Tây Nguyên mùa về giữa lòng thủ đô

(Sóng trẻ) - Sáng 16/4, Khoa Văn hóa Dân tộc thiểu số, Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức ngày hội với tên gọi “Tây Nguyên mùa về” nhằm tái hiện lại lễ cúng lúa chín truyền thống của người Ê - đê, đồng thời tạo không gian vui chơi, giao lưu cho các sinh viên trong và nài trường.

Nói đến Tây Nguyên, chúng ta lại nhớ tới một vùng cao nguyên đầy nắng và gió, tới vẻ đẹp của núi rừng, của ngững con sông, con suối với những con người chân chất, mộc mạc đã tạo nên nét đẹp độc đáo của vùng đất này

Cứ mỗi khi mùa về, những bông đã chín vàng trên nương, đồng bào Ê-đê, tỉnh Đắc Lắc lại tổ chức lễ cúng lúa chín để để cảm tạ thần linh. Đây là một nghi lễ có ý nghĩa lớn trong quá trình sản xuất của đồng bào. Lễ cúng được tổ chức sau khi đến mùa thu hoạch lúa tại các nương rẫy của người Ê-đê. Trước khi cho lễ cúng, đồng bào phải chuẩn bị mâm cúng gồm các lễ vật: 1 đầu heo, 1 đuôi heo và 4 cái đùi kèm theo 2 bát tiết. Lễ cúng cũng không thể thiếu 3 chén rượu cần nhỏ và 1 bát rượu. Các lễ vật sẽ được sắp xếp ngay ngắn xung quanh bàn cúng trên một khoảng đất trống tại trung tâm của dãy. Để thành tâm với thần linh, thầy cũng thực hiện nghi thức cúng giàng.

Các bạn sinh viên đã tái hiện lại sinh động lễ cúng thần lúa của dân tộc Ê-đê

Đến với ngày hội, các bạn trẻ đã được hòa vào không gian văn hóa buôn làng Tây Nguyên, được thả hồn trong cảm giác bâng khuâng, rung động về những miền hoang dã của tiếng nhạc, tiếng chiêng.

92118fbd5_anh_1min.jpg
Tiết mục ngày hội “Tiếng vọng đại ngàn”, mang đậm hồn cốt của người dân Ê-đê trên núi rừng Tây Nguyên

92118fbd5_anh_2min.jpg
Những điệu múa của các cô gái cao nguyên vừa nhẹ nhàng vừa khỏe khoắn 

92118fbd5_anh_3min.jpg
Vũ khúc “Chiều lê bản thượng” của vùng núi cao nguyên vừa âm thầm, vừa tĩnh mịch xứ Thượng, do 2 bạn sinh viên khoa dân tộc thiểu số thể hiện 

Sau khi tiến hành lễ cúng, dân làng sẽ thưởng thức lễ vật và coi đó như một niềm vui, niềm may mắn. Đó chính là những món đặc trưng của vùng đất đỏ bazan: canh cá đắng, rau sắn sào cá khô, gà nấu măng,… Tất cả những món ăn đều được lấy từ những nguyên liệu tự nhiên, có sẵn ở núi rừng Tây Nguyên.

eba570b6d_anh_4min.jpg
Các bạn trẻ hào hứng thưởng thức những món ăn đặc sản của Tây Nguyên

Uống rượu cần là một nét đẹp của đồng bào Tây Nguyên nói chung và dân tộc Ê-đê nói riêng. Không đơn thuần là nghĩa vụ với các thần linh, nó còn biểu hiện đầy đủ tính tập thể, cộng đồng, lòng mến khách của gia chủ, mang đến cảm giác say la đà, dễ kích thích tâm trạng của con người, giúp họ trở nên vui vẻ, cởi mở, hòa đồng với nhau. Càng nhiều rượu cần, lễ càng vui. Nó như một sợi dây gắn kết cộng đồng, trở thàng phương tiện văn hóa có sức sống lâu bền trong đời sống cư dân Tây Nguyên. 

eba570b6d_anh_5min.jpg
Rượu cần - một thứ không thể thiếu trong các ngày lễ, hội ở Tây Nguyên

Bạn Phạm Hồng Phượng, sinh viên năm thứ ba, trường đại học Văn hóa Hà Nội, chia sẻ: “Ngày hội này thực sự bổ ích, có rất nhiều hoạt động mới lạ, đặc trưng của Tây Nguyên. Đặc biệt khi được uống thử rượu cần, mình thấy khác hẳn với rượu thông thường, nó có vị ngọt ngọt, cay cay, gợi cho mình cảm giác như đang ở núi rừng cà phê Tây Nguyên. Qua đây cũng giúp mình và các bạn sinh viên khác hiểu thêm về văn hóa của các dân tộc”.

eba570b6d_anh_6min.jpg
Trò chơi bịt mắt đánh chiêng truyền thống của đại ngàn Cafe
Hà Hiền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN