Thanh niên Hàn Quốc phản đối văn hóa làm việc nhiều giờ

(Sóng trẻ) - Tuy văn hóa “cuồng việc" ăn sâu vào xã hội Hàn Quốc, đề xuất một tuần làm việc 69 giờ của Chính phủ quốc gia này đã vấp phải sự phản đối của người trẻ.

Khung cảnh quen thuộc một buổi sáng sớm ở Gangnam, Seoul. Được biết người Hàn Quốc có số giờ làm việc dài nhất trong thế giới công nghiệp hóa.
Khung cảnh quen thuộc một buổi sáng sớm ở Gangnam, Seoul. Được biết người Hàn Quốc có số giờ làm việc dài nhất trong thế giới công nghiệp hóa.

Lee Sang-hyuk (35 tuổi) mô tả văn hóa làm thêm giờ tại một công ty dược phẩm lớn mà anh từng làm việc gần Seoul như sự bào mòn sức khỏe thể chất và tinh thần. “Tôi dần nhận ra cuộc sống và sức khỏe của mình đang sa sút do làm việc quá nhiều giờ. Tôi không có năng lượng và bỏ bê các mối quan hệ cá nhân.”

Cụ thể, anh bị đau lưng sau nhiều giờ ngồi ở bàn làm việc, tâm trạng trở nên bồn chồn và dễ mất tập trung. “Tôi thậm chí còn không thể tận hưởng cuộc vui tụ tập cùng bạn bè vì tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là công việc. Tôi nghĩ chính mình mới là vấn đề và đưa ra một quyết định táo bạo: nghỉ việc”, anh chia sẻ.

Câu chuyện của anh Lee Sang-hyuk không phải là trường hợp cá biệt. Nó đại diện cho một phong trào rộng lớn hơn đang hình thành ở Hàn Quốc, giữa một thế hệ thanh niên quyết tâm nổi dậy chống lại sự kìm kẹp ngột ngạt của văn hóa làm việc cứng nhắc tồn tại “thâm căn cố đế” trên quốc gia này.  Thế hệ tiên phong ấy được người Hàn Quốc gọi là “Thế hệ MZ”, bao gồm Gen Z và thế hệ thiên niên kỷ (Gen Y).

Lee Sang-hyuk tại hiệu thuốc hiện anh đang điều hành ở Bucheon, gần Seoul.
Anh Lee Sang-hyuk hiện điều hành hiệu thuốc ở Bucheon, gần Seoul.

Hồi tháng 3, chính phủ Hàn Quốc đề xuất sửa đổi hệ thống giờ làm việc, cho phép làm tới 69 giờ một tuần. Trong khi luật hiện hành cho phép 40 giờ làm việc một tuần cơ bản, cộng với thời gian làm thêm giới hạn tối đa là 12 giờ. 

Ngay sau khi công bố, đề xuất này đã gây phản ứng dữ dội từ giới trẻ, các đoàn thể và các chính trị gia đối lập, buộc chính phủ phải suy nghĩ lại về quyết định của mình. Nhiều công nhân trẻ đã biểu tình chống lại một “chính sách vô trách nhiệm và vô nhân đạo xa rời thực tế”, đồng thời, nó còn bị dư luận mạng xã hội lên án, chỉ trích mạnh mẽ.

Dòng người đang bước vào “guồng quay” công việc ở quận Gangnam, Seoul.
Dòng người đang bước vào “guồng quay” công việc ở quận Gangnam, Seoul.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có thời gian làm việc dài nhất trong thế giới công nghiệp hóa. Đây thường được coi là một di sản của sự tăng trưởng kinh tế vượt trội. Tuy nhiên, làm việc quá nhiều có liên quan đến việc tăng nguy cơ tự tử ở Hàn Quốc. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người từ 10 đến 39 tuổi.

Theo Kim Ji-hyun, trưởng ban chính sách của Youth Community Union, một nhóm hoạt động ủng hộ điều kiện làm việc tốt hơn cho thanh niên: “Những người trẻ tuổi hiểu được tác hại của văn hóa tăng ca, làm thêm quá giờ. Họ nhận ra rằng, ngay cả khi họ làm việc chăm chỉ thì không phải lúc nào lợi ích và lợi nhuận của công ty cũng đến được tay người lao động”.

Những người lao động ở Seoul trên chuyến tàu đêm trở về nhà. Một cuộc khảo sát cho thấy 59% số người được hỏi cho biết họ không được trả tiền cho việc làm thêm giờ.
Những người lao động ở Seoul trên chuyến tàu đêm trở về nhà. Một cuộc khảo sát cho thấy 59% số người được hỏi cho biết họ không được trả tiền cho việc làm thêm giờ.

 

Những người trẻ ngày càng trở nên lo lắng về việc gắn bó với một công ty duy nhất trong một thời gian dài, đặc biệt là do chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Một cuộc khảo sát của JobKorea, cổng thông tin việc làm, tiết lộ rằng 55% nhân viên thuộc thế hệ MZ không có ý định phấn đấu lên vị trí cao hơn, và 47% cho biết họ đang chuẩn bị chuyển sang công ty khác.

Ông Kim cho rằng sự lo lắng trên có thể bắt nguồn từ việc người lao động trẻ đã chứng kiến những thành viên trong gia đình, người thân hoặc bạn bè phải tự mình sinh tồn, thậm chí sau khi bị ốm vì làm việc quá sức.

Lee Myung-ha, 36 tuổi, làm việc cho một cơ quan chính phủ và thường xuyên túc trực 24/24 để điều hành các hoạt động kinh doanh quốc tế. Đôi khi cô phải làm việc đến 4 giờ sáng và cảm thấy áp lực bởi vì phải liên tục chứng minh rằng bản thân đã làm hết sức. “Tôi cảm thấy mình không còn là chính mình nữa,” cô chia sẻ với Guardian.

Cựu công chức Lee Myung-ha giờ đây trở thành quản lý một cửa hàng rượu ở Seoul.
Cựu công chức Lee Myung-ha giờ đây trở thành quản lý một cửa hàng rượu ở Seoul.

Oh Jin-ho, giám đốc điều hành của Gapjil 119, tiết lộ: “Ngoại trừ hành vi quấy rối tại nơi làm việc, câu hỏi phổ biến nhất mà chúng tôi nhận được đều liên quan đến tiền lương và giờ làm việc. Ông nhấn mạnh việc thiếu các quy định pháp lý để theo dõi chính xác số giờ làm việc của nhân viên, đặc biệt là những người ký hợp đồng với hệ thống “lương bao trùm” (blanket payment), trong đó tiền làm thêm giờ được tính vào lương.

Ông Oh cho rằng đề xuất kéo dài 69 giờ chẳng khác nào ban hành luật khuyến khích tử vong do làm việc quá sức, khuyến khích nguyên nhân gây tử vong đã cướp đi sinh mạng của khoảng 500 người mỗi năm, mặc dù con số trên thực tế có thể cao hơn.

Cuộc khảo sát gần đây của Bộ Lao động Hàn Quốc cho thấy tuần làm việc mong muốn của người trẻ là 42 giờ một tuần. Gần một nửa số người thuộc thế hệ MZ được hỏi sẽ không nhận một công việc yêu cầu họ phải làm việc nhiều giờ hơn con số họ muốn, ngay cả khi được trả thêm tiền cho số giờ làm thêm.

Giới trẻ Hàn Quốc đang chống lại áp lực
Giới trẻ Hàn Quốc đang chống lại áp lực truyền thống: gắn bó với một công ty duy nhất cho đến khi nghỉ hưu.

Sự thay đổi trong tư duy đã giúp Lee Myung-ha, hiện làm quản lý 30 giờ một tuần trong một cửa hàng rượu ở Seoul, khám phá ra những thú vui khác trong cuộc sống sau khi rời bỏ công việc văn phòng. “Tôi có thêm kế hoạch cho kỳ nghỉ, gặp gỡ bạn bè và học hỏi những điều mới,” cô nói. 

Đồng tình với cô Lee Myung-ha, ông Lee, chủ một hiệu thuốc ở Bucheon, nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc sống cân bằng. Theo ông, Hàn Quốc cần xây dựng một nền văn hóa làm việc hiệu quả hơn để duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu. “Bước đầu tiên là chính phủ cần giới hạn giờ làm việc hợp lý để đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngơi cho người lao động, giúp họ có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc, làm chủ được cuộc sống chính mình”

Nguồn: The Guardian

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN