Trà đá vỉa hè trong tôi là...

(Sóng trẻ)-Hà Nội có nhiều nỗi nhớ, đối với sinh viên như tôi, đó là cuộc sống ồn ào, nhộn nhịp của một thủ đô hoa lệ, đó là nơi tôi có thể ngồi xuống, để nhâm nhi một cốc trà đá, một ly cafe nóng và thả trôi tâm hồn mình trong cái hiện đại, đổi thay của phố phường.

834b47767_tra_da_1.jpg

Có một điều giản dị ở Hà Nội, đó là được ngồi, được ngắm phố phường, và được thưởng thức những thức uống “vỉa hè” không thể đặc biệt hơn. Hà Nội ngày càng hiện đại, các cửa hàng mọc lên san sát, cái không gian chỗ ngồi sang trọng, bàn ghế đẹp đẽ. Nhưng ở đâu đó, cái dư vị của một cốc trà đá vỉa hè vẫn không thể thay thế được.

“Nó” vẫn nghênh ngang, chễm chệ, thản nhiên giữa cái không gian hiện đại, “nó” tồn tại ở khắp các đường phố, ngõ ngách bất kỳ đâu ở Hà Nội mà ta đều tìm thấy. “Nó” hiên ngang trường tồn với thời gian, với sự hiện đại thị uy khắp các đồ uống lớn. “Nó” mang tên “trà đá vỉa hè”.

834b47767_tra_da_2.jpg

Cụ Bằng (70 tuổi, ở khu Phố Cổ) tâm sự: “Tôi đã bán hàng gần chục năm nay. Trà đá dễ bán, tôi vừa bán hàng cho khách vừa có thể nhâm nhi thưởng thức với bạn già, thỉnh thoảng chơi một vài ván cờ. Già rồi mà được như thế này là tôi vui lắm”


Trà đá là thức uống để dịu bớt cái nóng của Hà Nội

Trà đá xuất hiện cùng với xóm lao động nghèo, khi người người công nhân, người lao động không có tiền để thưởng thức những thức uống đắt đỏ khác. Họ nghĩ ra món chè đặc thường pha ở nhà, cho thêm đá để dịu bớt cái nóng của Hà Nội oi ả.

Anh Nguyễn Đông An (công nhân công trình đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông) cho hay: “Tôi làm công nhân, công việc vất vả suốt ngày phải phơi mặt ra đường, hít đủ mọi khói bụi. Sau mỗi giờ nghỉ ngơi, anh em chúng tôi lại tụ tập uống trà đá, hít hà vài điếu thuốc lào để dịu bớt cái nóng như thiêu đốt của Hà Nội”

Trà đá là thức uống rẻ

Một cái bàn nhỏ, vài chiếc ghế nhựa, thậm chí là mấy cục gạch được người bán hàng tận dụng để làm chỗ ngồi với một chiếc thùng xốp ủ xuyến trà. Thêm vài ba cái hộp nhựa đựng thuốc lá, kẹo lạc... Các loại nước phong phú gồm nước vối, nước nhân trần... nhưng tuyệt nhiên, thứ nước được khách uống nhiều nhất là trà đá.

834b47767_tra_da_3.jpg

Trà đá nhiều khi không phải là chè nn, không phải là những thức trà đắt đỏ có tiếng nhưng mỗi tối vẫn có rất đông mọi người đến thưởng thức. Đó là bởi, trà đá vỉa hè có cái không khí, cái chỗ mà người ta có thể quên đi tất cả ngày dài làm việc mệt mỏi, cùng bạn bè chém gió mọi chuyện trên trời dưới bể. Và có lẽ, trà đá hợp túi tiền, khi mà chỉ cần 3.000 nghìn đồng là bạn có thể thưởng thức một cốc trà đá nn lành.

Bác Trần Cao Đại thích trà đá bởi nó hợp túi tiền “chỉ mấy nghìn đồng, tôi có thể uống để đỡ khát, chứ với lương xe ôm của tôi tiền đâu mà uống mấy đồ đắt đỏ khác”

Trà đá là nơi trò chuyện, ngắm nhìn đường phố

Khách hàng đa dạng đủ mọi thành phần, có thể là những người công sở không thích cafe sang chảnh, những bác xe ôm, lái xe đầu ngõ, những anh công nhân đang làm công trình, những cu cậu sinh viên tìm đến trà đá để giải nhiệt giữa cái nắng Hà Nội gay gắt, để ngồi ngẫm nghĩ sự đời, cuộc đời giữa những bộn bề bon chen.Họ rủ nhau ngồi nhâm nhi vài cốc chè, hóng gió ngắm phố phường, cắn hướng dương và kể cho nhau nghe vô vàn câu chuyện hay ho lúc trà dư tửu hậu. 

Bạn Thu Hiền-Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “mỗi chiều học ở trường xong, mình và nhóm bạn đều ở lại trường ngồi ở những chiếc bàn nhựa, lúc nào cả lũ cũng gọi trà đá vì vừa rẻ, vừa đỡ khát mà có thể kể chuyện dông dài với nhau. Thật sự đó là điều mình thích nhất ở loại nước uống này”.

834b47767_tra_da_4.jpg

Bạn Minh Quang-sinh viên Đại học Bách Khoa thẳng thắn: “nhiều khi uống trà đá là để có không khí của phố phường. Sau những giờ học căng thẳng, được ngồi trà đá với bạn bè, cắn hạt hướng dương và thoang thoảng mùi hoa sữa thì còn gì bằng”.

Sài Gòn nổi tiếng với cafe sữa đá thì Hà Nội được biết đến với trà đá vỉa hè. Chẳng biết từ bao giờ, thức uống này đã in sâu vào người dân nơi đây như một nét đẹp giản dị, một thú vui và đặc trưng ở thành phố thủ đô ngàn năm văn hiến. Thói quen ngồi trà đá vỉa hè có chút gì đó như là nỗi nhớ, niềm thương không thể quên của những người con xa Hà Nội.

Xem video tại đây:

Vũ Quỳnh Khánh Linh
.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN