Tết của những người xa xứ

(Sóng trẻ) – Tết là yêu thương, sum vầy, là dịp để mọi người quây quần bên gia đình, người thân với “bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Thế nhưng, đối với những người con xa xứ, Tết lại là nỗi nhớ khắc khoải khôn nguôi.

Những ký ức khắc khoải

Với mỗi người con tha phương, việc trở về với gia đình ngày cuối năm, cùng nhau sum họp, quây quần bên mâm cỗ tất niên, có lẽ là điều được mong chờ nhất. Thế nhưng, khoảng cách địa lý, những công việc còn dang dở và nhiều mối lo khác khiến họ đành lỡ “chuyến tàu quê” mỗi dịp Tết đến xuân về.

Là một người con lần đầu xa quê cũng như đón tết xa nhà, Thủy Tiên (sinh năm 2001) đang làm việc tại Nhật Bản chia sẻ: “Với mình, Tết là những ngày quây quần bên gia đình với nồi bánh chưng, râm ran chuyện trò thâu đêm bên bếp lửa hồng, là hình ảnh tất bật của mẹ khi chuẩn bị mâm cỗ tất niên, là những cành quất, cành đào đua nhau khoe sắc. Hay đơn giản là không khí vui vẻ, háo hức khi cả gia đình cùng nhau xem Táo quân, đón giao thừa, xem pháo hoa”.

1.jpg
Thủy Tiên đang sống và làm việc tại Hokuto- shi (Nhật Bản)

Ở nơi cách xa cả vạn dặm, điều buồn nhất đối với Thủy Tiên là không thể cảm nhận được không khí Tết một cách trọn vẹn. “Mâm cơm tất niên của mình ở Nhật cũng có bánh chưng, giò lụa, canh măng, thịt gà luộc, nem rán… Thế nhưng, mình không cảm thấy “đủ” vì nó thiếu sự ấm cúng, thiếu niềm vui và đặc biệt là thiếu gia đình”, Thủy Tiên chia sẻ.

Cùng chung nỗi nhớ quê hương, nhớ vị Tết quê, Vũ Thanh Tâm du học sinh ở Đức chia sẻ: “Chắc hẳn nhiều người con xa xứ vào thời điểm cận kề tết như này sẽ nhớ nhà, nhớ bố mẹ, anh chị em… Mình thì may mắn hơn một chút, vì mình sang Đức du học có gia đình bên này. Thế nhưng, thứ mà mình không bao giờ có được chính là không khí tết ở Việt Nam.

2.png
Vũ Thanh Tâm - du học sinh tại Niedersachsen (Đức)

Có lẽ, trong tâm thức của mỗi người con xa quê, Tết cổ truyền luôn mang lại những dấu ấn đặc biệt kèm theo những kỷ niệm gắn liền từ thuở ấu thơ. Giờ đây, đối với họ, không khí vui tươi, rạo rực làm say mê lòng người của Tết Việt chỉ có thể tái hiện lại trong tâm khản như những thước phim quay chậm hay đón chờ qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. 

Cái Tết “đặc biệt”

Tết Nguyên đán năm nay sẽ là cái Tết rất “đặc biệt” đối với không chỉ riêng Thủy Tiên, Thanh Tâm mà còn với cả cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng việc trở về quê hương của nhiều người cũng như việc gặp gỡ hay tổ chức Tết cũng không thể thực hiện được như mọi năm.

“Lần đầu tiên xa nhà đúng vào năm đại dịch Covid-19, một mình chống chọi với nỗi cô đơn nơi xứ người, mình khá tủi thân. Có lẽ, Tết năm nay sẽ là cái Tết đáng nhớ nhất”, Thủy Tiên bồi hồi chia sẻ.

3.jpg
Mâm cơm cỗ ngày Tết nơi đất khách quê người với đầy đủ các món ăn Việt Nam

Đối với những người con xa quê, những ai may mắn có gia đình, người thân bên cạnh thì vẫn có “không khí” ngày Tết với bánh chưng, bánh tét, dưa hành… Nhưng cũng có nhiều người lại cô đơn, lủi thủi một mình. Vì sự khác biệt múi giờ mà sau khi kết thúc công việc, trở về nhà thì cũng là lúc mọi người ở Việt Nam đã chìm vào giấc ngủ. Họ bỏ lỡ giây phút giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa, trò chuyện cùng gia đình qua màn ảnh nhỏ.

“Dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến việc học tập và làm việc của gia đình mình. Ở Đức cũng có các siêu thị và chợ bán đầy đủ món ăn châu Á. Dịp gần Tết, mình đã cùng mẹ đi mua nguyên liệu làm nem, bánh chưng... để nhớ về hương vị Tết cổ truyền ở Việt Nam. Thế nhưng năm nay chỉ có gia đình mình đón Tết với nhau vì luật giãn cách xã hội”, Thanh Tâm chia sẻ.

Tết của những người con xa quê thật khác, vẫn có bánh chưng, vẫn có những bữa cơm tất niên với đủ các món Việt Nam, nhưng trong tâm khản mỗi người lại có những nỗi niềm riêng. Đối với họ, tất cả những điều trước kia ở nhà tưởng chừng như bình thường nhưng giờ đây lại hóa thành xa xỉ. Và dù có đi bất cứ nơi đâu, những người Việt vẫn cố luôn tìm một chút bóng dáng quê hương qua hương vị Tết. 

Tết năm nay sẽ là cái Tết rất đặc biệt đối với những con xa quê. Nhưng tất cả đều chung một niềm mong ước là dịch bệnh sớm đi qua để cuộc sống trở lại bình thường, những con xa xứ được về nhà và mọi người được bình an, hạnh phúc.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN