Teen khoe ảnh ngồi đầu rùa, trèo bia mộ: Giới trẻ phải biết tự nhận thức mình!

(Sóng Trẻ) – Thời gian gần đây, dư luận xã hội - đặc biệt là cộng đồng mạng đã vô cùng phẫn nộ, bất bình trước hành vi đứng, ngồi trên đầu Rùa Văn Miếu và bia mộ liệt sĩ của một số bạn trẻ. Sóng trẻ đã có cuộc trao đổi với TS.Nguyễn Thị Ánh Hồng - Phó khoa văn hoá và phát triển, Học viện Báo chí Tuyên truyền nhằm góp phần tìm ra giải pháp chấm dứt hiện tượng trên. 

1444c16b6_nidaurua.jpg

Nữ sinh Sư phạm tự tin chụp ảnh trên đầu cụ Rùa và tự tin khoe "chiến tích".

PV: Thời gian qua, có hiện tượng một số bạn trẻ cố tình xâm phạm di tích lịch sử với các biểu hiện như: ngồi lên đầu cụ Rùa ở Văn Miếu, ngồi lên bia mộ liệt sĩ, trèo lên mốc chủ quyền biên giới ở Hà Giang… gây bức xúc dư luận xã hội. Tiến sĩ nghĩ như thế nào về vấn đề này?

TS.Nguyễn Thị Ánh Hồng: Họ làm tôi chợt  nhớ đến nhân vật Tú Tân trong tác phẩm Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng, chứng tỏ hiện tượng này không phải là mới;  mà từ đầu TK XX người ta đã chú ý tới nó - nó thể hiện văn hoá của con người. Tôi không tin hiện tượng trên phổ biến; thanh niên bây giờ có thái độ sống rất đúng đắn đối với giá trị lịch sử, văn hoá dân tộc. Nhưng, "con sâu làm rầu nồi canh", một vài người không ý thức được việc mình đang làm đã gây nên bức xúc, phản cảm trong con mắt người tiếp nhận. Những hành động này rất đáng bị phê phán!

PV: Hành động đứng, ngồi lên đầu cụ Rùa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những hành vi gây nhiều bức xúc nhất. Tiến sĩ nghĩ tại sao các bạn trẻ này lại hành động như thế? 

TS.Nguyễn Thị Ánh Hồng: Rùa là một biểu tượng trong tứ quý, tứ linh của Việt Nam và các Văn bia ở Quốc Tử Giám đã trở thành các di sản văn hoá thế giới. Nhiều người nghĩ rằng, rùa làm bằng đá, đứng lên đầu Rùa để chụp một bức ảnh cũng không ảnh hưởng gì. Nhưng họ lại không biết: Hành động của họ đã tạo nên một sự phản cảm, méo mó trong tâm lí của người xem. Theo tôi, nguyên nhân sâu xa của nó, trước hết do họ vô tâm, cũng có thể do sự bồng bột của tuổi trẻ.

1313c4a68_thanh_nien.jpg

 Nam sinh khoe ảnh đứng trên đầu cụ Rùa ở Văn Miếu.

PV: Hành vi này gắn với một thực tế: một bộ phận không nhỏ giới trẻ không yêu thích việc tìm hiểu và  trân trọng các giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc; điển hình là mỗi kỳ thi Đại học lại xuất hiện hàng nghìn điểm 0 môn Lịch sử. Tiến sĩ cảm thấy thế nào trước thực trạng này?

TS.Nguyễn Thị Ánh Hồng: "Dân ta không biết sử ta" là vấn đề mà cả Việt Nam đang trăn trở chứ không riêng nền giáo dục! Suy nghĩ của hầu hết các bạn trẻ ngày nay là "muốn biết thì tra ogle"  khiến chúng tôi rất buồn! Tuổi trẻ Việt Nam ít am hiểu về văn hoá, lịch sử với tư cách chính sử và cả lịch sử dưới góc độ văn hoá. 

Có thể những người ngồi trên đầu Rùa, tôi nghĩ, trước hết họ không hiểu Rùa là con vật gì, hay nói cách khác họ không hiểu "văn hoá Rùa" như một biểu tượng "văn hoá Việt Nam". Họ ngồi trên những tấm bia, chụp  ảnh vì không biết đó là nơi khắc cốt những con người theo luân lí từ ngàn đời: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Muốn hiểu ý nghĩa tâm linh trong các di tích đó các bạn phải am hiểu nó.
 
131258d3a_loi25121247d09b.jpg

Một nữ sinh khác lại tạo dáng chụp ảnh trên bia mộ liệt sĩ.

PV: Tiến sĩ có thể gợi ý cho chương trình và độc giả một số giải pháp để hạn chế hiện tượng này? 

TS.Nguyễn Thị Ánh Hồng: Chúng ta cần phải nhắc nhở các bạn trẻ tự nhận thức mình. Kể cả là di tích lích sử của một quận, huyện thì nó cũng mang ý nghĩa linh thiêng, đòi hỏi một thái độ trân trọng từ các bạn. Các bạn phải nâng cao phông văn hoá và trình độ hiểu biết của mình. Đừng để người Việt Nam phải xấu hổ vì không hiểu văn hoá Việt Nam trong khi du khách thế giới lại am hiểu hơn nhiều. Thanh niên trước hết phải là những người tuyên truyền những giá trị văn hoá Việt.

Bên cạnh đó, những nhà quản lý giáo dục cũng phải xác định đúng vị trí, nội dung, phương pháp của môn lịch sử, làm cho các em đam mê, tích luỹ chúng. Khi đó các em sẽ hiểu được lịch sử  và có thái độ trân trọng những giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc. Bản thân người quản lí di tích lịch sử cũng phải biết trân trọng; và có những nhắc nhở kịp thời với hành động của các bạn trẻ, bởi vì lời nói của họ có trọng lượng hơn lời nhắc nhở của du khách thông thường. Lời nhắc tinh tế và khéo léo sẽ khiến cho các bạn thấy xấu hổ và không lặp lại chúng một lần nữa!".

Chân thành cảm ơn Tiến sĩ đã tham gia trao đổi!
Nguyễn Dung - Ngọc Bích
PV Sóng Tr.


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN