Tâm lý "ngại hòa nhập" hậu giãn cách

(Sóng trẻ) - Khi toàn xã hội đang thiết lập trạng thái bình thường mới, một số người trẻ cảm thấy không còn phấn khích và mong chờ được ra đường để tái hòa nhập cộng đồng. Tình trạng này đang dần trở nên phổ biến ở hầu hết quốc gia trên thế giới.

Tiêm đủ hai mũi vẫn cảm thấy bất an

Vốn là người hoạt náo, tham gia nhiều câu lạc bộ trong trường, tuy nhiên từ dịp nghỉ lễ 30/4, bạn Thu Trang (Sinh viên năm 2, Đại học Ngoại thương) đã bị kẹt lại ở quê. Những tuần đầu tiên học trực tuyến tại nhà, bạn cho biết mình cảm thấy chán nản và mệt mỏi khi phải tiếp xúc với màn hình máy tính quá nhiều, không có được sự tương tác linh hoạt với thầy cô và các bạn trong lớp. Nhưng gần 7 tháng trôi qua, Thu Trang giờ đây lại đối diện với một trạng thái hoàn toàn khác biệt “chỉ muốn làm mọi việc trong khuôn khổ căn phòng, ngại ra đường và tiếp xúc với người lạ”.

Trước khi đại dịch bùng phát, bạn Thùy Dung (25 tuổi, Hưng Yên) vẫn thường dành thời gian rảnh rỗi cuối tuần để gặp gỡ bạn bè, uống cà phê, đi mua sắm hay du lịch ngắn ngày. Sau thời gian giãn cách, dù đã được tiêm phòng đầy đủ, các hàng quán, trung tâm thương mại và một số điểm tham quan cũng hoạt động trở lại nhưng những sở thích, thói quen cũ đã dần biến mất. Vì lo lắng nhiễm bệnh, Thùy Dung đã lựa chọn cách ở nhà xem phim, mua sắm online thay vì có những cuộc hẹn bên ngoài.

Lứa tuổi học sinh cũng không ngoại lệ. Khánh Hà (17 tuổi, THPT Văn Lâm, Hưng Yên) và Ngọc Linh (16 tuổi, THPT Văn Lâm, Hưng Yên) cảm thấy không còn mong chờ được đi học trực tiếp như trước nữa. Việc học trực tuyến và tự nghiên cứu bài tập tại nhà đã dần hình thành cảm giác ngại ra đường, không muốn tụ tập bạn bè học nhóm hay tham gia các hoạt động cộng đồng như trước vì sợ vướng vào rủi ro nhiễm bệnh.

khanh-ha-cam-thay-thoai-mai-khi-hoc-online-tai-nha-tam-li-ngai-hoa-nhap-hau-gian-cach.png
Khánh Hà cảm thấy thoải mái khi học online tại nhà

 

Thói quen bình thường hay một loại bệnh lí?

Bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này, Thuỳ Dung cho rằng những biểu hiện không muốn ra đường, ngại giao tiếp với người khác, thậm chí ít chia sẻ trên mạng xã hội là một triệu chứng bình thường của thói quen. “Khi mình đã có một vỏ bọc an toàn là ngôi nhà, quen thuộc với không gian hẹp và giao thiệp với ít người thì việc đột ngột bước ra một không gian mở còn tiềm ẩn nhiều mối nguy dịch bệnh đương nhiên khiến mình lo lắng và bất an. Muốn quay lại nhịp sống, hoạt động cũ thì chắc chắn phải mất một thời gian để phá bỏ những rào cản vô hình”.

Theo khảo sát của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ, 49% người Mỹ cho biết họ cảm thấy không thoải mái khi quay lại tương tác trực tiếp với ai đó sau khi đại dịch kết thúc. Tình trạng này có xu hướng phổ biến và được Arthur Bregman- tiến sĩ tâm thần người Mĩ gọi với cái tên chưa chính thức là “hội chứng hang động” (cave syndrome). Ông đã phát hiện ra rằng nhiều bệnh nhân của mình lo lắng khi ra khỏi nhà và tương tác với người khác dù những hạn chế về COVID đã được dỡ bỏ. Một số thì chỉ khó chịu nhưng số khác thì sợ hãi đến tột độ.

Hội chứng hang động mô tả sự miễn cưỡng phải quay trở lại những thứ cũ sau khi đã quen với những thứ bình thường mới. Nó bắt nguồn từ 3 yếu tố: thói quen, nhận thức rủi ro và kết nối xã hội. Trong đại dịch, con người phải hình thành thói quen đeo khẩu trang, tiếp xúc trong một khoảng cách nhất định, hạn chế tụ tập nơi công cộng. Mọi người phải mất nhiều thời gian, thậm chí là rất khó từ bỏ thói quen khi đã tạo lập nó.

Tuy nhiên, con người đang được trấn an bởi giới khoa học. Những nhà nghiên cứu cho rằng hội chứng này là một trải nghiệm bình thường và mới chỉ được Arthur Bregman đặt tên chứ chưa được phê duyệt chính thức. Tâm lý chung của đại đa số mọi người sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh là lo lắng - một cảm xúc thông thường và dễ gặp khi phải đối diện với một sự kiện gây chấn động. Vậy nên lo lắng, sợ hãi trước đại dịch không có nghĩa là bạn mắc phải hội chứng hay rối loạn.

Đối mặt với nỗi sợ hãi

Một phương pháp giúp bản thân thoát ra khỏi cái kén của mình là “so sánh xã hội theo chiều hướng xuống”. Thay vì đặt bản thân với những người giao tiếp xã hội nhiều hơn mình, hãy so sánh bản thân với những người ít giao lưu hơn bạn. “Một số so sánh xã hội khiêm tốn có thể khuyến khích bạn giao tiếp xã hội nhiều hơn, nhưng nếu bạn bắt đầu so sánh mình với người bạn đi chơi hàng đêm, bạn có thể bắt đầu cảm thấy tồi tệ về bản thân”, Alan Teo - phó giáo sư tâm thần học tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon ở Portland khuyến cáo.

Bên cạnh đó, ông Bregman cũng cho lời khuyên “Hãy luôn suy nghĩ tích cực, tưởng tượng về những hoạt động tuyệt vời mà bạn đã tham gia trước đại dịch, chẳng hạn như ăn uống ở nhà hàng với bạn bè, nghe nhạc… Bước cuối cùng là hình dung mục tiêu của mình và những gì có thể hoàn thành khi rời khỏi "hang động". Đối với những người lo sợ rời khỏi nhà nên thực hiện phương pháp này càng sớm càng tốt bởi ở trong hang càng lâu, người ta càng khó ra ngoài”.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN