Tổng kết diễn đàn: Bỏ chấm điểm bậc tiểu học: Có tạo nên hệ lụy “cá mè một lứa”?

(Sóng trẻ) - Sau nửa tháng mở ra, diễn đàn Bỏ chấm điểm bậc tiểu học: Có tạo nên hệ lụy “cá mè một lứa”? đã tiếp nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc giả. Với hơn 2000 lượt truy cập cùng gần 50 bình luận, diễn đàn đã thực sự trở thành nơi gặp gỡ của những cái nhìn thẳng thắn, đa chiều xung quanh vấn đề đang làm “nóng” dư luận xã hội.

Quy định mới “Bỏ chấm điểm bậc tiểu học” thay bằng nhận xét thường xuyên của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã chính thức thi hành vào ngày 15/10/2014 vừa qua cùng Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT. Diễn đàn được mở ra ngày 3/10/2014 nhanh chóng thu hút sự quan tâm của độc giả cùng nỗi băn khoăn: Liệu quy định mới có là mảnh đất ươm mầm cho hệ lụy “cá mè một lứa” không khi quá trình học tập, rèn luyện của các em chỉ được gói gọn trong 2 mức (đạt – chưa đạt, hoàn thành – chưa hoàn thành)?

Diễn đàn Bỏ chấm điểm bậc tiểu học: Có tạo nên hệ lụy “cá mè một lứa”? đã tạo nên một cuộc tranh luận hết sức sôi nổi, cởi mở, chân thành và có phần gay cấn với những phản hồi trái chiều. 

Khá nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ quy định mới của Bộ bởi lẽ các em học sinh sẽ được “trả lại tuổi thơ” vì không bị kéo vào cuộc canh tranh điểm số của phụ huynh.

Độc giả ở địa chỉ mail [email protected] bày tỏ: “Vậy là trẻ em Việt Nam được trả lại tuổi thơ. Hoan nghênh thông tư của Bộ Giáo dục. Các phụ huynh đừng nghĩ học là phải thi, tôi có con đang học lớp 3 và tôi đã từng phản đối việc học mà không kiểm tra chấm điểm. Khi sang Úc, thầy giáo viên không chấm điểm chỉ đánh giá học sinh thôi, trẻ em được phát triển toàn diện, có kĩ năng sống rất tốt. Vấn đề còn lại là bộ giáo dục cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tốt”.

Một bậc phụ huynh ở địa chỉ [email protected] đồng tình: “Từ ngày bỏ không chấm điểm học sinh tiểu học. Tôi thấy con vui vẻ và hào hứng học hơn. Bản thân cha mẹ cũng không bị áp lực để phải đi học thêm nhà cô để con không bị áp lực hoặc bị phân biệt đối xử. Tôi nghĩ đây là một cải cách văn minh và tạo điều kiện cho thế hệ tương lai đất nước phát triển toàn diện các kiến thức cũng như kỹ năng mềm. Rất ủng hộ phương án này của Bộ Giáo dục”.

93225f92e_giaoduc37573620.jpg

(Ảnh minh họa)

Một số độc giả khẳng định, quy định mới nếu được thực hiện hợp lí chắc chắn sẽ phát huy tính ưu Việt và không gây nên hệ lụy “cá mè một lứa” như tác giả bài viết đặt ra. 

Điển hình, độc giả ở địa chỉ mail [email protected] đã phân tích chi tiết và mong phụ huynh “yên tâm” với quy định mới: “Rất thông cảm với các bậc phụ huynh vì việc đánh giá bằng điểm số hàng mấy chục năm nay đã hằn sâu trong tiềm thức mọi người lên không dễ thay đổi. Việc đánh giá học sinh theo thông tư 30 là có lợi cho học sinh và là quan điểm đúng đắn, vấn đề là thực hiện như thế nào thôi. Nếu cha mẹ học sinh nhận được những lời nhận xét như: Trong tháng 10 em đã hoàn thành tốt các bài học môn toán tuy nhiên khi trình bầy bài cần cẩn thận hơn hay em đã viết đúng chính tả tuy nhiên khoảng cách giữa các con chữ chưa đúng, trình bày chưa đẹp em cần chú ý hơn ở các bài viết sau...thì có hơn chấm điểm không và không tạo áp lực cho các cháu. Học sinh tiểu học đang trong quá trình hình thành và phất triển năng lực, phẩm chất vì vậy không nên áp lực với các cháu về học hành, cần giáo dục các cháu hài hòa về kiến thức, kỹ năng sống, sự phát triển tâm lý, thể chất... Vì vậy phụ huynh cứ yên tâm với cách đánh giá mới này”.

Tuy nhiên, theo thống kê, có đến 60% bình luận ở diễn đàn bày tỏ lo ngại quy định bỏ chấm điểm bậc tiểu học tiềm tàng nguy cơ nảy sinh hệ lụy “cá mè một lứa”.

Độc giả ở địa chỉ mail vuthuyajc@gmail bày tỏ băn khoăn: “Việc chấm điểm cũng buộc cô phải quan tâm đến từng học sinh trong lớp để cuối ngày có trao đổi qua thư điện tử. Chứ nếu bỏ chấm điểm, chắc chắn "sức ép" học trên lớp không giảm với học sinh. Còn cô thì nếu phải nhận xét thì nhận xét chung chung cho kịp thời gian, thế này khó tránh khỏi thực trạng cá mè một lứa”. Độc giả ở địa chỉ mail [email protected] cùng lo ngại: “Không thể đánh giá chính xác con mình ở nấc thang học lực nào nếu không có điểm. Thay chấm điểm bằng nhận xét là một bước tiến ấn tượng trong giáo dục nhằm mục đích loại bỏ bệnh thành tích nhưng e rằng, hệ lụy cá mè một lứa là không tránh khỏi".

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected] thẳng thắn: “Từ nay giáo viên cứ dạy qua loa, học trò học sơ sơ, nhận xét chung chung chẳng ai bắt bẻ được. Không cá mè một lứa mới là chuyện lạ!”. Độc giả ở địa chỉ mail [email protected] cũng cho rằng quy định mới sẽ đặt gánh nặng lên vai giáo viên: “Đánh giá bằng nhận xét sẽ mất rất nhiều thời gian cho giáo viên và ít tác dụng động viên học sinh học tập tốt, chưa kể là tạo nên sự mơ hồ cho phụ huynh về khả năng học tập của con cái họ”. 


Đứng ở góc độ một người “đứng lớp”, độc giả ở địa chỉ [email protected] chỉ rõ nguyên nhân làm nên mối lo ngại về hệ lụy cá mè một lứa là có cơ sở: “Mình chủ nhiệm năm nào cũng từ 56-60 HS, một ngày phải nhận xét khoảng 56 Hs x 2 vở= 120 vở, chưa kể đến các loại sổ sách giấy tờ khác như sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc, sổ họp, sổ dự giờ, giáo án hàng ngày, sổ sinh hoạt chuyên môn... Và giờ là sổ theo dõi hàng tháng. Một điều đáng buồn nữa là ngành giáo dục lúc nào cũng kêu gọi ứng dụng CNTT nhưng trong cách làm việc vủa GV hiện nay thì chẳng được ứng dụng CN là mấy. Cái gì cũng viết tay. Một quyển sổ có khi phảo chép đi chép lại mấy lần cái danh sách lớp... Muốn tâm huyết với nghề cũng thấy khó. Đổi mới lần này GV khổ quá Bộ ơi!”.

Nhiều độc giả là phụ huynh có con em học bậc tiểu học đã tham gia sôi nổi vào diễn đàn. Độc giả ở địa chỉ mail [email protected] chia sẻ: “Thực tế thì, từ đầu năm học đến nay, cô giáo của con tôi không chấm điểm nữa. Với môn toán, câu nào, bài nào cháu làm đúng, làm sai, cô chữa vào đó thì tôi có thể ước lượng cháu được mấy điểm. Nhưng với môn tiếng Việt thì… chịu”. 

Độc giả ở địa chỉ [email protected] quyết liệt hơn: “Đạt và Không đạt không phải tương đương với giỏi và yếu đâu. Đạt = 5 điểm/ không đạt < 5 điểm. Giờ bỏ điểm rồi tức là hoàn thành nửa bài thì là đạt. Cái này đánh đồng giữa HS giỏi, khá, trung bình làm 1 rồi”. 

Như vậy, rõ ràng, diễn đàn cùng những tranh luận thẳng thắn đã cho thấy, nguy cơ cá mè một lứa đang là lo ngại lớn của xã hội nói chung và của phụ huynh, giáo viên nói riêng vì thước đo “lí tính” (nhận xét) thay vì “định tính” (điểm số) và lo ngại này là có cơ sở thực tế.

Độc giả của Sóng trẻ cũng không ngần ngại bày tỏ giải pháp để ngăn ngừa hệ lụy “cá mè một lứa” dưới góc nhìn cá nhân. Độc giả ở địa chỉ [email protected] mong muốn: “Chúng ta phải chú trọng để bàn đến việc nhận xét, đánh giá như thế nào để khuyến khích được học sinh ngày càng tích cực học tập hơn, làm sao để phụ huynh biết được mức độ học tập, nhận thức của con em mình. Do đó, để tránh tạo nên hệ lụy "cá mẹ một lứa", thiết nghĩ Bộ GD-ĐT cần phải thống nhất đưa ra tiêu chí đánh giá để nhận xét, đảm bảo mang tính chất toàn diện”.

Bạn đọc ở địa chỉ mail [email protected] cho rằng, để quy định mới hạn chế tối đa hệ lụy cần có sự phối hợp ăn ý giữa giáo viên – phụ huynh – học sinh: “Nếu theo sát yêu cầu bài học với bài làm của các con, qua cách chữa, nhận xét của cô giáo, phụ huynh hay học sinh vẫn nắm được trình độ của mình được đánh giá ở mức nào. Tất nhiên, việc này cần có thời gian để làm quen với cả 3 bên: giáo viên, học sinh, phụ huynh”.

Bạn đọc ở địa chỉ [email protected] đề xuất: “Tôi cho rằng, chúng ta không nên bỏ hoàn toàn việc chấm điểm mà có thể đổi mới cách đánh giá theo các mức độ như ở nhiều nước trên thế giới vẫn làm, hệ thống giáo dục được tính theo các thang điểm từ A đến F. Đây có thể là một hướng đi cần thiết để giảm áp lực học hành, “kéo” các em ra nài cuộc cạnh tranh điểm số mà vẫn đánh giá năng lực học tập một cách khách quan”.

Độc giả ở địa chỉ mail [email protected] nêu quan điểm: “Vậy tôi có ý kiến này: Sau 1 năm thực hiện việc bỏ chấm điểm, Bộ hãy Thanh kiểm tra từng địa phương xem có khả hiệu quả không, nếu không thì nên sửa đổi. Trân trọng!

Như vậy, diễn đàn Bỏ chấm điểm bậc tiểu học: Có tạo nên hệ lụy “cá mè một lứa”? đã ghi nhận được những mối lo ngại về hệ lụy cá mè một lứa, ngồi nhầm lớp ở bậc tiểu học. Nhưng chúng ta vẫn thấy, các độc giả vẫn đặt niềm tin vào quy định của Bộ với mong muốn các bên có trách nhiệm trực tiếp sẽ thực hiện quy định mới một cách công tâm, đồng bộ để nó thực sự phát huy hiệu quả và hạn chết những hệ lụy đáng tiếc xảy ra.

Tất cả ý kiến của các bạn là những đóng góp vô cùng quý giá cho diễn đàn của chúng tôi. Diễn đàn Bỏ chấm điểm bậc tiểu học: Có tạo nên hệ lụy “cá mè một lứa”? xin được khép lại tại đây.

Xin chân thành cảm ơn những đóng góp nhiệt thành của quý độc giả. 

Rất mong sẽ nhận được sự quan tâm của các bạn trong các diễn đàn tiếp theo!

Lệ Thu 
Nhóm 2 – Báo mạng điện tử K.31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN