Sinh viên và những vấn đề xung quanh chuyện "cú đêm"

(Sóng trẻ) - “Cú đêm” là tình trạng chung của sinh viên mặc dù ai cũng hiểu như vậy là có hại cho sức khỏe nhưng rất khó để thay đổi thói quen xấu này. Do đi học xa nhà, ít chịu sự quản lý của gia đình, chủ xóm trọ hay kí túc xá nên họ đã và đang đi ngược lại với nhịp sinh học của cơ thể.

Vì đâu sinh viên lại…. “cú đêm”

Câu hát “ Thức trắng đêm dài những mùa thi tới” trong bài hát “ Cây đàn sinh viên” phản ánh thực trạng thức khuya của sinh viên vì thi cử. Mỗi kỳ thi hết học phần đến, đòi hỏi kiến thức tổng hợp của cả kì vì vậy sinh viên cần phải cố nhồi nhét kiến thức cho kịp ngày thi.

Bạn Hà, sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền, cho biết: “Nhiều lần mình thức khuya để làm tiểu luận cuối kì. Mà mình thì lại không thích kiểu làm mỗi ngày một ít vì mất hứng thú lắm. Nên mình làm một mạch cho xong dù phải thức thâu đêm”.

Hơn nữa, vì phần nhiều sinh viên đều là con em đến từ các tỉnh về các thành phố lớn để học tập nên vấn đề làm thêm có thêm thu nhập phụ giúp gia đình cũng khá đông. Điều đó cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến giờ giấc sinh hoạt của sinh viên. 

Bạn  Nhung, sinh viên Đại học Điện Lực, tâm sự: “Mình làm theo ca cho một cửa hàng. Vì học buổi chiều nên chỉ có thể làm ca tối. 10h tối mới về, về tới phòng trọ đã là 10h30 rồi. Làm xong thủ tục cá nhân ngồi vào bàn học lúc 11h30 nên việc đi ngủ 1 - 2 giờ sáng của mình là thường xuyên”.

Tuy nhiên, bên cạnh thức khuya để học cũng có nhưng để làm một số chuyện phù phiếm khác cũng không kém phần: chơi game, lướt web, chát với bạn bè vì giờ ai chẳng dùng facebook, nói chuyện phù phiếm với các bạn trong phòng… 

“Yêu nhau được 3 năm nhưng do người yêu đi làm xa nên bọn mình thường nói chuyện đến 2h sáng rồi mới ngủ. Với cặp sim Mobifone tha hồ mà buôn”, bạn Trang, sinh viên Đại học Công nghiệp nói.

“Cú đêm” phải trả giá

Cuộc sống hiện đại ngày càng nhiều điều lôi cuốn: công việc, phim ảnh, sách báo, điện tử… tất cả khiến chúng ta thức khuya để thưởng thức những điều mình muốn, dần thói quen này ảnh hưởng đến sức khỏe mà chúng ta vô tình không biết. 

Theo bác sĩ Lê Văn Chất Giadinhnet: “Quy luật tự nhiên ngày và đêm buộc cơ thể phải thích nghi và có những điều chỉnh sinh học phù hợp. Buổi tối là thời gian dành cho việc đi ngủ, cơ thể nghỉ ngơi và tái sinh, đảo lộn quy luật này sẽ dẫn tới nhiều thứ bệnh…”

17f5c8704_hinh_anh.jpg

Thức khuya dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, chóng mặt, nhức đầu…

Linh Trang, sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội, tâm sự: “Mấy ngày trước khi thi dường như mình thức trắng, có ngủ thì chỉ đươc 1 - 2h/ngày, thi xong sức khỏe suy nhược, xuống cân, cảm giác mệt mỏi và mình có thể lăn ra ngủ cả ngày để hồi sức”.

Đêm khuya làm cho sức đề kháng giảm sút nên dễ gây các bệnh cảm cúm, viêm đường tiêu hóa… Hơn nữa, thức đêm thường làm bạn cùng “ăn đêm”. Vậy là nguy cơ dẫn đến nguy cơ béo phì và dễ mắc bệnh đau dạ dày, ung thư dạ dày do nó không được nghỉ ngơi mà phải co bóp liên tục.

Gan, phổi chọn thời gian làm việc vào đêm khuya để bài độc, vì vậy nếu bạn thức khuya làm đảo lộn quy luật sinh học, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về gan, phổi. Nài ra, thức khuya có nguy cơ mắc bệnh tim cao vì theo một khảo sát cho thấy so với những người ngủ từ 7 - 8 giờ thì số người bị cơn đau tim tăng 37% ở những người ngủ 9 tiếng/ngày, tăng 18% ở những người chủ ngủ 6 giờ, tăng 39% ở những người ngủ dưới 5 giờ/ngày.

Dân gian có câu: “Có sức khỏe là có tất cả”. Đồng hồ sinh học trong cơ thể chính là thời gian biểu hàng ngày cho mỗi chúng ta. Chúng định rõ công việc và thời điểm làm việc nên chúng ta hãy sắp xếp mọi việc cho phù hợp. Đừng vì bất cứ lí do gì mà làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân.

Thùy Linh
Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN