Bảo tàng Di chỉ Đào Tự tôn vinh văn hóa cổ đại

(Sóng trẻ) - Cách đây khoảng 4.000 năm, cư dân ở trung lưu sông Hoàng Hà, nơi khởi nguồn của văn hóa Đào Tự đã phát triển một hệ thống toàn diện để quan sát thời gian, nhờ đó họ có thể canh tác nông nghiệp hiệu quả và xây dựng cuộc sống thịnh vượng.

anh-tin-dich.jpeg
Một du khách đang xem triển lãm tại Bảo tàng Di chỉ Đào Tự ở Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây vào ngày 12 tháng 11 năm 2024. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Bằng chứng về điều này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Di chỉ Đào Tự ở Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc. Bảo tàng đã mở cửa cho công chúng vào thứ 3 vừa qua.

Ông Cao Giang Đào, người đứng đầu các cuộc khai quật tại di chỉ Đào Tự cho biết bảo tàng trưng bày tổng cộng 230 hiện vật hoặc bộ hiện vật, bao gồm đồ gốm, ngọc bích, xương, đồ đồng và đồ sơn mài. Những hiện vật này thể hiện một cách toàn diện các cuộc khai quật khảo cổ và kết quả nghiên cứu về di chỉ Đào Tự, có niên đại từ 3.900 đến 4.300 năm.

Ông Cao, một nhà nghiên cứu tại Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết thêm “Bảo tàng đã cung cấp một nền tảng để giới thiệu đầy đủ văn hóa Đào Tự, đồng thời mang đến cho du khách trải nghiệm hình ảnh tốt hơn với công nghệ kỹ thuật số.”

Di chỉ Đào Tự được phát hiện vào năm 1958. Kể từ năm 1978, hơn 5.500 di vật đã được khai quật. Với quy mô chưa từng có của tàn tích thành phố, nhiều khu vực chức năng, cung điện và lăng mộ được phân cấp rõ ràng, di chỉ này là một trong những di tích quan trọng của các kinh đô trong giai đoạn đầu của nền văn minh Trung Quốc.

Theo ông Cao, người đã khai quật và nghiên cứu di chỉ Đào Tự từ năm 2003, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra đài quan sát sớm nhất được biết đến ở Trung Quốc tại di chỉ này.

Đài quan sát bao gồm 13 cột đất nện được sắp xếp theo hình bán nguyệt. Đứng tại một điểm quan sát cụ thể, người quan sát có thể xác định các tiết khí dựa trên vị trí của mặt trời lúc bình minh. Ví dụ, ngày đông chí xảy ra khi mặt trời mọc từ khoảng trống hẹp thứ hai giữa các cột, trong khi xuân phân và thu phân được đánh dấu bởi khoảng trống thứ bảy. Các dụng cụ thiên văn khác được trưng bày bao gồm một vật dụng bằng đồng hình bánh răng mà các chuyên gia suy đoán đã được sử dụng để quan sát các chu kỳ của mặt trăng, cũng như một thiết bị gọi là "khuê biểu" gồm một thanh thẳng đứng đổ bóng lên một thước đo nằm ngang để chỉ thời gian trong ngày. Một thiết bị khác gồm năm đồng hồ cát bằng gỗ được sơn được cho là đã được sử dụng để đếm giờ.

Tất cả những công cụ này đã được sử dụng bởi văn hóa cuối thời kỳ đồ đá mới, chuyên trồng lúa mì, ngô, gạo và kê. Nhiều công cụ canh tác và hầm chứa ngũ cốc dư thừa đã được tìm thấy, cùng với di tích của chuột tre và cá sấu cho thấy khí hậu trước đây ấm và ẩm ướt.

Một trong những điểm nhấn của bảo tàng là một chiếc đĩa gốm vẽ được khai quật vào năm 1980, với hình ảnh một con rồng hai tai, cuộn tròn, phủ vảy và ngậm một cành cây trong miệng vuông.

Ông Cao cho biết, họa tiết rồng, được trừu tượng hóa từ nhiều loài thú khác nhau, giúp truy tìm nguồn gốc của vật tổ rồng trong văn hóa Trung Quốc. Ông nói thêm các nhạc cụ được trưng bày như khánh (đá nhạc), chuông đồng và trống đất nung bằng gỗ sơn, ban đầu được bọc da cá sấu, phản ánh trình độ nghi lễ cao của nền văn hóa này.

Ông Lý Quần, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Quốc gia, phát biểu tại lễ ra mắt bảo tàng rằng những khám phá và kết quả nghiên cứu liên tục về Đào Tự đã cung cấp tư liệu mới cho việc khám phá lịch sử cổ đại, hé lộ những đặc điểm của sự phát triển ban đầu của nền văn minh Trung Quốc. “Đó là bằng chứng thuyết phục và minh họa sinh động cho bản chất đa dạng và bao trùm của nền văn minh Trung Hoa không bị gián đoạn” ông nói và cho biết thêm rằng các cuộc triển lãm của bảo tàng cho thấy những thành tựu của văn hóa Đào Tự.

 

 

Nguồn: chinadaily

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
16 trường Đại học chính thức công bố phương thức tuyển sinh 2025

16 trường Đại học chính thức công bố phương thức tuyển sinh 2025

Tin nổi bật46 phút trước

(Sóng trẻ) - 16 trường Đại học trên cả nước chính thức công bố phương thức tuyển sinh năm 2025, nhiều điểm thay đổi mới tại các trường.

Bảo tàng Anh được tặng món quà quý giá nhất từ trước đến nay

Bảo tàng Anh được tặng món quà quý giá nhất từ trước đến nay

Tin nổi bật2 giờ trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Anh sẽ nhận món quà có giá trị cao nhất từ trước đến nay của một bảo tàng ở Vương quốc Anh, với việc tiếp nhận 1 tỷ bảng Anh giá trị của bộ sưu tập gốm sứ Trung Quốc.

Tọa đàm "Trường học hay Trường đời?" thu hút đông đảo sinh viên tại Đại học Thương mại

Tọa đàm "Trường học hay Trường đời?" thu hút đông đảo sinh viên tại Đại học Thương mại

Tin nổi bật3 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 14/11, tại Đại học Thương mại, tọa đàm hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời?" diễn ra sôi nổi, thu hút hàng trăm sinh viên tham dự.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN