Sáu yếu tố cơ bản tạo nên sức hấp dẫn của trò chơi truyền hình

(Sóng trẻ)- Không chỉ trên các kênh truyền hình nổi tiếng thế giới mà ngay ở Việt Nam, trò chơi truyền hình (TCTH) - một loại hình giải trí đang ngày càng nở rộ với sự đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, kịch tính về diễn biến và hấp dẫn về giải thưởng. Trước nhu cầu của công chúng Việt Nam đang ngày một tăng đối với loại hình giải trí này, các nhà sản xuất đã sản xuất thêm nhiều số lượng chương trình TCTH với sự đầu tư kỹ lưỡng hơn về kịch bản, sân khấu, giải thưởng. Do đâu mà TCTH vẫn có sức hấp dẫn đến vậy?

1. Trò chơi truyền hình bổ sung kiến thức tổng hợp cho khán giả

Nguyên nhân sức hấp dẫn của những chương trình có câu hỏi (trò chơi trí tuệ hay trò chơi trí tuệ kết hợp vận động) chính là câu hỏi. Tìm hiểu thế giới xung quanh từ thuở lọt lòng luôn là đặc tính cố hữu của con người. Không ai là chưa từng hỏi: cái này là gì, tại sao lại như thế này, nó có nguồn gốc từ đâu… chỉ để thỏa mãn tính ham hiểu biết, hay nói đúng hơn là tính tò mò với mọi thứ. Con người tự đặt ra câu hỏi và cũng chính là người đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó. Yếu tố này đã giúp cho nhiều TCTH thành công. Như đã nói ở trên, TCTH là một ngân hàng các kiến thức về thế giới tự nhiên. Mặt khác, con người luôn muốn được thử thách, được tự tìm hiểu nên những trò chơi theo dạng câu hỏi luôn hấp dẫn người xem. Một số trò chơi như Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng, Khắc nhập, khắc xuất, Đấu trường 100… đều thu hút các tầng lớp khán giả xem truyền hình các lứa tuổi khác nhau

2. Tính trực tiếp

Trò chơi truyền hình hấp dẫn bởi sự chứng kiến của bản thân khán giả chứ không phải qua một cách nhìn của ai khác (nhà báo, người dẫn chương trình, người sản xuất…). Một trò chơi truyền hình cho người xem thấy các diễn biến diễn ra là có thật và cảm thấy như chính mình cũng tham gia trực tiếp vào diễn biến đó. Người xem được thấy rõ con người thật, tình huống thật của người chơi, thấy sự kết hợp khéo léo giữa thực tế đang diễn ra với cách giải quyết các tình huống, cách ứng xử của người chơi với người dẫn chương trình.

Tính trực tiếp còn thể hiện ở chỗ người xem cũng được trải qua cảm giác hồi hộp, lo lắng, suy nghĩ như người chơi. Người xem được tận mắt chứng kiến những phát sinh tự nhiên không có trong kịch bản, những phản ứng của người chơi, người dẫn chương trình với những tình huống phát sinh đó. Điều này kích thích sự háo hức, chờ đón và cùng tham gia chơi của người xem.

3. Tính bất ngờ, kịch tính, ganh đua của trò chơi truyền hình

Trong thời gian diễn ra những chương trình TCTH, nhiều khán giả xem để nhận được một lượng kiến thức nào đó, song cũng có người xem không chỉ vì kiến thức. Họ thích bản thân trận thi đấu mà kết quả của nó không được biết trước, họ thích sự hồi hộp và thú vị mà chương trình đem lại.

Tính bất ngờ ở đây có thể hiểu là với mỗi một câu hỏi hay phần thi vận động, người xem hay chính bản thân người chơi đều tin tưởng là mình trả lời đúng và có thể hoàn thành tốt phần vận động một cách dễ dàng nhưng thực tế thì ngược lại. Hoặc có thể là khi một câu hỏi được đưa ra, người xem truyền hình cứ nghĩ người chơi sẽ trả lời đúng y như thế nhưng thực tế thì ngược lại. Và điều đó tạo nên sự thu hút đối với người xem.

Mark odson - nhà sản xuất chương trình TCTH hàng đầu của nước Mỹ - cho rằng: “Trò chơi truyền hình cho khán giả cơ hội nhìn thấy những con người thật đang nếm trải qua những tình huống có thật. Không chỉ kết quả cuối cùng của trò chơi hấp dẫn khán giả mà tự thân quá trình diễn biến đầy những bất ngờ đã là yếu tố lôi kéo khán giả đến với màn hình”.

Cuộc thi nào cũng đều có sự ganh đua giữa những người chơi. Để tạo ra sự ganh đua trong trò chơi, những người tổ chức và thực hiện chương trình ấn định về mặt thời gian đối với từng phần chơi. Điều đó thông qua sự tính toán bấm giờ của người dẫn chương trình. Khi tranh tài, tất cả người chơi đều tham gia trong cùng một thời gian. Bên cạnh đó, người chơi được tuyển chọn khá kỹ càng để đồng đều về trình độ để cuộc chơi không bị khập khiễng.

Sau những vòng chơi, kịch tính lại được tạo ra giữa những người chơi (đội chơi) với nhau. Họ bám đuổi nhau không ngừng trong từng phần chơi, lúc người này (đội này) vươn lên dẫn trước, lúc lại tụt xuống nhường đối thủ tiến lên. Kịch tính cũng thể hiện ở sự tập trung cao độ của người chơi.

4. Sự tham gia của khán giả truyền hình


Đây là yếu tố quan trọng bảo đảm sự tồn tại của TCTH, vì mục tiêu duy nhất của những người làm truyền hình là giữ khán giả ở lại với chương trình của mình.

Điều này cho thấy, chính số lượng khán giả ngồi xem bất kỳ một chương trình trò chơi nào là yếu tố quyết định chương trình đó có hay không, có cuốn hút không, có đáng xem không. Và điều đó kéo theo sự tiếp tục cộng tác của các nhà tài trợ, của các công ty, doanh nghiệp ký kết quảng cáo.

Sự khác nhau giữa trò chơi và TCTH là ở chỗ nếu trong trò chơi thuần túy, mọi yếu tố đều được tạo ra để thu hút người chơi thì với TCTH, đối tượng được quan tâm hàng đầu là khán giả xem truyền hình. Sự tham gia của khán giả thể hiện ở việc họ được cùng chơi, cùng cổ vũ cho một đội chơi hay tham gia trả lời các câu hỏi, đoán định các tình huống.

5. Người dẫn chương trình (MC) phù hợp

Một yếu tố nữa tạo nên sức hấp dẫn cho một chương trình TCTH là những người dẫn chương trình. Họ là linh hồn của chương trình. Chương trình thành hay bại phụ thuộc vào khả năng điều khiển của MC. Do vậy, việc chọn một người dẫn chương trình phù hợp là điều quan trọng và cần thiết.

Mỗi MC có phong cách riêng của mình. Nại hình, kiến thức và tố chất là những điều mà khi xây dựng chương trình, những người sản xuất cần chú ý. Với từng dạng trò chơi, một MC phù hợp sẽ tạo hiệu quả cao. Những MC có kiến thức rộng, sâu, nghiêm trang nhưng không quá cứng nhắc, khô khan rất phù hợp với trò chơi trí tuệ. MC trẻ trung, năng động sẽ phù hợp với những trò chơi dành cho sinh viên. MC có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống sẽ phù hợp với những trò chơi dành cho người cao tuổi, trí thức. Còn với trò chơi vận động, MC có cách nói rộn rang, tay chân linh hoạt, biết khuấy động không khí trường quay là người phù hợp nhất.

Ở Đài THVN,Chương trình Hành khách cuối cùng đã “chấm” Danh Tùng làm người dẫn chương trình đầu tiên vì giọng hát. Trong trò chơi này, sau phần mở màn và sau mỗi phần chơi, MC đều phải hát câu: “Nào mình cùng lên xe buýt, nào mình cùng đi chơi nhé” để tăng sự phấn khích cho người chơi và cho khán giả. Danh Tùng đã làm được điều này. Chất giọng của anh thực sự khơi gợi sự hào hứng của khán giả. Tuy nhiên, Danh Tùng cũng phải có những tố chất cần thiết của một MC thì mới dẫn dắt được một chương trình sôi động, trẻ trung, vừa trí tuệ, vừa vận động như thế.

6. Kết hợp đa dạng các trò chơi trong chương trình

Những TCTH thuở ban đầu trên thế giới thuần túy là trò chơi trí tuệ. Sau này, có thêm nhiều dạng TCTH khác như trò chơi vận động, trò chơi may rủi, trò chơi trình diễn, trò chơi trực tuyến… làm phong phú thêm cho loại hình giải trí hấp dẫn này. Nhưng có hai dạng TCTH chủ yếu hiện nay đó là trò chơi trí tuệ và trò chơi vận động. Mỗi dạng đều có thế mạnh riêng. Nếu ở trò chơi trí tuệ, khán giả tham gia vào việc trả lời câu hỏi để tìm đáp án cho các tình huống cùng với người chơi thì ở trò chơi vận động, sự tham gia của họ là rất ít. Nhưng đổi lại, họ được thư giãn nhiều hơn bởi những hành động vui nhộn, dí dỏm, hài hước… do người chơi mang lại. Họ không còn phải căng thẳng, chăm chú tìm câu trả lời nữa. Lúc đó, họ thư giãn thật sự, cười vui sảng khoái.

Nhưng sẽ hấp dẫn hơn, giá trị hơn nếu kết hợp được nhiều dạng trò chơi trong một chương trình. Một mặt, bổ sung cho khán giả nhiều kiến thức trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, một mặt, đem lại cho khán giả những phút giây thoải mái. Và càng hiệu quả hơn nữa nếu đưa trò chơi trí tuệ vào trò chơi vận động bằng cách lồng ghép thông tin, những sự vận động linh hoạt vào trong trò chơi trí tuệ…Đó cũng là một cách để chương trình trò chơi mang một diện mạo thú vị mới, tránh sự nhàm chán cho khán giả truyền hình.

Tuy nhiên, tùy theo từng đối tượng mà sử dụng trò chơi phù hợp. Với trẻ em, những trò chơi vận động linh hoạt vẫn hấp dẫn hơn bởi tính năng động, nhí nhảnh, không kiên nhẫn của chúng. Trò chơi nhiều câu hỏi kiến thức quá sẽ khiến chúng nặng nề đầu óc, căng thẳng, gây tâm trạng chán nản, mệt mỏi, không hứng thú.

Nài những yếu tố được nêu ở trên, có rất nhiều cách làm cho một chương trình TCTH trở nên hấp dẫn. Thế mạnh của truyền hình chính là hình ảnh và âm thanh. Nếu phát huy được thế mạnh đó, kết hợp với những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn kể trên, các chương trình TCTH sẽ thật sự bổ ích về nhiều mặt.

Song Anh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN