Sinh viên bằng “đẹp” nhưng vẫn thất nghiệp

(Sóng Trẻ) - Kết thúc những ngày tháng sinh viên trên giảng đường, bạn trẻ nào cũng rất hào hứng khi cầm trên tay tấm bằng đại học. Tuy nhiên, không phải ai có bằng đẹp là có việc làm như ý.

Mỗi năm, trên cả nước có khoảng vài trăm nghìn sinh viên ra trường, đi tìm việc làm, nhưng trong số vài trăm nghìn sinh viên đó, không phải ai cũng có cái bằng đẹp để đi xin việc. Nan giải hơn, nhiều sinh viên có bằng “đẹp” vẫn thất nghiệp như thường.

Nghịch lý bằng đẹp… thất nghiệp

Nguyễn Thị Duyên vừa tốt nghiệp Đại học Công nghiệp- Khoa kế toán với tấm bằng giỏi, nhưng ra trường từ năm 2011 đến nay vẫn thất nghiệp. Trường hợp của Duyên khiến nhiều bạn bè không khỏi ngạc nhiên, bởi cô nổi tiếng chăm nan, học giỏi trong lớp, vậy mà lại không xin được việc làm. Duyên chia sẻ: “đã một năm sau khi ra trường mà tôi vẫn ở nhà ăn bám bố mẹ vì không tìm được việc làm ưng ý. Vẫn biết không tìm được việc này thì làm việc khác, nhưng đồng lương không đủ tiêu thì thà ở nhà chờ việc khác xem sao. Chứ đi học hết đại học, bằng giỏi mà lương không bằng mấy người bạn đi làm công nhân bình thường ở quê, thì xấu hổ lắm”.

Phạm Chí Đồng tốt nghiệp loại khá khoa công nghệ thực phẩm của Đại học Bách khoa, và tốt nghiệp văn bằng hai chuyên ngành tiếng anh của Đại học Quốc gia, hai trường đại học rất uy tín của đất nước, vậy mà anh cũng chưa tìm được một công việc ưng ý đã gần một năm nay. “Lúc mới ra trường, tôi cũng đi làm được một thời gian ngắn ở công ty thực phẩm. Nhưng làm được hơn một tháng, thì thấy mức lương không xứng với công việc mình phải làm, nên sinh ra chán nản, bỏ đi tìm việc khác phù hợp hơn. Vậy mà không tìm được, đành xin làm nghiên cứu và trông coi chỗ thí nghiệm thực phẩm trong trường đại học. Không biết bao giờ mới tìm được một công việc đúng chuyên ngành của mình học đây.”

                   0829aaf15_up.jpg

                                Tốt nghiệp bằng đẹp vẫn thất nghiệp... (Nguồn ảnh: Internet))

Cũng giống như Đồng, Trần Văn Tùng - tốt nghiệp trường Đại học Giao thông Vận tải với tấm bằng giỏi nhưng không tìm được công việc đúng chuyên ngành, anh đã chọn con đường về quê mưu sinh bằng việc nuôi lợn. “Tôi học chuyên về khoa học cơ bản, nhưng đi xin việc ở đâu người ta cũng cho làm ở vị trí khác chuyên ngành mình học, nên tôi cứ cố gắng chờ công ty khác. Chờ mãi cũng không có hồi âm, đành quay về quê, kiếm việc làm khác. Chứ ở Hà Nội, phải chi tiêu đủ thứ tiền như thời sinh viên thì không được.”

Lý do… thất nghiệp…

Theo một thống kê gần đây của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn: Có 26,2 % cử nhân ĐH ra trường không có việc làm; 70,8 % cử nhân có việc làm nhưng phần lớn là làm trái ngành nghề; chỉ 19% làm đúng ngành nghề được đào tạo.

Thứ nhất, số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm khá nhiều. Hiện nay có hơn 500 trường cao đẳng, đại học, chưa kể đến tư thục. Trong khi đó, thực tế thị trường lao động của nước ta khá khó khăn, ngặt nghèo và tỷ lệ người thất nghiệp nhiều (khoảng 7–8 %, thậm chí là cao hơn). Nên người có bằng cấp cũng gặp khó khăn.

Thứ hai, bản thân sinh viên khi ra trường thiếu sự chủ động, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Trong trường đại học không tự rèn luyện, tu dưỡng, không phấn đấu và thiếu lý tưởng sống. Khi mới ra trường lại cứ mogn muốn một vị trí xứng tầm, mức lương mơ ước, đòi hỏi quá cao khiến nhìn công việc sắp làm không còn thiện cảm.

Thứ ba, đa số các công ty, doanh nghiệp trong và nài nước đều có xu hướng tuyển dụng những người có kỹ năng, kinh nghiệm nài sách vở, để họ không mất công đào tạo lại từ đầu. Trong khi đó, rất nhiều sinh viên trong khi học chỉ chú ý tới bài vở lý thuyết mà không đem ra áp dụng, nên việc thực hành còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh việc thiếu kinh nghiệm làm việc thì không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội lập nghiệp do thiếu kỹ năng mềm. Nhiều người không nhận thức đúng, đủ về vấn đề này. Hầu hết rất bị động, hiểu mơ hồ về kỹ năng mềm, vai trò của kỹ năng mềm đối với công việc của mình. Điều này khiến cho kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay còn yếu, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Cần một giải pháp “cứu nguy”

Những trường hợp trên đã chỉ ra rằng, kiến thức thực tế và vốn sống cũng là hành trang quan trọng để sinh viên tự tin đi làm sau này. Không phải cứ chăm chỉ học tập trên giảng đường để có tấm bằng giỏi là đảm bảo chắc chắn sẽ có một việc làm như mình mong muốn.

Vì vậy, hãy sớm tự định hướng cho mình những việc cần làm từ khi còn là sinh viên, rèn luyện kỹ năng phục vụ công việc sau này thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác, nếu trước đây có ý thức làm dày thêm kinh nghiệm và vốn sống thì bây giờ các bạn sẽ đỡ lúng túng và có nhiều lựa chọn hơn.

Trần Hằng
Báo mạng điện tử K.29

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 


 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN