Những bất cập của làng nghề Việt Nam
(Sóng trẻ) Hiện này, Việt Nam còn có hơn 3000 làng nghề truyền thống vẫn còn duy trì hoạt động. Theo thời gian, nhiều làng nghề truyền thống đã biến mất và vẫn còn có nguy cơ giảm sút.
Với nền văn hóa hãy còn thuần nông ở Việt Nam, làng nghề truyền thống đóng một vai trò hết sức quan trọng. Không chỉ là một bộ phận của nền văn hóa nước nhà, những làng nghề truyền thồng còn mang những tính chất đặc thù dân tộc, là sự đúc rút tinh hoa của lao động đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối. Với gần 3000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá..., các làng nghề Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ dần biến mất và giảm sút cả về quy mô lẫn vai trò.
Hiện nay, nền văn hóa Việt Nam đang dẫn chuyển hướng theo kinh tế thị trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ bởi lợi nhuận kinh tế có sự tác động rất nhiều tới giá trị văn hóa. Dễ nhận thấy những làng nghề truyền thống thường tồn tại dưới hình thức sản xuất thủ công, đòi hỏi thợ nghề phải rất công phu, khéo tay để làm ra một sản phẩm tốt, nhiều sản phẩm được sản xuất thủ công nhưng đều mang tính cá thể, mang nét riêng biệt và có giá trị văn hóa. Tuy nhiên, nhiều nhóm mặt hàng thủ công lại có giá trị chưa chắc đã bằng nhưng sản phẩm sản xuất hàng loạt bằng máy móc.
Các làng nghề cần được quan tâm và định hướng đúng cách
Cung không đáp ứng được cầu cũng là một nguyên nhân tác động đến quy mô và tính chất sản xuất của các làng nghề. Hiện nay, yếu tố công nghiệp hóa hiện đại hóa đang phát triển không ngừng, những sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng, tinh tế và hình thức bắt mắt đang dần chiếm lĩnh thị trường trong nước, khi mà nhu cầu và tính cầu thị của người dân ngày càng cao, đòi hỏi một lượng lớn sản phẩm dồi dào đáp ứng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thị trường tiêu thụ của sản phẩm làng nghề bị thu hẹp lại.
Nhìn vào sâu xa hơn, thì chính bản thân các làng nghề cũng chưa thực sự quyết tâm chuyển mình để phù hợp hơn với thời đại. Sự ngại thay đổi trở thành yếu tố nội sinh ngăn cản sự tồn tại và phát triển của các làng nghề. Hơn nữa, nhiều làng nghề dần mai một bởi các nghệ nhân tài hoa chưa tìm thấy được học trò có tâm.
Nhiều mặt hàng của những làng nghề lại có phương thức sản thức chưa được an toàn với môi trường. Nhà nước cũng đã đề ra rất nhiều giải pháp và các khoản đầu tư cho các làng nghề truyền thống. TS. Bạch Quốc Khang, Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nhận xét: “Từ xưa đến nay, chúng ta chỉ mới làm nghề chứ chưa chú ý đến du lịch, nên hiện các làng nghề Việt Nam vẫn thiếu quy hoạch, môi trường không đảm bảo, thiếu không gian trình diễn cho các nghệ nhân và cho cả khách du lịch để họ được tham gia vào quá trình sản xuất của làng nghề”.
Bên cạnh sự giúp đỡ từ nhà nước, trước hết chính các nghệ nhân của làng nghề phải biết gìn giữ những bản sắc văn hóa riêng của sản phẩm làng nghề, không ngừng sáng tạo và bảo tồn giá trị văn hóa. Bởi hiện những sản phẩm làng nghề vẫn còn tương đối đơn điệu, chưa có nhiều dấu ấn văn hóa riêng để thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là khách du lịch nước nài nhằm quảng bá thương hiệu.
Trước mắt, nài việc đầu tư để vực dậy các làng nghề truyền thống, thì du lịch chính là hướng đi chủ đạo để phát triển các làng nghề cả về quy mô lẫn cách thức sản xuất. Tuy nhiên, để hướng đi này thành công, thì cần có sự phối hợp, giúp đỡ của nhà nước và sự nỗ lực của chính các làng nghề.
Lương Chi
Lớp báo mạng điện tử K31
Cùng chuyên mục
Bình luận