Nhà báo Võ Mạnh Hùng: "Nếu muốn muốn theo đuổi mảng điều tra hãy luôn giữ “ngòi bút” trong sáng và “cái đầu lạnh”

(Sóng trẻ) - Nhà báo Võ Mạnh Hùng - Báo điện tử VietnamPlus (TTXVN) là một gương mặt quen thuộc trong làng báo chí điều tra với nhiều tác phẩm có tác động tích cực sau khi  đăng tải. Anh cũng là chủ nhân của giải thưởng Báo chí Quốc gia nhiều năm liên tiếp.

Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, nhà báo Võ Mạnh Hùng đã có những chia sẻ thú vị về hành trình làm báo điều tra sau gần  8 năm gắn bó với nghề.

Phóng viên: Anh có thể cho biết cơ duyên nào đã đưa anh đến với nghề báo? Tại sao anh lại chọn điều tra mảng môi trường?

Tôi đến với nghề báo hoàn toàn ngẫu hứng. Trước đây, nghề báo được diễn tả qua một số bộ phim truyền hình, là cái nghề nguy hiểm, dễ bị trả thù khi phóng viên đi điều tra, viết bài phản ánh về cái xấu trong xã hội. Và bố mẹ tôi cũng đã từng cấm tôi không được thi vào trường báo…

Thế nhưng, chỉ 1 năm sau khi vào giảng đường, với hàng loạt tờ báo in sếp kín mọi góc phòng trọ để đọc tham khảo, tôi bắt đầu đi viết bài và đã kiếm được ít tiền nhuận bút để trang trải cuộc sống. Trong số đó, có những bài viết phản ánh về các vấn đề nóng, được dư luận quan tâm, góp phần tác động tích cực cho xã hội. Và thế, tình yêu với nghề báo trong tôi cứ lớn dần sau đó.

Ngay sau khi ra trường, đầu năm 2012, đến đến học việc tại Tòa soạn Báo điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam). Và cũng chính nơi đây, đã giúp tôi “lớn lên” và nỗ lực hơn trong công việc để vinh dự nhận được các giải thưởng báo chí, trong đó có cả “bộ sưu tập” với đủ cúp, giải thưởng giải báo chí quốc gia.

Cũng phải nói là, phần lớn các tác phẩm tôi viết, và được giải báo chí trong suốt gần chục năm qua, đều liên quan đến “kho đề tài” về môi trường, đất đai, khoáng sản, an ninh năng lượng-đó cũng là những vấn đề nóng bỏng trong xã hội.

ca60a8694_hung_vo_1_1.jpg

Nhà báo Võ Mạnh Hùng và đồng nghiệp tác nghiệp tại Tây Giang, Quảng Nam. Ảnh: NVCC

Tất nhiên, phía sau mỗi con chữ trên mặt báo là bao vất vả, gian nan và cả những thách thức, cám dỗ, hiểm nguy, nhất là khi tìm hiểu những vụ việc nhạy cảm phải dẫn thân vào “điểm nóng”.Và, nếu không đam mê, dũng cảm dẫn thân, không quyết tâm đeo bám vấn đề, không biết nhập vai, không giữ được “ngòi bút” trong sáng và “cái đầu lạnh” khi tác nghiệp, thì những tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc có thể sẽ xảy ra. Những điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm được.

Phóng viên: Theo anh 3 phẩm chất cần thiết nhất của một phóng viên điều tra là gì? Tại sao?

Như tôi đã chia sẻ ở trên, để có được những con chữ trên mặt báo khi viết về các vấn đề nóng cần phải đi điều tra, thâm nhập thực tế, đòi hỏi mỗi phóng viên/nhà báo cần phải chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết. 3 kỹ năng, phẩm chất mà bạn muốn hỏi về phóng viên điều tra, theo tôi, đó là: Tỉnh táo khi dẫn thân vào các điểm nóng điều tra bằng “trái tim nóng” và “cái đầu lạnh.”

Trong từng vụ việc, tùy mức độ “nóng” của vấn đề cần điều tra phản ánh, có khi nhà báo phải lộ diện “xưng danh” để làm việc, nhưng cũng có khi cần phải “ẩn mình”, cũng như phải biết nhập vai và tạo dựng trước các mối quan hệ để vững tin xâm nhập vào “điểm nóng” với tầm nhìn dài hơi là…theo dõi tận cùng vụ việc.

Chỉ khi bản thân nhà báo nhận thức được bản chất vấn đề với cái nhìn biện chứng, bảo vệ được nguồn tin trên cơ sở tôn trọng sự thật, phản ánh thông tin khách quan, toàn diện thì mới có thể giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Đồng thời bản thân nhà báo cũng sẽ tự bảo vệ được mình, tránh khỏi những tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc.

Phóng viên: Trong quá trình tác nghiệp, anh đã suy nghĩ và hành động như thế nào trước những lời ngỏ ý mua sự im lặng?

Câu hỏi này rất hay. Tôi còn nhớ, năm 2017, trong quá trình làm điều tra, phản ánh về tình trạng “Vỡ trận quy hoạch thủy điện nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc”, nài việc bị đe dọa, tôi còn bị doanh nghiệp ở tỉnh Hòa Bình gọi điện ngỏ ý “mua sự im lặng.” Lúc đó, tôi tự nhủ “là nhà báo đi viết bài chống tiêu cực, nếu chỉ vì cám dỗ mà đánh đổi bằng sự im lặng thì người dân, chân lý sẽ biết tin vào đâu?” Vì thế, tôi đã tìm cách từ chối mọi đề nghị, và tiếp cận thông tin bằng “cái đầu lạnh.” Tất nhiên tất cả quá trình đó đều được ghi âm lại để đảm bảo an toàn. 

Khi tôi không đồng ý sự thỏa thuận, đối tượng này đã hăm dọa, lấy mối quan hệ với “ông lớn” và dọa sẽ kiện với những nội dung vu khống, làm ảnh hưởng đến uy tín của tôi.Trước “chiêu bài bẩn” của vị doanh nghiệp xây dựng thủy điện không phép, khiến người dân bất bình, tôi đã báo cáo lại toàn bộ sự việc cho ban lãnh đạo cơ quan. Sau đó, những gì tôi điều tra, ghi nhận được trong suốt gần 4 tháng trời vẫn được phản ánh, đăng tải lên báo và được cơ quan bảo vệ. Sau khi loạt bài được đăng tải, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương đã tổ chức một số cuộc hội thảo, tọa đàm để tìm hướng đi cho thủy điện nhỏ. Về phía địa phương, cơ quan chức năng Hòa Bình cũng đã nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý các dự án thủy điện vi phạm, đảm bảo quyền lợi cho người dân bị ảnh hưởng do thủy điện gây ra…

ca60a8694_hung_vo_2.jpg

Nhà báo Võ Mạnh Hùng tại chợ Thạch Hóa, Long An. Ảnh: NVCC.

Phóng viên:  Kĩ năng cần có của một phóng viên điều tra, và cách sử dụng thiết bị như thế nào để thu thập thông tin một cách hiệu quả lại giữ được lòng tin của nhân vật ngay lúc đó?

Theo tôi, để có được những loạt bài điều tra giàu hàm lượng thông tin, cũng như tự bảo vệ được bản thân, đảm bảo an toàn, trước khi quyết định điều tra, nhà báo cần phải xác định một số yêu cầu như: Phải tìm hiểu kỹ thông tin; đam mê, dũng cảm dẫn thân, quyết tâm đeo bám vấn đề; biết nhập vai; chuẩn bị thiết bị ghi âm, ghi hình cần thiết; tạo dựng mối quan hệ với cơ quan chức năng gần nhất, đề phòng khi xảy ra sự cố, rủi ro có thể nhờ can thiệp kịp thời; và một điều quan trọng nữa là cần “điểm tựa” từ hậu phương tòa soạn…

Về việc sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình khi thực hiện điều tra, điều đầu tiên cần lưu ý để đảm bảo an toàn là cần phải tạo ra được sự vui vẻ, phải cho đối phương thấy được sự cầu thị, tạo được lòng tin, không để họ nghi ngờ. Tất nhiên khi sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình không nên để lộ việc mình đang sử dụng thiết bị một cách công khai, mà cần để vào những chỗ người đối diện không nhìn thấy. 

ca60a8694_hung_vo_3.jpg

Nhà báo Võ Mạnh Hùng được vinh danh tại Lễ trao giải Báo chí Toàn quốc. Ảnh: NVCC

Phóng viên: Những nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào? Anh có thể chia sẻ vậy khi nào thì một phóng viên điều tra nên dừng lại và nên tiếp tục?

Như tôi đã chia sẻ ở trên, đã làm báo đi điều tra, nhất là các vấn đề “nóng,” vụ việc nhạy cảm thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi những mối đe dọa xung quanh trong quá trình tác nghiệp. Nhất là khi quá trình xâm nhập điều tra bị lộ, bị phát hiện.

Một bài viết hay thì cần phải đầy đủ thông tin, thông tin phản ánh được thực trạng, làm rõ được vấn đề và tác động tích cực cho xã hội. Vì vậy, phóng viên điều tra nên dừng lại khi đã có đủ thông tin cần thiết, không nên đôi co khi cố tìm lời giải thích của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có các hoạt động sai phạm bằng những cuộc gặp trực tiếp ở ngay những điểm “nóng” mà nhiều người vẫn gọi là “hang cọp.” Tất nhiên, trong quá trình điều tra, nếu bị lộ, hoặc phát hiện không đảm bảo an toàn thì nên rút lui và lên kế hoạch tốt hơn cho quá trình điều tra tiếp theo…

Phóng viên: Nếu có thể tóm gọn trong một câu nói, anh muốn gửi câu gì đến những sinh viên báo chí đang muốn theo đuổi mảng điều tra?

Là sinh viên, phóng viên hay nhà báo, nếu muốn thực hiện các bài viết hay các loạt bài phóng sự điều tra, cần phải xác định sẽ phải dẫn thân, tiếp cận nguồn tin, tiếp cận hồ sơ, tiếp cận điểm nóng…. Nói điều này để thấy theo đuổi mảng điều tra có khi sẽ gặp phải những rủi ro, nguy hiểm. Nhưng, nếu chuẩn bị kỹ càng cho mình những kỹ năng tiếp cận thông tin, sử dụng thiết bị, giữ được “ngòi bút” trong sáng và “cái đầu lạnh” khi tác nghiệp, thì tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc sẽ ít khi xảy ra.

Vì thế, nếu muốn muốn theo đuổi mảng điều tra hãy luôn  giữ “ngòi bút” trong sáng và “cái đầu lạnh” khi tác nghiệp.

Phóng viên: Cảm ơn anh vì những chia sẻ thú vị này, chúc anh luôn mạnh khỏe và thành công!

Thực hiện: Bích Ngọc – Lan Như

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN