Tấm vé vào đại học: Giấc mơ song hành với những âu lo

(Sóng trẻ) - Học sinh lớp 12 đang chuẩn bị bước vào kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời mình. Cánh cửa đại học chính là dấu mốc ghi nhận cả một quá trình nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ của các em. Năm nay, lại một đợt thi “đặc biệt” nữa được tổ chức do tình hình dịch Covid-19 có diễn biến căng thẳng. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và công tác ôn tập của những học sinh cuối cấp.

Gánh nặng điểm số đeo bám ngày đêm

Em Lê Diệp - học sinh trường THPT Chuyên Sơn La chia sẻ với phóng viên: “Định hướng ban đầu là thi theo khối B (Toán, Hoá, Sinh) nhưng rồi em nhận ra mình thật sự yêu thích ngành truyền thông hơn cả nên đã “đánh liều” chuyển qua học ban D năm lớp 11. Bởi học chậm kiến thức hơn các bạn một năm nên em rất lo lắng về kỳ thi đại học năm nay. Mặt khác vì ở quê em không có nhiều lớp học thêm nên chủ yếu thời gian em dành để tự học và đăng ký những lớp học online”.

Hay theo em Phạm Bích Ngọc (học sinh lớp 12, trường THPT Hải An, Hải Phòng) vì điểm thi thử những lần gần đây chưa được cao nên để có cơ hội đỗ vào Đại học Ngoại Thương em phải nỗ lực học ngày, học đêm, sau khi học 4 ca ở trường và những lớp ôn bên ngoài, em phải làm bài tập và ôn lại kiến thức vào đêm.

unadjustednonraw_thumb_3a1.jpg
Ngọc và các bạn tranh thủ trao đổi thêm về bài học trong giờ ra chơi (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Chia sẻ về vấn đề áp lực của học sinh cuối cấp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu: “Học sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2021 không chỉ chịu tác động bởi tình hình dịch bệnh của năm nay mà còn chịu ảnh hưởng từ lớp 11, bởi vậy nội dung đề thi phải gắn rất sát với hoạt động dạy và học trong điều kiện dịch bệnh, đồng thời gắn với chuẩn đầu ra chương trình phổ thông".

unadjustednonraw_thumb_3a3.jpg
"Ổn định" là từ khoá được Bộ trưởng nhấn mạnh trong cuộc họp chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghệp THPT năm 2021 (Ảnh: Internet)

Nhưng nhìn chung, vì tỷ lệ chọi của các trường top đầu rất cao đồng thời còn bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh, học sinh tại một số tỉnh thành phải học online nên các em không tránh khỏi cảm giác lo âu, sợ hãi thậm chí còn là tuyệt vọng mỗi lần nhắc đến chuyện học và thi.

unadjustednonraw_thumb_39f.jpg
Điểm chuẩn tại những trường top đầu trong 2 năm 2019-2020 (Nguồn: TTXVN)

Mông lung vào sự lựa chọn của bản thân trước áp lực gia đình và tương lai

“Ngọn lửa đam mê với báo chí trong em được thắp lên từ nhỏ bởi người bác ruột - một nhà báo đa tài. Tuy nhiên cha mẹ lại định hướng em theo ngành kinh doanh để tương lai sẽ nối nghiệp gia đình. Ngoài ra mọi người còn cho rằng, con gái khi theo ngành báo chí sẽ vất vả, hay phải đi sớm về khuya, khó lo chuyện chồng con sau này nên em đã gặp phải rất nhiều trở ngại đến từ gia đình khi quyết định đăng ký nguyện vọng 1 là Báo Truyền hình thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền” - Lời tâm sự đầy trăn trở của Lê Quỳnh Trang (12c12 - trường THPT  Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi).

unadjustednonraw_thumb_3a2.jpg
Quỳnh Trang ôn thi học sinh giỏi cấp thành phố môn địa lý đến tận tối muộn để mong muốn có cơ hội được cộng điểm khuyến khích (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Hơn nữa, theo em vì có quê ở Quảng Ngãi - một tỉnh xa xôi, chưa có sự phát triển về báo chí, truyền thông nên nỗi lo sợ nếu theo ngành báo chí thì sẽ khó xin việc tại quê nhà luôn đeo bám em. Chưa kể nếu đặt chân vào ngôi trường này, em e rằng tài chính gia đình sẽ không đủ để chu cấp cho việc sinh sống và học hành tại Hà Nội.

cj472bkyriwbgsvnuchpmg_thumb_3a0.jpg
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là ngôi trường mơ ước của Trang và biết bao em học sinh khác (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Đưa ra lời khuyên về việc vượt qua áp lực để đăng ký đúng nguyện vọng thi, cô Hằng (giáo viên trường THPT Hải An, Hải Phòng) đã chia sẻ “Các em nên tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh để nắm rõ hơn về quy chế, những đổi mới trong kỳ thi năm nay. Tuy nhiên, bên cạnh lời khuyên của gia đình, nhà trường hay thầy cô, các em nên lắng nghe bản thân mình nhiều hơn, hiểu rõ năng lực, thế mạnh, đam mê và nghề nghiệp muốn theo đuổi. Đồng thời cần phải nhìn nhận xu thế thời đại để biết rằng công việc nào sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai, từ đó để lựa chọn những nguyện vọng thi phù hợp”.

pqjsg8nqseko8r71u8rfbq_thumb_39e.jpg
Cô Hằng và học sinh trường THPT Hải An (Hải Phòng) trong buổi tư vấn tuyển sinh đại học năm 2021 (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN