Sinh viên lên tiếng về vấn đề quấy rối tình dục trực tuyến
Khách mời và các sinh viên Báo chí đã cùng ngồi lại để bàn về vấn nạn quấy rối tình dục đối với và nữ giới trên nền tảng trực tuyến.
Sáng ngày 3/4, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành viên (CSAGA) cùng các đối tác, đồng hành cùng dự án “Nam giới vượt lên định kiến” của CLB Nam sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến mang tên "Nam giới đối mặt với quấy rối tình dục trực tuyến".
Thông qua trò chuyện cùng các khách mời, buổi tọa đàm cung cấp thông tin và lắng nghe, thu thập kiến nghị của sinh viên về sự cần thiết đưa ra các quy định Ngừng QRTD tại giảng đường. Sau quá trình quảng bá và truyền thông, tọa đàm đặt mục tiêu thúc đẩy mối quan tâm của giới trẻ, đặc biệt là nam giới đối với vấn đề quấy rối tình dục trên không gian mạng.
Quấy rối tình dục là những lời nói, hành vi ám chỉ tình dục và không được đối phương chấp nhận. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, con người buộc phải tiếp xúc với môi trường trực tiếp nhiều hơn dẫn đến các hành vi quấy rối tình dục càng có cơ hội phát triển khó kiểm soát.
Quấy rối tình dục trực tuyến xảy ra bất cứ lúc nào. Bất kỳ ai trong số chúng ta đã đều là nạn nhân hay chứng kiến hành động quấy rối tình dục trực tuyến.
Anh Hoàng Trọng Sang, Phó trưởng Ban Biên tập Tạp chí Nhân lực Nhân tài Việt chia sẻ quan điểm về quấy rối tình dục:
"Nguyên nhân quấy rối tình dục là do nhận thức sơ sài, không đầy đủ của toàn xã hội về tình trạng này. Không phải cứ động chạm thân thể thì mới là quấy rối tình dục, một câu nói cũng có thể dc coi là quấy rối tình dục. Về mặt tinh thần, ban đầu nạn nhân sẽ cảm thấy tiêu cực, bị xúc phạm, chán nản, giảm động lực, dần đánh mất mất sự tự tôn, tức giận, sợ hãi, hoang mang.
Nếu mà hành vi QRTD kéo dài, nạn nhân sẽ dễ dẫn tới trầm cảm bế tắc, rồi các hành vi tổn hại về thể chất do cảm xúc không tốt nên nạn nhân thay đổi hành vị theo chiều hướng tiêu cực lo lắng dẫn đến mất ngủ triền miên, mệt mỏi, lạm dụng đồ uống có cồn, thuốc lá, hay tệ hơn là hành hạ bản thân đến mức tự sát để giải thoát".
Quấy rối tình dục để lại hậu quả lớn về nhiều mặt. Đối với cá nhân, các hành vi xúc phạm, quấy rối dễ khiến nạn nhân gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần rất nguy hiểm. Họ sẽ có tâm lý thiếu niềm tin với xã hội, triệu chứng rối loạn căng thẳng, bất cần, khó ngủ khi hồi tưởng lại ký ức bị quấy rối tình dục đó. Rộng hơn, nếu như cứ xem nhẹ vấn đề này thì những người có hành vi quấy rối tình dục vẫn nhởn nhơ và làm cho xã hội thêm chao đảo.
Nguyễn Bá Khải, sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng nạn nhân bị quấy rối tình dục không nên sợ sệt, e dè.
"Chúng ta phải lên tiếng với chính người có hành vi quấy rối tình dục, để họ nhận thức được hành vi của họ. Chỉ ra những cái sai phạm, những hành vi đó sẽ bị chịu những cái hình phạt liên quan đến pháp luật. Các mối quan hệ có khả năng quấy rối tình dục như sếp với nhân viên, thầy giáo với học sinh, người hướng dẫn với thực tập sinh, họ hàng,... trong mỗi trường hợp sẽ có cách xử lý khác nhau. Và đặc biệt bản thân phải sẵn sàng lên tiếng, sẵn sàng hành động để bảo vệ bản thân cũng như mọi người xung quanh".
Sinh viên Bá Khải cho rằng chính người trong cuộc cần dũng cảm lên tiếng để bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh, ngăn chặn hành vi QRTD trực tuyến.
Ở Việt Nam cũng có một số vụ việc quấy rối tình dục được phát hiện và xử lý hành chính. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng việc xử phạt chưa được nghiêm khắc, dẫn tới không răn đe được các vụ việc tương tự phát sinh trong tương lai. Cùng với sự phát triển của xã hội, tính chất và mức độ nguy hiểm của các hành vi quấy rối tình dục ngày càng tinh vi và phức tạp.
Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống pháp luật nước ta là ngày càng hoàn thiện tốt hơn các chế tài xử phạt để có thể phát hiện, xử lý nhanh chóng, công minh và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của công dân. Cần phải mạnh tay hơn, đưa vào bộ luật quy định rõ ràng về tội danh cũng như hình thức xử phạt tương tư, tăng tính răn đe cho người phạm tội.