Tau Tù lu - Môn thể thao truyền thống của người Mông



(Sóng Trẻ) - Trong ký ức từng đứa trẻ cho đến người già của đồng bào dân tộc Mông, tau Tù lu như một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, tạo nên sợi chỉ gắn kết mọi người lại với nhau. “Tau la!” (đánh đi), tiếng thúc giục, cổ vũ, cười đùa vẫn vang mỗi ngày ở bản Ma Sang, Nậm Pì.


Đánh cù ở Ma Sang 
Đi sâu vào làng bản, vùng miền núi thuộc bản Ma Sang, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. hình ảnh những bé trai người Mông tụ tập thành nhóm với quần áo bụi đất, tay đang cầm chiếc cù quay thi nhau ném là không khó bắt gặp vào những buổi chiều tà.

Người Mông ở đây, khi được hỏi đến quả cù thì không một người nào là không biết đến đồ vật đã đi theo mình suốt từ những ngày ấu thơ, kể cả khi lúc đến trường.

c445e83f7_anh_1.png
Trẻ em người Mông học đánh cù từ nhỏ nên đánh cù rất chuyên nghiệp trong từng động tác

Cứ mỗi độ xuân về, hay những dịp lễ hội, bên cạnh tổ chức các trò chơi dân gian khác như: đánh yến, bắn nỏ, múa khèn, trèo cây… Tu lu là trò chơi chưa bao giờ vắng mặt trong ngày hội vui như thế này. Cù gắn liền với cuộc sống của người Mông như một vật dụng đã quen thuộc của các chàng trai người Mông.

“Đánh cù từ rất lâu rồi, lúc còn nhỏ thì đã biết có cù thôi, không biết là có từ bao giờ nên chỉ nghe các cụ ngày xưa kể chuyện lại.” Thào Mí Dia chia sẻ.

Chiều nào bản Ma Sang cũng nhộn nhịp đông vui đánh cù, những người không đánh thì đến ngồi hai bên xem và bình luận. Có những hôm lũ trẻ con được đánh chung với người lớn, còn hôm nào mà đông quá thì lại chia người lớn và bọn trẻ tự chơi cù riêng với nhau.

“Bản Ma Sang có nhiều chỗ để đánh cù lắm, có thể đánh ở sân trường, ở sân gần nhà đánh trên đồi… ở đâu chúng tôi cũng có thể chơi  cù”,A Dê cười, tự hào chia sẻ.  

Nhìn thấy sự đơn thuần, giản dị của trò chơi, tưởng chừng chơi cũng rất đơn giản. Nhưng để chơi cù tốt thì đòi hỏi ở người chơi phải là người có sức khỏe tốt mới ném được cù đi xa, sự khéo léo, chuẩn xác và thành thạo trong từng động tác. 

Anh Giàng A Lừ người đầm đìa mồ hôi, vừa quấn dây quanh cù vừa hả hê chia sẻ: “Đánh cù vui lắm, những ngày Tết chúng tôi còn đánh cả ngày mà không thấy chán, không biết mệt cơ.” Mỗi buổi chiều bình lặng của núi rừng, trời đất, bản làng lại vang lên tiếng ồn ào, nhộn nhịp, cười đùa của các chàng trai cô gái người Mông sau mỗi lần đánh quay trượt hoặc quay va vào nhau.

 “Tu lu” luôn sống mãi với đồng bào Mông

Từ một trò chơi dân gian, đánh cù đã trở thành môn thể thao yêu thích nhất của dân tộc Mông và ngày càng được đầu tư phát triển. 

Trò chơi đánh cù mang tính giải trí cao, lành mạnh giúp rèn luyện sức khỏe, tham gia dễ dàng, đơn giản, không quy luật cầu kỳ, bất kỳ ai muốn chơi cũng được nên đã thu hút được đông đảo người chơi và lặng lẽ đi vào đời sống của đồng bào Mông lúc nào không hay biết, tồn tại một cách bền bỉ, dẻo dai như chính những con người này vậy.

Thào A Nếnh phấn khởi chia sẻ sau một loạt các câu bình luận cho hai đội chơi, năm nào  bản cũng tổ chức cuộc thi đánh cù với các mức giải từ cấp thôn, xã, huyện, mọi người đều vui mừng, phấn khởi tham gia cuộc thi với tâm thế sẵn sàng. “Chiều nào chúng tôi cũng đánh cù vì đi nương rẫy về không biết làm gì cả, nên tập trung mọi người cùng nhau đánh cù cho vui.”

 Điều này cho thấy các trò chơi dân gian nói chung, đánh cù nói riêng đã không bị đẩy lùi vào quá khứ và một số trò chơi còn được đưa vào trường học để rèn luyện sức khỏe, kích thích sự thông minh của học sinh.

c445e83f7_anh_2_2.jpg
Quả cù ngày nay được đẽo rất đẹp, chắc và được trang trí, sơn nhiều loại màu thêm sinh động  Ảnh: internet

c445e83f7_anh_3_2.jpg
Đánh cù phát triển mạnh ở cộng đồng người  Mông tại Mỹ, Lào, Thái Lan trở thành một môn thể thao hàng ngày và tổ chức các cuộc thi đấu vào tháng 4 hàng năm. Ảnh:Internet

Đánh cù là một trò chơi  không chỉ người Mông mà còn ở tất cả các sắc tộc của Việt Nam. Tuy nhiên nó không được phổ biến như ở cộng đồng người Mông và dần bị lãng quên đi.

Thú chơi vui này giúp người Mông rèn luyện sức khỏe, độ khéo léo, tin nhanh và phán đoán tốt. Đánh cù nói riêng và các trò chơi dân gian nói chung là bản sắc văn hóa vừa thể hiện tính đoàn kết, sự gắn bó yêu thương nhau giữa cộng đồng các thôn, bản, đó là sợi chỉ cố kết bền chặt cần được phát huy trong mỗi thời đại nhằm tạo sức mạnh của cá nhân, tập thể trong việc xây dựng, phát triển bản làng, quê hương giàu đẹp…

Tiếng cười khúc khích, tiếng va vào nhau của những quả cù quay vang lên là tiếng nhạc thân thuộc của làng Ma Sang, Nậm Pì, một ngày nữa của người Mông nơi đây lại qua đi trong bình an, ấm áp…

  Giàng Kía
                                                                                            Báo Đa phương tiện K34A2










Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN