Sống lại thời làm báo oai hùng giữa lòng Hà Nội

(Sóng trẻ) - Trong khuôn khổ lễ công bố Quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam diễn ra triển lãm “Những lát cắt của lịch sử” làm sống lại một thời làm báo oai hùng ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội. 

Những nhân chứng sống của báo chí cách mạng

Những trang báo đã nhuốm màu vàng ố theo thời gian, chiếc máy in thô sơ cũ kỹ đã làm sống lại sự hào hùng, tinh thần bút chiến của những người làm báo thời kỳ cách mạng. Hàng nghìn các hiện vật, tư liệu đặc biệt là các sản phẩm báo giấy đã được nhiều nhà báo lưu giữ qua các thời kỳ cách mạng và hiến tặng cho bảo tàng báo chí Việt Nam. Đó chính là những nhân chứng sống cho một thời kỳ báo chí anh hùng của dân tộc ta. 

d7f85359a_1.jpg
Những tác phẩm báo in đầu tiên

Đặt chân đến nơi triển lãm, người xem sẽ bắt gặp hình ảnh chiếc máy in Lập Việt. Chiếc máy in sản xuất năm 1966 do Công ty CP in Việt Lập từ Cao Bằng mang xuống tặng với sự hỗ trợ chuyên chở, bảo dưỡng của Nhà in Tạp chí Cộng sản. Chiếc máy in gắn tên tuổi tờ báo Việt Nam Độc lập (số đầu tiên ra ngày 1/8/1941) do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tại Pắc Bó (Cao Bằng) 76 năm trước. Dù đã có tuổi đời 51 năm nhưng nếu được cắm điện và đổ mực thì chiếc máy in này vẫn có thể hoạt động bình thường.

d7f85359a_2.jpg
Chiếc máy in Lập Việt

Bên cạnh chiếc máy in hơn 50 tuổi, bốn pho tượng nhà báo liệt sỹ đúc đồng do nhà điêu khắc Trần Thanh Phong (TP. Hồ Chí Minh) thực hiện cũng gây ấn tượng sâu sắc với khách tham quan. Ông đã nối tiếp cha của mình – là cố nhà báo Trần Bình Quân khắc hoạ lại những liệt sĩ tiêu biểu trên chiến trường Tây Nam Bộ - trong đó có 4 bức tượng nhà báo liệt sỹ được ông tặng cho Bảo tàng báo chí Việt Nam như một niềm tôn kính đối với những nhà báo anh hùng cách mạng. 

Chia sẻ về các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng, thầy Nguyễn Hữu Sơn – phó viện trưởng viện Văn Học cho biết: “Chúng ta mỗi người chung tay một ít. Vì những người đi sưu tầm như những người mò kim đáy bể. Tư liệu hay sẽ không thể nói nó đang ở đâu để chúng ta đến lấy. Vì vậy những người học báo, làm báo, ai cũng cần xem đó như trách nhiệm của chính mình để trong quá trình học tập và làm việc có thể đóng góp cho bảo tàng nguồn tư liệu quý giá”.

Những nhà báo anh hùng 

Thời đại nào cũng làm nên những nhà báo anh hùng, đặc biệt vào những năm tháng cách mạng lại càng có ý nghĩa sâu sắc. Một thời kỳ cách mạng gian khổ đã vun đúc nên những nhà báo kiên trung, để rồi khi chiến tranh đi qua, họ ngồi lại và những câu chuyện làm báo ngày ấy vẫn luôn sục sôi đối với các thế hệ nhà báo trẻ . 

Ông Nguyễn Văn Thúy (nguyên chủ tịch Liên chi Hội Nhà báo Văn phòng Quốc hội) có dịp chia sẻ những kỉ niệm trong cuộc đời làm báo thời cách mạng đầy khó khăn của mình. Ông tham gia viết bài cho báo Quân đội nhân dân trong thời kì chống Mỹ gần 20 năm. Khi đó ông là binh nhất trong đơn vị. Cứ đến giờ nghỉ trưa ông lại mang bài báo của mình bỏ vào phong bì rồi đi bộ 7 km đến bưu điện để gửi. 

Ngày đó ông viết rất say sưa, cứ gặp chuyện gì viết chuyện đó. Ông bồi hồi kể về bài báo đầu tiên ông được đăng. Đó là bài viết về kỉ niệm người thầy giáo không ngại khó khăn đến tận nhà vận động ông đi học thời kì hạn nặng. Lần đầu tiên được đăng bài ông vô cùng xúc động. Từ đó về sau ông viết ngày càng nhiều, ngày càng say mê. 

Đề tài thì vô cùng phong phú, có khi phong trào hợp tác xã đi xuống, đội trưởng không điều hành, có một cô thanh niên đứng ra điều hành tổ sản xuất, ông viết ngay một bài “Khi ông đội trưởng đi vắng”. Có khi đến nơi đóng quân của đơn vị, gặp một chiến sĩ nhà cách đơn vị chỉ 1 cây số nhưng vẫn đóng quân ở đơn vị 3 ngày không đảo ngũ, trong khi hiện tượng đảo ngũ xảy ra ở nhiều thanh niên, ông nảy ra ý tưởng viết bài “Dù chỉ cách nhà một cây”. Bài báo gửi về báo Quân đội nhân dân đã được đăng ngay. 

Hay cũng có khi chỉ từ một cái bắt tay với một đại tá khi ông Thúy là lính mới và được nghe kể về gia đình đại tá có 12 người đi làm bộ đội. Vậy là ý tưởng ngay lập tức được vẽ ra trong đầu nhà báo trẻ khi ấy. Bài báo “Một gia đình 12 quân nhân” đã khiến cho người đại tá năm đó vô cùng xúc động. 

Nhà báo lão thành Đặng Minh Phương từng làm việc ở ba tờ báo của Đảng: Cứu quốc Nam Trung Bộ, Cờ Giải phóng và Nhân Dân. Xuyên suốt cả một giai đoạn dài phục vụ cách mạng, người chiến sĩ cầm bút ấy vừa là người trong cuộc, vừa là người ghi lại những sự kiện lịch sử của đất nước. Ông luôn thể hiện rõ tinh thần chiến đấu trong các bài viết của mình, đề cao phê phán cách nhìn cũng như lập luận đánh giá sai lầm, xuyên tạc lịch sử giúp bạn đọc hiểu rõ thêm chân tướng của các nhân vật như Bảo Đại, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim...

d7f85359a_3.jpg
Nhà báo lão thành Đặng Minh Phương (ở giữa) chia sẻ kinh nghiệm làm báo với các bạn trẻ

Dù ở thời bình hay thời chiến luôn cần sự xông pha của các nhà báo. Những câu chuyện làm báo cách mạng của những nhà báo lão thành sẽ là hành trang và là động lực để thế hệ trẻ làm báo vững tin trên con đường cầm bút của mình. 

Phạm Lan Phương, Lê Thị Thảo, Lê Thị Hằng, Nguyễn Hạnh Thu, Phạm Thị Thùy Chi, Desovanh 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN