Hình tượng Gà trong tranh dân gian Đông Hồ
Theo quan niệm dân
gian gà vừa trừ tà, vừa cầu may.Gà tượng trưng cho 5 đức tính: văn, vũ, dũng,
nhân và tín. Hình tượng Gà đi vào nhiều sáng tác dân gian, trong đó Tranh Đông
Hồ là một tiêu biểu. Một số bức điển hình: “Gà trống gáy sáng”, “Đại cát”, Gà mẹ
gà con”…
1. Bức “Gà mẹ gà con”
Trên tranh, con gà mái
lướn đang ngậm con ong, đang hiền từ, chăm chút các con. Mười chú gà đứng quanh
gà mẹ: con đang rỉa lông, con đang đùa chạy, con nấp dưới bụng mẹ… Mỗi con mỗi
vẻ khác nhau, như dường như tất cả đang hướng về một phía, một miếng mồi của gà
mẹ… Mỗi con mỗi vẻ khác nhau, nhưng tất cả như đang hướng về một phía, phía miếng
mồi của gà mẹ vừa kiếm được. Hai chân gà mẹ giang ra chịu đựng sức nặng của 2
chú gà con đang đứng trên lưng, đồng thời cũng chuẩn bị giữ thế trước sự giành
mồi của các con gà, sắp bổ nhào tới. Nài ý nghĩa tượng trưng cho sự giàu có,
no đủ, bức tranh còn toát lên “tình mẫu tử” thiêng liêng, sự đoàn tụ sum vầy của
gia đình gà.
Đàn gà mẹ con là bức
tranh mang ý nghĩa sâu sắc với mục đích chúc tụng, cầu may cho gia đình bình
an, sum họp. Trong các dịp tết, mọi người vẫn thường tặng nhau những bức tranh
gà lợn để chúc cho gia đình được bình an vô sự, con cháu đề huề. Đối với những cặp
vợ chồng mới cưới thì bức tranh mang ý nghĩa chúc cho vợ chồng sớm có con cái.
2. Bức “Đại cát”
Tranh gà đại cát thể
hiện một lời chúc tụng và ước vọng cho một cuộc sống may mắn. Trong tiếng Hán,
đại kê (gà trống) gần âm với chữ đại cát. Đây là nội dung của một quẻ bói tốt
nhất cho công việc hoặc tương lai của con người được sử dụng trong tranh thay
cho lời chúc lành mà người ta gửi đến nhau trong ngày xuân.
Nội dung trực tiếp của
bức tranh là hai chữ “đại cát”, nhưng nội dung sâu xa của bức tranh lại là con
gà trống ở phía dưới. Trong dân gian xưa và nay có không ít các phương pháp dự
đoán tương lai và một trong số những phương pháp đó là xem bói. Một trong những
phương pháp bói cổ xưa và khá phổ biến là bói bằng mai rùa, bằng chân gà. Nhưng
bản văn cổ nhất của nền văn minh Đông phương nói đến bói toán lại liên quan đến
hình ảnh con gà. Đó chính là trù thứ 7 trong Hồng phạm cửu trù. Trù này có tên
là Kê Nghi, có nghĩa là hỏi gà.
Trong bức tranh “Gà Đại
Cát”, gà được dân gian quan niệm vừa cấm quỷ, vừa cầu may. Hình ảnh chú gà trống
oai vệ, hùng dũng biểu tượng cho sự thịnh vượng, cho 5 đức tính tốt của nam giới
(người quân tử): tính văn (mào đỏ tựa như mũ cánh chuồn), tính vũ (cựa gà),
tính dũng (không sợ địch thủ), tính nhân (kiếm ăn theo đàn, cùng với đồng loại),
tính tín (gáy báo giờ chính xác).
Do vậy, chú gà trống
măng tơ trong tranh gà đại cát được miêu tả vừa chạy, vừa kêu cục tác, trông no
nê, tràn đầy sức sống. Đuôi chú tủa ra như đám cỏ hoa trước gió; cánh chú xòe
nhẹ với hàng lông đẹp tựa lưỡi kiếm; đầu ức của chú một màu vàng mỡ màng dễ ưa.
Chỉ một mình gà thôi nhưng không vắng lặng chút nào. Dáng chạy nhanh nhanh ấy,
cách diễn tả lông đuôi lông cánh ấy lại thêm cái màu vàng rực ấy… tất cả đã tạo
ra một sức xao xuyến ngập tràn, một biểu tượng cho sự thịnh vượng của đất nước,
của con người. Từ lâu, con gà “Đại cát” đã đi vào lòng người Việt Nam như một lời
chúc, mang ý nghĩa nghênh xuân, một ý cổ động và được lặp lặp lại trong nhiều
tranh khác.
3. Bức “ Gà trống gáy
sáng”
Trong bức tranh “Con
gà trống gáy sáng”, hình dáng con gà oai vệ, chân trái đưa nhẹ bên khóm trúc,
chân phải đặt lên mỏm đá mấp mô, toàn thân như đang trườn lên phía trước, đầu
ngẩng cao, mắt mở to, ức ưỡn ra, đuôi xòe rộng. Đó là lúc gà đang chuẩn bị cất
tiếng gáy chào buổi bình minh nắng đẹp. Dáng điệu ấy cộng với màu sắc rực rỡ của
lông, đuôi, cánh, bối cảnh thiên nhiên xung quanh… tạo nên một bản hòa tấu hùng
dũng, hỗ trợ cho gà đóng vai trò quan trọng trong đám đàn gà của mình, trong
cái giây phút “báo thức” thiêng liêng mà chỉ có nó mới có được cái diễm phúc ấy
trong đời sống của người Việt Nam.
Đình Trường ( tổng hợp )