Tăng trần học phí các trường công lập: Sinh viên kêu “trời”

(Sóng trẻ) - Năm học 2014 – 2015 mức trần học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học tại các trường công lập sẽ tăng lên tùy theo nhóm ngành đào tạo. Tuy chỉ là thông tin ban đầu nhưng vấn đề này gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía các bạn sinh viên.

Mức trần học phí sẽ tăng lên qua các năm theo nghị định  “Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ về cơ chế học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015”. Theo đó, nhóm ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông – lâm – thủy sản tăng từ 485.000VNĐ (năm học 2013 – 2014) lên 550.000VNĐ trong năm học 2014 – 2015 tăng 65.000VNĐ. Tương tự, nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, du lịch, khách sạn tăng từ 565 nghìn lên 650.000VNĐ tăng 85.000VNĐ. Nhóm 3 là y dược có mức tăng cao nhất tăng từ 685.000VNĐ lên 800.000VNĐ (tăng 115.000VNĐ, gần 1,2 lần so với năm học trước).

Đơn vị tính: số tiền/tháng/sinh viên.

Tuy nhiên, đối với học phí của chương trình đào tạo chất lượng cao học phí lại xây dựng theo kiểu “mỗi trường một giá” cụ thể, đối với khối nghiệp vụ của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền học phí mỗi tháng là 565.000VNĐ/sinh viên trong năm học 2013 – 2014 và sẽ được nâng lên nếu như nâng trần học phí trong những năm tiếp theo.

7058826e3_images263812_2a.jpg
Tăng trần học phí trường công (Ảnh minh họa)

Thông tin ban đầu về việc nâng trần học phí đối với các trường công lập ngay lập tức gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía sinh viên. Nhiều sinh viên kêu “trời” về mức học phí càng ngày càng tăng trên các diễn đàn, trang cá nhân của mình. Bạn Vũ Thị Vui (Đại học Kinh tế Quốc dân) chia sẻ: “Sao tăng hoài vậy trời… thế thì lấy tiền đâu ra mà đóng học phí chứ. Nhà đã nghèo thì chớ giờ lại tăng học phí, người nông dân biết phải làm sao." 

“Chỉ khổ cho những sinh viên nghèo, đặc biệt những ông bố, bà mẹ nghèo nuôi con ăn học. Bằng lòng với việc tăng học phí do tác động của nại cảnh nhưng Bộ Giáo dục cần phải đưa ra những quy định về miễn giảm thậm chí là trợ cấp đặc biệt cho những sinh viên nghèo tương ứng với mức độ nghèo khác nhau dựa vào sổ hộ nghèo của từng gia đình được xác nhận ở địa phương” - bạn có nick name Sinh viên nghèo nêu quan điểm

Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng: Tăng học phí…liệu chất lượng giáo dục có tăng không, liệu có đảm bảo được công bằng xã hội đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, và học bổng đối với những sinh viên khá, giỏi, xuất sắc được tính như thế nào, nếu không giải quyết thỏa đáng thì việc tăng trần học phí đối với các trường công có thực sự đúng đắn và hợp lý.

Tăng học phí là vấn đề nhạy cảm, mỗi một quyết định của Bộ đưa ra đều nhận được những luồng dư luận khác nhau. Với mức học phí ngày càng tăng và tăng đều qua các năm học như vậy, liệu mức tăng này có ảnh hưởng nhiều đến những sinh viên đang theo học những nhóm ngành nghề này hay không? Đối với những sinh viên nghèo có đủ điều kiện để theo hết khóa học của mình(? khi những khoản chi phí khác ở Thủ đô như tiền ăn, tiền phòng trọ… cũng leo thang từng ngày.

Thiết nghĩ, vấn đề này Bộ Giáo dục cần lắng nghe ý kiến của sinh viên, cảm nhận của sinh viên để có thể điều chỉnh được những chính sách, quyết định của mình sao cho có lợi nhất cho sinh viên để nỗi lo “tiền học phí” không đeo đẳng sinh viên trong quá trình học tập.


Mức trần học phí đối với trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015 được xác định theo hệ số điều chỉnh như sau:
Trình độ đào tạo:         Hệ số so với đại học
Trung cấp chuyên nghiệp:     0,7
Cao đẳng:                                 0,8
Đại học:                                1
Đào tạo thạc sĩ:                   1,5
Đào tạo tiến sĩ:                         2,5

Mức trần học phí với trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập cũng tăng theo tuy nhiên nhẹ hơn so với bậc đại học.

Tên mã ngành:                          Năm 2013 Năm 2014
                                         TCN CĐN TCN CĐN
1: Báo chí và thông tin pháp luật: 240 260 250 280
2: Toán và thống kê:                 250 270 270 290
3: Nhân văn: khoa học xã hộivà hành vi, kinh doanh và quản lý, dịch vụ xã hội:                                 260 290 280 300
4: Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 300 350 310 360
5: Khách sạn, du lịch:                330 360 350 380
6:Nghệ thuật:                         370 410 400 430
7: Sức khỏe:                             380 420 400 480
8: Thú y:                                   410 440 430 470
9: Khoa học sự sống và sản xuất chế biến:
                                                420 460 440 480
10: An ninh, quốc phòng:         450 490 480 420
11: Máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật:
                                                480 530 510 560
12: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, môi trường và bảo vệ môi trường:                          490 540 520 570
13: Khoa học tự nhiên:               500   520  570  550
14: Khác:                                  520 570   550  600
  
15: Dịch vụ vận tải:                     570   630  600   670
 Ngô Văn Cường
Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN