Sử dụng tiếng động hiện trường trong phát thanh

(Sóng Trẻ) - Trong một tác phẩm báo chí phát thanh, bên cạnh lời nói, giọng đọc của Biên tập viên, phát thanh viên và tiếng nói của người được phỏng vấn, thì tiếng động hiện trường là một thành tố hết sức quan trọng. Khai thác, sử dụng có hiệu quả tiếng động hiện trường sẽ tạo cho tác phẩm có thêm sức hấp dẫn và thu hút người nghe.

Không át giọng đọc

Một tác phẩm phát thanh bao giờ cũng gồm phần đọc và phần âm thanh, tiếng động. Để có một tác phẩm hay thì trong tác phẩm phát thanh cần có sự cân bằng giữa hai phần này. 

883de9fa0_1322788720vntm_mc9.jpg

Không được để tiếng động át mất giọng đọc của phát thanh viên

Ta đều biết là phần đọc của phát thanh viên mới là phần cung cấp thông tin chính cho người nghe còn phần tiếng động hiện trường thì giúp người nghe cảm nhận được không khí hiện trường làm sống động tác phẩm. Vì vậy nếu như âm thanh tiếng động để át mất giọng đọc của phát thanh viên thì sẽ làm người nghe không nghe rõ phần đọc hoặc sẽ cảm thấy rối loạn. Trong trường hợp đó thì tác phẩm đã không thực hiện được nhiệm vị cung cấp thông tin cho người nghe và tác phẩm sẽ thất bại.

Không lạm dụng 

Nhiều không phải lúc nào cũng tốt. Trong sử dụng tiếng động hiện trường trong phát thanh cũng vậy. Trong một tác phẩm phát thanh nếu ta sử dụng quá nhiều tiếng động hiện trường, nhiều đến mức dư thừa thì sẽ khiến người nghe cảm thấy bị rối loạn. Người nghe sẽ bị mất tập trung và không nghe được nội dung thông tin mà tác phẩm mang lại

Tiếng động hiện trường có chức năng hỗ trợ và cung cấp thông tin cho tác phẩm, nên rõ ràng người viết cần phải chọn tiếng động nào là đặc trưng nhất cho chi tiết, nội dung mà mình muốn nói để đưa vào tác phẩm phát thanh.

Sử dụng phù hợp

Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia trong lĩnh vực báo chí phát thanh, khi tới hiện trường, phóng viên nên thu tất cả những tiếng động có thể. Khi bắt tay vào làm tác phẩm, ta đã có một kho tiếng động phong phú, có thể sử dụng vào nhiều tình huống, chi tiết của tác phẩm một cách phù hợp nhất. 

Vấn đề nữa là làm sao thu được tiếng động như mình mong muốn. Bởi trên thực tế, có trường hợp phóng viên thu tiếng động của của dòng suối dữ dằn trong cơn lũ, nhưng khi về mở nghe lại, nhiều người cứ tưởng đó là tiếng xe ben đổ đá. Như vậy, bên cạnh khả năng quan sát và tư duy, diễn đạt, người làm báo phát thanh phải rèn luyện về kỹ năng rất nhiều để có đôi tai thật tinh, có thể “ bắt” đúng tiếng động mình mong muốn.

Tiếng động hiện trường có vai trò lớn, nhưng trong thực tế nó lại chưa được sử dụng thường xuyên và số tác phẩm sử dụng tiếng động thành công chưa phải là nhiều. Có thể nói, nguyên nhân chính là nhiều phóng viên còn lúng túng trong việc chọn thu, sử dụng đến hòa âm tiếng động. Chính vì vậy cần phải biết cách sử dụng âm thanh tiếng động trong phát thanh.


Đặng Tố Quyên
Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN