trong các bộ phim cổ trang hiện nay dựng lại và về sự khác nhau trong từng chi tiết như đám mây, hình rồng… giữa văn hóa trang phục Trung Hoa và Việt Nam. 

Buổi tọa đàm nhận được sự quan tâm rất lớn của nhiều khán giả với những câu hỏi thú vị về trang phục Việt Nam xưa dành cho hai vị diễn giả. Với những tìm tòi rất sâu sắc của mình, 2 diễn giả đã làm thỏa mãn trí tò mò về một nét văn hóa cổ xưa còn được ít tài liệu đề cập tới.

“Ngàn năm áo mũ” là một công trình nghiên cứu có giá trị lâu bền, được nghiên cứu sâu và biên soạn kỹ. Một khán giả lớn tuổi trong buổi tọa đàm đã rất khen ngợi và cảm ơn tác giả trẻ về những đóng góp của anh cho nền văn hóa nước nhà những năm hiện đại. Cuốn sách này không chỉ làm sáng rõ những vấn đề tranh cãi lâu nay về trang phục Việt Nam, mà còn mở ra những góc nhìn mới về lịch sử, văn hóa Việt Nam qua từng giai đoạn.

Trần Thu Trang
Truyền hình K31 A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN