Tổ chức talk show chính luận truyền hình trên các kênh VTV1, VNews và VTC8
(Sóng Trẻ) - Trong số các chương trình truyền hình, các chương trình chính luận tuy chỉ có tỷ lệ khiêm tốn nhưng luôn có một vị trí quan trọng trong lòng công chúng - nhất là với những công chúng có tri thức. Những chương trình mang hình thức talk show thường hấp dẫn người xem ở không khí trò chuyện, cá tính và phong cách của người dẫn cũng như khách mời. Điều đó cho thấy việc tổ chức các chương trình thuộc thể loại này thường có những tiêu chí không hoàn toàn giống với các chương trình khác...
Qua khảo sát các chương trình truyền hình chính luận như Đối thoại Chính sách (VTV1), Tiêu điểm Kinh tế (VNews) và Đối thoại (VTC8), có thể thấy công việc tổ chức chương trình ở đây có một số đặc điểm nổi bật như sau:
Người dẫn chương trình được đặt vào vị trí trung tâm
Không giống với nhiều chương trình truyền hình khác, khi mà người dẫn chương trình chỉ đơn thuần là người diễn đạt những nội dung được chuẩn bị trước, chứ không hề liên quan đến việc làm ra nội dung đó, thì trong những chương trình chính luận, người dẫn phải là người trực tiếp sáng tạo và thể hiện nội dung chương trình. Họ được đặt vào vị trí trung tâm của chương trình và liên quan chặt chẽ đến mọi khâu trong hoạt động dẫn chương trình.
Việc đặt người dẫn vào vị trí trung tâm có mục đích là để chất lượng, hiệu quả chương trình cao hơn vì người dẫn được trao quyền tự quyết tương đối nhiều. Có được sự chủ động như vậy, người dẫn hoàn toàn có thể dồn tâm sức cho chương trình. Họ thực sự nhập cuộc, và bỏ công tìm hiểu về đề tài, về khách mời, chứ không chỉ đơn thuần là nói lại điều mà người khác viết như ở nhiều chương trình khác.
Ở chương trình Đối thoại (VTC8), BTV Phương Chi một mình chủ động hoàn toàn trong vai trò tổ chức sản xuất, tổ chức nội dung, dẫn chương trình. Chị chủ động chọn đề tài, viết kịch bản, mời khách, cũng như phân công cho các biên tập sản xuất các phóng sự phát trong chương trình và duyệt nội dung của những phóng sự này. Còn đối với chương trình Đối thoại chính sách, nhà báo Ngọc Quang và BTV Quang Minh thay nhau viết kịch bản và làm người dẫn chương trình. Tổ chức sản xuất chương trình này có khác với VTC8 khi luôn bao gồm hai người, trong đó có một là người dẫn chương trình, người còn lại kiêm thêm vị trí đạo diễn hình. Như vậy, nài hai người dẫn chính, thì một vị trí cố định khác của chương trình này chính là đạo diễn hình kiêm tổ chức sản xuất.
Chương trình Tiêu điểm Kinh tế của VNews cũng có hai người thay nhau dẫn chương trình, nhưng lại có một chút khác biệt. Nhà báo Nguyễn Đăng Phát và BTV Ngọc Quỳnh thay nhau đảm nhận vị trí người dẫn của chương trình này, trong đó nhà báo Đăng Phát dẫn nhưng chương trình về kinh tế thế giới, còn BTV Ngọc Quỳnh phụ trách những chương trình về kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, vị trí tổ chức sản xuất ở chương trình này lại cố định là nhà báo Đăng Phát và một biên tập viên. Ông đảm nhận vị trí này ở cả những chương trình mà BTV Ngọc Quỳnh dẫn, còn BTV Ngọc Quỳnh không tham gia vào việc tổ chức sản xuất.
Tuy mỗi ở mỗi kênh truyền hình, mỗi chương trình truyền hình chính luận có một cơ cấu ê-kíp riêng, nhưng không thể phủ nhận vai trò trung tâm của người dẫn chương trình trong các chương trình.
Đề tài thu hút sự quan tâm của xã hội
Những talk show chính luận phải là những chương trình có yếu tố phân tích, bình luận. Nội dung để phân tích, bình luận phải là những nội dung thời sự, gây được sự quan tâm của dư luận xã hội. Chọn được nội dung hay, có được cách lập luận tốt, thể hiện thuyết phục, chương trình sẽ tạo được ấn tượng trong lòng công chúng.
Đa số các chương trình chính luận mà chúng tôi đã khảo sát đều đã chọn được những đề tài thu hút được sự quan tâm của xã hội. Có thể điểm qua một số đề tài của ba chương trình này như sau:
- Đối thoại chính sách: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (09/11/2011), Lãng phí đầu tư: Nhìn từ mô hình phát triển các khu kinh tế (phát sóng ngày 28/9/2011), Minh bạch hóa thị trường điện (phát sóng ngày 30/11/2011), Một số vấn đề cấp bách về trật tự an toàn giao thông (28/3/2012), 5 năm phòng chống tham nhũng (phát sóng ngày 14/3/2012), Ùn tắc giao thông: Nhìn dưới góc độ quy hoạch đô thị phát sóng ngày 16/5/2012), v.v.
-Đối thoại: Kiểm tra sức khỏe hệ thống ngân hàng phát sóng ngày 11/9/2011), Bất động sản liệu có phải thủ phạm chính gây đổ vỡ tín dụng đen? (phát sóng ngày 27/11/2011), Đánh giá tình hình kinh tế 4 tháng đầu năm 2012 (phát sóng ngày 06/5/2012), Đánh giá tác động của gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (phát sóng ngày 13/5/2012), Nghịch lý ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thiếu vốn (phát sóng ngày20/5/2012), v.v.
-Tiêu điểm kinh tế: Tái cơ cấu thị trường chứng khoán: Tạo diện mạo mới cho thị trường trong năm 2012 (phát sóng ngày 15/02/2012), Kinh tế quý I: Điều gì ẩn sau những con số thống kê (phát sóng ngày 22/4/2012), Định giá bất động sản: Những lợi ích nhiều mặt (phát sóng ngày 06/5/2012), Triển vọng kinh tế Pháp và Châu Âu sau bầu cử (phát sóng ngày 13/5/2012) v.v.
Những chương trình kể trên đều đề cập đến những đề tài có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trong xã hội và đều mang tính thời sự ở thời điểm phát sóng. Hơn nữa, trong các chương trình còn có sự tham gia của những quan chức, cựu quan chức, chuyên gia, nhà phân tích có tiếng trong chương trình. Điều đó góp phần thu hút được sự quan tâm của công luận
Đặc điểm và cũng là đặc trưng thu hút sự chú ý của khán giả đối với talk show chính luận trên truyền hình chính là yếu tố “bình”. Cũng là phân tích, lập luận, giải thích, bình luận, nhưng nếu không thuyết phục, kém sắc sảo, thì chương trình khó có thể được công chúng đón nhận. Do đó, để chương trình ra đời và tồn tại được trong lòng người xem, ê-kíp sản xuất chương trình, đặc biệt là người dẫn chương trình, phải hết sức cố gắng trong việc duy trì chất lượng chương trình. Muốn vậy, một điều kiện rất quan trọng là cần phải có được những bình luận sắc sảo, kịp thời đối với mỗi chủ đề mà chương trình lựa chọn.
Khách mời tiêu biểu, bàn luận thuyết phục
Khách mời tốt sẽ giúp người dẫn rất nhiều trong việc xây dựng chất lượng tốt cho chương trình, và tạo ra một chương trình có những phần bình luận thuyết phục. Tiêu chí để chọn khách mời thường là: ở vai trò phù hợp để trả lời, và có khả năng diễn đạt, lập luận tốt. Không khó để thấy ba chương trình kể trên đều có nhiều khách mời là những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực mà chương trình đề cập đến.
Trong hai chương trình Đối thoại và Đối thoại Chính sách, đã từng có những gương mặt chuyên gia nổi trội về kinh tế, những người có khả năng phân tích rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt gãy gọn, dễ hiểu; nắm rất vững những diễn biến thời sự về kinh tế, nên có thể “phản ứng nhanh” về các chủ đề “nóng” với những bình luận thuyết phục như: ông Trần Xuân Giá – nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng tại An Bình Bank, ông Vũ Đình Ánh – chuyên gia tài chính tại Viện nghiên cứu Thị trường Giá cả, ông Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, bà Phạm Chi Lan – chuyên gia kinh tế cao cấp, ông Lê Đăng Doanh – chuyên gia kinh tế cao cấp, ông Lê Xuân Nghĩa – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia v.v.
Ở nhiều chương trình có chủ đề khác, ê-kíp cũng đã mời được những cá nhân rất „đúng vai” để ngồi vào ghế khách mời. Chương trình Tiêu điểm Kinh tế ngày 15/02/2012 làm về chủ đề “Tái cơ cấu thị trường chứng khoán: Tạo diện mạo mới cho thị trường năm 2012” đã mời được ông Nguyễn Sơn – Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Với kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này, ông Sơn đã đưa ra những phân tích và nhận định rất sát với chủ đề đưa ra, đồng thời thể hiện tiếng nói từ phía cơ quan quản lý nhà nước trước vấn đề này.
Trong chương trình Đối thoại Chính sách ngày 05/10/2011 với chủ đề “Nhận diện nhân tài”, người dẫn chương trình đã có được hai khách mời rất “đắt giá” là nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan và Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược thuộc Bộ Công an. Hai vị khách mời này đều là những cựu quan chức cấp cao của nước ta, và rất dày dặn trong việc nhìn người, nhận diện người tài. Do đó, chương trình này đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người trong giới trí thức.
Cũng ở chương trình này, số phát ngày 22/02/2012 về chủ đề “Nâng cao năng lực quản lý và sử dụng đất đai”, khách mời tham gia chương trình rất hợp với vai trò trả lời là ông Đào Trung Chính – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Hai nhà quản lý, phân tích đã trao đổi, thảo luận và đưa ra được những gợi ý về cách thức để nâng cao năng lực quản lý và sự dụng đất đai. Nếu là những khách mời khác, không chuyên sâu vào lĩnh vực này, chắc chắn chương trình không có hiệu quả cao.
Đối thoại là chương trình thường mời được nhiều khách tham gia, và thường lấy ý kiến đa chiều, của cả giới chuyên gia lẫn doanh nghiệp. Do đó, chương trình về chủ đề “Giảm lãi suất cho vay của doanh nghiệp và cách thức để doanh nghiệp tiếp cận vốn” phát sóng ngày 09/10/2011 đã mời được bốn vị khách, gồm: bà Dương Thu Hương – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ông Phan Đào Vũ – Tổng Giám đốc ngân hàng Bảo Việt, bà Phạm Thị Loan – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt Á, và ông Cao Sĩ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong chương trình này, người dẫn đã rất khéo léo khi mời đại diện của cả giới quản lý, doanh nghiệp, và chuyên gia cùng tham gia trao đổi. Thêm vào đó, những doanh nghiệp bình luận trong chương trình cũng đều là những người có tầm cỡ, có kiến thức và có khả năng ăn nói, rất đối ứng với phía chuyên gia và quản lý, tạo nên một cuộc trao đổi cân bằng và do đó rất sôi nổi, thuyết phục.
Có thể thấy, nài việc chọn được một chủ đề thời sự, “nóng hổi”, hút được sự chú ý của dư luận, thì việc lựa chọn được và mời được những khách mời tiêu biểu, tin cậy với những luận bàn thuyết phục là yếu tố quyết định để chương trình “ghi điểm” được với khán giả.
Hiện nay, cả nước có 67 đài truyền hình và một công ty truyền dẫn phát sóng truyền hình (AVG). Đi kèm với các con số này là hàng trăm chương trình được phát sóng trên các hệ thống truyền hình (mặt đất, vệ tinh, cáp, IPTV) và theo đó là một lực lượng đông đảo các ê-kíp tổ chức thực hiện chương trình. Tuy nhiên, đến nay vẫn ở nước ta vẫn chưa có những khóa đào tạo chuyên nghiệp về tổ chức các chương trình talk show truyền hình nên tuy số lượng người tham gia làm chương trình khá đông nhưng chất lượng không đồng đều và còn hạn chế trên rất nhiều phương diện.
Trong bối cảnh đó, việc khảo sát để làm rõ những đặc điểm của hoạt động tổ chức các talk show truyền hình là một công việc cần thiết, có thể góp phần làm cho hoạt động này ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Qua khảo sát các chương trình truyền hình chính luận như Đối thoại Chính sách (VTV1), Tiêu điểm Kinh tế (VNews) và Đối thoại (VTC8), có thể thấy công việc tổ chức chương trình ở đây có một số đặc điểm nổi bật như sau:
Người dẫn chương trình được đặt vào vị trí trung tâm
Không giống với nhiều chương trình truyền hình khác, khi mà người dẫn chương trình chỉ đơn thuần là người diễn đạt những nội dung được chuẩn bị trước, chứ không hề liên quan đến việc làm ra nội dung đó, thì trong những chương trình chính luận, người dẫn phải là người trực tiếp sáng tạo và thể hiện nội dung chương trình. Họ được đặt vào vị trí trung tâm của chương trình và liên quan chặt chẽ đến mọi khâu trong hoạt động dẫn chương trình.
Việc đặt người dẫn vào vị trí trung tâm có mục đích là để chất lượng, hiệu quả chương trình cao hơn vì người dẫn được trao quyền tự quyết tương đối nhiều. Có được sự chủ động như vậy, người dẫn hoàn toàn có thể dồn tâm sức cho chương trình. Họ thực sự nhập cuộc, và bỏ công tìm hiểu về đề tài, về khách mời, chứ không chỉ đơn thuần là nói lại điều mà người khác viết như ở nhiều chương trình khác.
Ở chương trình Đối thoại (VTC8), BTV Phương Chi một mình chủ động hoàn toàn trong vai trò tổ chức sản xuất, tổ chức nội dung, dẫn chương trình. Chị chủ động chọn đề tài, viết kịch bản, mời khách, cũng như phân công cho các biên tập sản xuất các phóng sự phát trong chương trình và duyệt nội dung của những phóng sự này. Còn đối với chương trình Đối thoại chính sách, nhà báo Ngọc Quang và BTV Quang Minh thay nhau viết kịch bản và làm người dẫn chương trình. Tổ chức sản xuất chương trình này có khác với VTC8 khi luôn bao gồm hai người, trong đó có một là người dẫn chương trình, người còn lại kiêm thêm vị trí đạo diễn hình. Như vậy, nài hai người dẫn chính, thì một vị trí cố định khác của chương trình này chính là đạo diễn hình kiêm tổ chức sản xuất.
Chương trình Tiêu điểm Kinh tế của VNews cũng có hai người thay nhau dẫn chương trình, nhưng lại có một chút khác biệt. Nhà báo Nguyễn Đăng Phát và BTV Ngọc Quỳnh thay nhau đảm nhận vị trí người dẫn của chương trình này, trong đó nhà báo Đăng Phát dẫn nhưng chương trình về kinh tế thế giới, còn BTV Ngọc Quỳnh phụ trách những chương trình về kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, vị trí tổ chức sản xuất ở chương trình này lại cố định là nhà báo Đăng Phát và một biên tập viên. Ông đảm nhận vị trí này ở cả những chương trình mà BTV Ngọc Quỳnh dẫn, còn BTV Ngọc Quỳnh không tham gia vào việc tổ chức sản xuất.
Tuy mỗi ở mỗi kênh truyền hình, mỗi chương trình truyền hình chính luận có một cơ cấu ê-kíp riêng, nhưng không thể phủ nhận vai trò trung tâm của người dẫn chương trình trong các chương trình.
Đề tài thu hút sự quan tâm của xã hội
Những talk show chính luận phải là những chương trình có yếu tố phân tích, bình luận. Nội dung để phân tích, bình luận phải là những nội dung thời sự, gây được sự quan tâm của dư luận xã hội. Chọn được nội dung hay, có được cách lập luận tốt, thể hiện thuyết phục, chương trình sẽ tạo được ấn tượng trong lòng công chúng.
Đa số các chương trình chính luận mà chúng tôi đã khảo sát đều đã chọn được những đề tài thu hút được sự quan tâm của xã hội. Có thể điểm qua một số đề tài của ba chương trình này như sau:
- Đối thoại chính sách: Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (09/11/2011), Lãng phí đầu tư: Nhìn từ mô hình phát triển các khu kinh tế (phát sóng ngày 28/9/2011), Minh bạch hóa thị trường điện (phát sóng ngày 30/11/2011), Một số vấn đề cấp bách về trật tự an toàn giao thông (28/3/2012), 5 năm phòng chống tham nhũng (phát sóng ngày 14/3/2012), Ùn tắc giao thông: Nhìn dưới góc độ quy hoạch đô thị phát sóng ngày 16/5/2012), v.v.
-Đối thoại: Kiểm tra sức khỏe hệ thống ngân hàng phát sóng ngày 11/9/2011), Bất động sản liệu có phải thủ phạm chính gây đổ vỡ tín dụng đen? (phát sóng ngày 27/11/2011), Đánh giá tình hình kinh tế 4 tháng đầu năm 2012 (phát sóng ngày 06/5/2012), Đánh giá tác động của gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (phát sóng ngày 13/5/2012), Nghịch lý ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp thiếu vốn (phát sóng ngày20/5/2012), v.v.
-Tiêu điểm kinh tế: Tái cơ cấu thị trường chứng khoán: Tạo diện mạo mới cho thị trường trong năm 2012 (phát sóng ngày 15/02/2012), Kinh tế quý I: Điều gì ẩn sau những con số thống kê (phát sóng ngày 22/4/2012), Định giá bất động sản: Những lợi ích nhiều mặt (phát sóng ngày 06/5/2012), Triển vọng kinh tế Pháp và Châu Âu sau bầu cử (phát sóng ngày 13/5/2012) v.v.
Những chương trình kể trên đều đề cập đến những đề tài có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trong xã hội và đều mang tính thời sự ở thời điểm phát sóng. Hơn nữa, trong các chương trình còn có sự tham gia của những quan chức, cựu quan chức, chuyên gia, nhà phân tích có tiếng trong chương trình. Điều đó góp phần thu hút được sự quan tâm của công luận
Đặc điểm và cũng là đặc trưng thu hút sự chú ý của khán giả đối với talk show chính luận trên truyền hình chính là yếu tố “bình”. Cũng là phân tích, lập luận, giải thích, bình luận, nhưng nếu không thuyết phục, kém sắc sảo, thì chương trình khó có thể được công chúng đón nhận. Do đó, để chương trình ra đời và tồn tại được trong lòng người xem, ê-kíp sản xuất chương trình, đặc biệt là người dẫn chương trình, phải hết sức cố gắng trong việc duy trì chất lượng chương trình. Muốn vậy, một điều kiện rất quan trọng là cần phải có được những bình luận sắc sảo, kịp thời đối với mỗi chủ đề mà chương trình lựa chọn.
Khách mời tiêu biểu, bàn luận thuyết phục
Khách mời tốt sẽ giúp người dẫn rất nhiều trong việc xây dựng chất lượng tốt cho chương trình, và tạo ra một chương trình có những phần bình luận thuyết phục. Tiêu chí để chọn khách mời thường là: ở vai trò phù hợp để trả lời, và có khả năng diễn đạt, lập luận tốt. Không khó để thấy ba chương trình kể trên đều có nhiều khách mời là những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực mà chương trình đề cập đến.
Trong hai chương trình Đối thoại và Đối thoại Chính sách, đã từng có những gương mặt chuyên gia nổi trội về kinh tế, những người có khả năng phân tích rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt gãy gọn, dễ hiểu; nắm rất vững những diễn biến thời sự về kinh tế, nên có thể “phản ứng nhanh” về các chủ đề “nóng” với những bình luận thuyết phục như: ông Trần Xuân Giá – nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng tại An Bình Bank, ông Vũ Đình Ánh – chuyên gia tài chính tại Viện nghiên cứu Thị trường Giá cả, ông Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, bà Phạm Chi Lan – chuyên gia kinh tế cao cấp, ông Lê Đăng Doanh – chuyên gia kinh tế cao cấp, ông Lê Xuân Nghĩa – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia v.v.
Ở nhiều chương trình có chủ đề khác, ê-kíp cũng đã mời được những cá nhân rất „đúng vai” để ngồi vào ghế khách mời. Chương trình Tiêu điểm Kinh tế ngày 15/02/2012 làm về chủ đề “Tái cơ cấu thị trường chứng khoán: Tạo diện mạo mới cho thị trường năm 2012” đã mời được ông Nguyễn Sơn – Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Với kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này, ông Sơn đã đưa ra những phân tích và nhận định rất sát với chủ đề đưa ra, đồng thời thể hiện tiếng nói từ phía cơ quan quản lý nhà nước trước vấn đề này.
Trong chương trình Đối thoại Chính sách ngày 05/10/2011 với chủ đề “Nhận diện nhân tài”, người dẫn chương trình đã có được hai khách mời rất “đắt giá” là nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan và Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược thuộc Bộ Công an. Hai vị khách mời này đều là những cựu quan chức cấp cao của nước ta, và rất dày dặn trong việc nhìn người, nhận diện người tài. Do đó, chương trình này đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người trong giới trí thức.
Cũng ở chương trình này, số phát ngày 22/02/2012 về chủ đề “Nâng cao năng lực quản lý và sử dụng đất đai”, khách mời tham gia chương trình rất hợp với vai trò trả lời là ông Đào Trung Chính – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Hai nhà quản lý, phân tích đã trao đổi, thảo luận và đưa ra được những gợi ý về cách thức để nâng cao năng lực quản lý và sự dụng đất đai. Nếu là những khách mời khác, không chuyên sâu vào lĩnh vực này, chắc chắn chương trình không có hiệu quả cao.
Đối thoại là chương trình thường mời được nhiều khách tham gia, và thường lấy ý kiến đa chiều, của cả giới chuyên gia lẫn doanh nghiệp. Do đó, chương trình về chủ đề “Giảm lãi suất cho vay của doanh nghiệp và cách thức để doanh nghiệp tiếp cận vốn” phát sóng ngày 09/10/2011 đã mời được bốn vị khách, gồm: bà Dương Thu Hương – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ông Phan Đào Vũ – Tổng Giám đốc ngân hàng Bảo Việt, bà Phạm Thị Loan – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt Á, và ông Cao Sĩ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong chương trình này, người dẫn đã rất khéo léo khi mời đại diện của cả giới quản lý, doanh nghiệp, và chuyên gia cùng tham gia trao đổi. Thêm vào đó, những doanh nghiệp bình luận trong chương trình cũng đều là những người có tầm cỡ, có kiến thức và có khả năng ăn nói, rất đối ứng với phía chuyên gia và quản lý, tạo nên một cuộc trao đổi cân bằng và do đó rất sôi nổi, thuyết phục.
Có thể thấy, nài việc chọn được một chủ đề thời sự, “nóng hổi”, hút được sự chú ý của dư luận, thì việc lựa chọn được và mời được những khách mời tiêu biểu, tin cậy với những luận bàn thuyết phục là yếu tố quyết định để chương trình “ghi điểm” được với khán giả.
Hiện nay, cả nước có 67 đài truyền hình và một công ty truyền dẫn phát sóng truyền hình (AVG). Đi kèm với các con số này là hàng trăm chương trình được phát sóng trên các hệ thống truyền hình (mặt đất, vệ tinh, cáp, IPTV) và theo đó là một lực lượng đông đảo các ê-kíp tổ chức thực hiện chương trình. Tuy nhiên, đến nay vẫn ở nước ta vẫn chưa có những khóa đào tạo chuyên nghiệp về tổ chức các chương trình talk show truyền hình nên tuy số lượng người tham gia làm chương trình khá đông nhưng chất lượng không đồng đều và còn hạn chế trên rất nhiều phương diện.
Trong bối cảnh đó, việc khảo sát để làm rõ những đặc điểm của hoạt động tổ chức các talk show truyền hình là một công việc cần thiết, có thể góp phần làm cho hoạt động này ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Nguyễn Nga Huyền
Cao học Phát thanh – Truyền hình K.16
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cao học Phát thanh – Truyền hình K.16
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận