Sinh viên với nỗi lo bão giá
(Sóng Trẻ) - Thị trường hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội - nơi có một lượng sinh viên đang theo học và sinh sống, đã gây rất nhiều khó khăn cho sinh viên xa nhà.
Sinh viên đi học phần lớn là do “tiền lương” gia đình chu cấp. Hàng tháng các danh mục chi trả đều được sinh viên nhớ rõ và liệt kê. Tháng nào cũng có bao thứ tiền phải trả. Tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn, tiền học phí, tiền sách vở,… Trung bình mỗi tháng, mỗi sinh viên đều được gia đình cho từ 2 - 3 triệu/tháng. Nhưng với mức giá tăng cao như hiện nay, chưa hết tháng đã hết tiền …” Nhiều bạn đã phải méo mặt vì cái điệp khúc “cái gì cũng tăng nên cái gì cũng đắt …”
Theo dự báo của Tổ điều hành thị trường, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 12 có thể sẽ dao động trong khoảng từ 1,3 - 1,5%. Nếu như vậy, tính chung cả năm 2010, CPI của cả nước sẽ tăng khoảng 11% so với năm 2009. Khi mà các mặt hàng chủ yếu như lương thực, thực phẩm, đồ ăn thức uống, thịt, cá, rau, quả đều tăng mạnh và đương nhiên ảnh hưởng không nhỏ tới mức sống, sinh hoạt hàng ngày của sinh viên.
Thanh Hương, sinh viên Đại học Luật Hà Nội, nói: “2 Ngày không đi chợ, hôm nay giật mình vì thấy cái gì cũng đắt, rau từ 2000đ lên 5000đ/ mớ, 10.000đ thịt cũng chẳng được mấy…”
Trung Hiếu, sinh viên Đại học Thương Mại, lại ngán ngẩm: “Tháng này đóng tiền, thấy tiền điện, tiền nhà, tiền nước đều tăng, hỏi thì chủ nhà gắt gỏng “Xăng tăng thì lương tăng, tiền nhà phải tăng…”
Do giá rau, thực phẩm và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác đều tăng nên nhiều sinh viên phải thông báo với bố mẹ để “tăng” khoản chu cấp. Đối với các gia đình có điều kiện thì đáp ứng được, còn không ít gia đình ở quê, khi mà tất tật mọi thứ trông vào đồng ruộng thì việc “tăng ngân sách” mỗi tháng cho con quả là một sức nặng, không thể đáp ứng nổi. Nguyễn Thu Trang, sinh viên trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, tâm sự: “Mỗi tháng bố mẹ chỉ gửi cho mình 2 triệu đồng đã là cố gắng lắm, bây giờ cái gì cũng tăng, mình không dám xin thêm, sợ bố mẹ không đủ khả năng…”
Người ta thường ví “Nghèo như sinh viên …”, giờ đây đứng trước cái sự “tăng” của mọi thứ, sinh viên không biết phải làm gì. Trước chi cho ăn uống 30.000đ một ngày, giờ 50.000đ/ ngày còn không đủ ăn. Như vậy là phải chi tiêu nhiều hơn cho một bữa ăn ít hơn.
Việc giá các mặt hàng tiêu dùng đang tăng mạnh vào những tháng cuối năm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, chi tiêu của người dân, nhất là sinh viên. Khi giá cả đắt đỏ, kinh tế eo hẹp, thường người ta chọn giải pháp thắt lưng buộc bụng. Với Sinh viên cũng vậy, nhiều bạn bây giờ trở nên chăm chỉ hơn khi chịu khó chợ búa, bếp núc. Các bạn tăng cường “hợp tác nấu ăn” trong các phòng trọ với nhau và “thắt chặt chi tiêu” để có thể sống được hết tháng.
Nhiều sinh viên lựa chọn cho mình phương thức là đi làm thêm, kiếm thêm tiền để vừa đủ tiêu lại đỡ đần phần nào cho gia đình. Kông Chí, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Hiện tại mình đang dạy thêm, một tháng kiếm được 800.000đ nhưng cũng chẳng thấm vào đâu …”
Bên cạnh việc học, sinh viên còn phải nghĩ cách kiếm tiền và “tiêu” tiền thế nào cho hợp lý và tiết kiệm.
Sinh viên đi học phần lớn là do “tiền lương” gia đình chu cấp. Hàng tháng các danh mục chi trả đều được sinh viên nhớ rõ và liệt kê. Tháng nào cũng có bao thứ tiền phải trả. Tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn, tiền học phí, tiền sách vở,… Trung bình mỗi tháng, mỗi sinh viên đều được gia đình cho từ 2 - 3 triệu/tháng. Nhưng với mức giá tăng cao như hiện nay, chưa hết tháng đã hết tiền …” Nhiều bạn đã phải méo mặt vì cái điệp khúc “cái gì cũng tăng nên cái gì cũng đắt …”
Theo dự báo của Tổ điều hành thị trường, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 12 có thể sẽ dao động trong khoảng từ 1,3 - 1,5%. Nếu như vậy, tính chung cả năm 2010, CPI của cả nước sẽ tăng khoảng 11% so với năm 2009. Khi mà các mặt hàng chủ yếu như lương thực, thực phẩm, đồ ăn thức uống, thịt, cá, rau, quả đều tăng mạnh và đương nhiên ảnh hưởng không nhỏ tới mức sống, sinh hoạt hàng ngày của sinh viên.
Thanh Hương, sinh viên Đại học Luật Hà Nội, nói: “2 Ngày không đi chợ, hôm nay giật mình vì thấy cái gì cũng đắt, rau từ 2000đ lên 5000đ/ mớ, 10.000đ thịt cũng chẳng được mấy…”
Trung Hiếu, sinh viên Đại học Thương Mại, lại ngán ngẩm: “Tháng này đóng tiền, thấy tiền điện, tiền nhà, tiền nước đều tăng, hỏi thì chủ nhà gắt gỏng “Xăng tăng thì lương tăng, tiền nhà phải tăng…”
Do giá rau, thực phẩm và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác đều tăng nên nhiều sinh viên phải thông báo với bố mẹ để “tăng” khoản chu cấp. Đối với các gia đình có điều kiện thì đáp ứng được, còn không ít gia đình ở quê, khi mà tất tật mọi thứ trông vào đồng ruộng thì việc “tăng ngân sách” mỗi tháng cho con quả là một sức nặng, không thể đáp ứng nổi. Nguyễn Thu Trang, sinh viên trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, tâm sự: “Mỗi tháng bố mẹ chỉ gửi cho mình 2 triệu đồng đã là cố gắng lắm, bây giờ cái gì cũng tăng, mình không dám xin thêm, sợ bố mẹ không đủ khả năng…”
Người ta thường ví “Nghèo như sinh viên …”, giờ đây đứng trước cái sự “tăng” của mọi thứ, sinh viên không biết phải làm gì. Trước chi cho ăn uống 30.000đ một ngày, giờ 50.000đ/ ngày còn không đủ ăn. Như vậy là phải chi tiêu nhiều hơn cho một bữa ăn ít hơn.
Việc giá các mặt hàng tiêu dùng đang tăng mạnh vào những tháng cuối năm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, chi tiêu của người dân, nhất là sinh viên. Khi giá cả đắt đỏ, kinh tế eo hẹp, thường người ta chọn giải pháp thắt lưng buộc bụng. Với Sinh viên cũng vậy, nhiều bạn bây giờ trở nên chăm chỉ hơn khi chịu khó chợ búa, bếp núc. Các bạn tăng cường “hợp tác nấu ăn” trong các phòng trọ với nhau và “thắt chặt chi tiêu” để có thể sống được hết tháng.
Nhiều sinh viên lựa chọn cho mình phương thức là đi làm thêm, kiếm thêm tiền để vừa đủ tiêu lại đỡ đần phần nào cho gia đình. Kông Chí, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Hiện tại mình đang dạy thêm, một tháng kiếm được 800.000đ nhưng cũng chẳng thấm vào đâu …”
Bên cạnh việc học, sinh viên còn phải nghĩ cách kiếm tiền và “tiêu” tiền thế nào cho hợp lý và tiết kiệm.
Lê Hồng Nhung
Truyền hình K28A1
Truyền hình K28A1
Cùng chuyên mục
Bình luận