Sinh viên báo chí không mặn mà với thư viện trường?

Sóng Trẻ) - Khang trang về cơ sở vật chất, khá phong phú về số lượng các đầu sách nhưng thư viện trong khuôn viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền (HVBC&TT) lại không thực sự “hút” sinh viên.

Thư viện của một trường đại học là nơi lưu trữ mọi thông tin, tài liệu tham khảo, giáo trình và các tư liệu điện tử cập nhật nhất phục vụ cho nhu cầu tự học tập, nghiên cứu của sinh viên. Nhưng khi được hỏi thì đa số sinh viên trong học viện đều trả lời “mình chưa đến”, “thỉnh thoảng đến” hay “chỉ đến mỗi khi mùa thi đến, khi có nhu cầu”.

Tuy được đầu tư khá tốt về cơ sở vật chất với phòng đọc, phòng mượn, phòng máy cùng với hệ thống điều hòa, wifi tốc độ cao nhưng thư viện trường vẫn chưa thực sự “hút” sinh viên. Thời gian sinh viên chăm chỉ tới thư viện nhất tập trung vào các mùa thi cuối kỳ tháng 12 và tháng 6, dẫn đến tình trạng thư viện trở nên “quá tải”. Trái lại, vào các ngày thường, thư viện phần lớn rơi vào tình cảnh vắng bóng sinh viên.

 54f36f0c7_d3cde1654_81.jpg
Tình trạng thư viện luôn vắng vẻ vào những ngày thường.

Trong một cuộc nói chuyện vào năm 2011 với sinh viên các trường đại học, GS Ngô Bảo Châu đã từng chia sẻ “Tôi từng ở trên thư viện 10 giờ mỗi ngày cho việc làm luận án Tiến sĩ và cũng từng chứng kiến nhiều sinh viên ở Pháp, Trung Quốc có thể ngồi trên thư viện từ sáng đến tối, còn ở Việt Nam điều quả thật là hiếm”.

Nài ra, một số sinh viên lên thư viện không chỉ để phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu mà cho những nhu cầu khác như chơi game, xem phim hay một nơi tránh nóng lý tưởng vào những ngày hè oi bức. 

Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng như vậy? PGS.TS Hoàng Minh Lường (Trưởng khoa Kiến thức Giáo dục đại cương – HVBC&TT) cho rằng “Văn hóa đọc của sinh viên ngày nay kém hơn sinh viên của những thế hệ trước. Các em bị hút vào những nhu cầu nhận thức bên nài như các phương tiện nghe nhìn, internet,… để đáp ứng nhu cầu của mình. Hình thức này vốn thuận tiện hơn, nhanh hơn so với việc tìm đến sách vốn rất gò bó và tốn thời gian”.

Còn về phía sinh viên các bạn lại cho rằng thư viện không được phong phú về số lượng các đầu sách, đặc biệt là những sách liên quan đến chuyên ngành báo chí. Việc tìm kiếm sách trên thư viện cũng khó khăn và tốn thời gian.

Thư viện là nơi lưu giữ nhiều nguồn tài liệu phong phú và quý giá. Việc SV chưa hiểu được giá trị của thư viện và có thái độ “thờ ơ” với nó thực sự là tình trạng đáng báo động. Vậy theo bạn đâu mới là nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng sinh viên nói chung, sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng không mặn mà với thư viện trường?

Xin mời độc giả gửi các bình luận về vấn đề vấn đề này bằng cách bình luận phía dưới bài viết hoặc gửi ý kiến về hòm thư: [email protected]

Kim Oanh.
Nhóm 3 lớp Báo mạng điện tử K31.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN