Sự chủ động cần thiết trong đào tạo theo tín chỉ
(Sóng trẻ ) - Buổi hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo theo tín chỉ” được khoa Phát thanh – Truyền hình tổ chức chiều 21/9 đã thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp. Trong đó, sự chủ động của sinh viên trong học tập, sự thay đổi cần thiết từ nhà trường, giảng viên, sinh viên là những vấn đề được nhấn mạnh.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền mới tiếp cận với hệ thống đào tạo theo tín chỉ nên không thể tránh được những hạn chế như hoàn thiện hệ thống phần mềm, đảm bảo đội ngủ giảng viên hay trang bị thiết bị học tập.
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, chủ trì hội thảo cho biết : “Khoa Phát thanh – Truyền hình tổ chức hội thảo nhằm lắng nghe các ý kiến từ các phía liên quan trong không khí thân mật, cởi mở. Để từ đó, có những thay đổi cần thiết nhằm nâng cao chất lượng học tập theo tín chỉ”.
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Trưởng khoa Phát
thanh – Truyền hình chủ trì cuộc hội thảo
Cần thay đổi từ nhiều phía
Mở đầu cuộc hội thảo, ThS. Trương Hoài Trâm, giảng viên khoa Phát thanh - Truyền hình nêu ý kiến cá nhân: “Lớp tôi được phân công dạy có tới 60 em sinh viên, trong đó sinh viên đến từ nhiều lớp với các chuyên ngành như: Báo in, Xây dựng Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh theo học. Điều này gây khó khăn cho tôi trong việc quản lí lớp. Có những sinh viên học năm 4, nhưng có những sinh viên mới chỉ năm nhất. Sự chênh lệch về nền tảng kiến thức của sinh khiến tôi phải cân nhắc khi giao bài tập và chấm bài”. Hơn nữa, theo ThS. Trương Hoài Trâm, lớp đông làm cho lớp thiếu sự gắn kết, khó khăn trong chia nhóm thực hành và phương tiện bao quát lớp chưa đầy đủ.
ThS. Trương Hoài Trâm nêu ý kiến của cá nhân
Về phía sinh viên, bạn Đoàn Thị Quỳnh Nga, lớp Báo mạng điện tử K34 có ý kiến: “Khóa em được đào tạo theo tín chỉ từ khi vào trường. Ưu điểm là chúng em được đăng kí dễ dàng theo lịch học của nhà trường. Nhưng nhược điểm là việc đăng kí tín chỉ đầu mỗi kì, có những trục trặc về kĩ thuật.”
Gây được sự chú ý trong hội thảo là tham luận của TS. Nguyễn Trí Nhiệm, Nguyên Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, thầy cho hay: “Tôi đã từng làm đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề cô Trâm thắc mắc. Theo đó, đổi mới phương pháp đào tạo nhưng logic chương trình vẫn phải đảm bảo, môn học nào cần học trước, môn nào học sau. Học tín chỉ sẽ giảm lí thuyết, tăng thực hành. Để làm bài tập thực hành cần có phương tiện, cơ sở dữ liệu cho sinh viên là cực kì quan trọng, sinh viên có thể dựa vào đó để làm bài tập. Theo tôi, nên có thư viện điện tử. Chung quy, muốn đào tạo theo tín chỉ có chất lượng cần sự thay đổi từ nhiều phía. Nếu không quản lí tốt chất lượng đào tạo sẽ không được như mong muốn.”
Khách mời trong buổi Hội thảo - phóng viên Anh Thu, kênh VOV2 đồng tình với TS. Nguyễn Trí Nhiệm về việc xây dựng thư viện điện tử làm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên.
TS. Vũ Thị Kim Hoa, đại diện Ban Đào tạo Học viện trả lời vấn đề của của Ths. Hoài Trâm. Theo đó, đào tạo tín mỗi lớp chỉ được xếp từ 40 – 75 sinh viên, học lí thuyết gộp. Khi học thực hành, giảng viên có thể tách đôi lớp, trong cách chấm bài, chấm đúng theo năng lực của sinh viên. TS. Kim Hoa giải thích cụ thể về cách thức đăng kí tín chỉ để tránh những sai sót đáng tiếc. Cùng với đó, đại diện ban Đào tạo Học viện cũng đưa ra quan điểm của phòng đào tạo: hỗ trợ, ủng hộ tuyệt đối cho sinh viên nếu làm đúng. Mọi thắc mắc có thể gặp Phòng Đào tạo để được giải đáp.
Sự chủ động cần thiết
Điểm chung trong ý kiến được của các thành viên dự Hội thảo là sự chủ động của sinh viên khi học theo tín chỉ cũng như khi thực tập. Đào tạo theo tín chỉ đã đổi sang lấy người học làm trung tâm, đòi hỏi người học phải thực sự tự giác trong học tập.
“Người học còn ít trao đổi, ít chia sẻ, ít tranh luận. Khi học tín chỉ, giờ học trên lớp sẽ giảm lí thuyết. Vấn đề ở đây là tính tự giác, tự chủ của người học. Thay đổi phương pháp học tập: người học phải chủ động. Thứ nhất, người học tiếp cận lí thuyết của việc đọc. Người học tăng kĩ ngăng thực hành. Để làm bài tập thực hành cần có phương tiện.Và sinh viên phải nghĩ ra gì đề làm, tức là có đề tài. Sinh viên tự giác trong học tập là tốt, sinh viên chưa tự giác, giảng vên cần có biện pháp kiểm tra.” – TS. Nguyễn Trí Nhiệm nêu ý kiến ngay đầu tham luận. Đồng thời dẫn ra những ví dụ trong giờ học của thầy về việc sinh viên thiếu sự chủ động trong việc đọc, việc học. Thầy khẳng định điều cần thiết với sinh viên là sự chủ động của sinh viên trong học tập, tự trang bị kiến thức, tự tìm cho mình phương pháp học hiệu quả.
TS. Nguyễn Trí Nhiệm, Nguyên Trưởng khoa PT – TH đã có những chia sẻ, góp ý thắng thắn tại hội thảo
Nhà báo Hoàng Đức Long, Trưởng phòng thời sự - chính trị truyền hình Thông tấn xã Việt Nam cũng đưa ra ý kiến: “Sinh viên cần có kiến thức cơ bản về báo chí, phải tìm hiểu trước cơ quan thực tập. Như thế sẽ tao được thiện cảm, xác định được chuyên mục , thể loại phù hợp với năng lực để cộng tác. sinh viên cần chủ động nhiều hơn, tự trang bị kiến thức cho mình.”
Sinh viên Lê Trọng Quốc, lớp Báo truyền hình K35A1 cho rằng đúng là hiện nay nhiều sinh viên còn lười. Tuy nhiên, bạn cũng bày tỏ mong muốn nhà trường, khoa tạo nhiều hơn nữa cơ hội thực hành cho sinh viên.
sinh viên Lê Trọng Quốc bày tỏ ý kiến
Những giảng viên trong khoa đã giải đáp ý kiến của bạn, khẳng định khoa luôn có những cơ hội cho sinh viên. Điều quan trọng là sinh viên phải chủ động nắm bắt và duy trì.
Kết thúc Hội thảo, các ý kiến đã được ghi lại, giảng viên bày tỏ mong muốn sinh viên chủ động, tự giác trong học tập. Sinh viên cũng mong muốn được tạo điều kiện, hỗ trợ tốt nhất trong suốt thời gian theo học tại Học viện.
Bắt kịp những đổi mới của nền giáo dục, từ năm 2014, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tiến hành chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Đây được cho là phương pháp đào tạo tiên tiến trên thế giới, theo đó, sinh viên được quyền tự do đăng kí môn học và giảng viên dạy phù hợp với bản thân. Thậm chí sinh viên có thể học vượt, ra trường sớm.
|
Hồng Ánh – Hà Hiền
Cùng chuyên mục
Bình luận