Trái Đất đang … “khóc”

Theo thống kê của Tổ chức Khí tượng Thế giới, trong hơn 30 năm qua, băng tan và lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người và làm thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 1500 tỷ USD. 


Ở Việt Nam, theo thống kê, bình quân mỗi năm, có hơn 200 người chết và bị thương do lũ lụt, thiệt hại kinh tế từ 0,5% - 1% GDP.  Thiên tai, đặc biệt là băng tan và lũ lụt là nguy cơ đe dọa lớn tới sự phát triển bền vững của đất nước. 


Lũ lụt

Tần suất những cơn lũ đang tăng lên một cách nhanh chóng và nặng nề hơn. “Lũ có thể xảy ra ở bấ‌t kỳ nơi nào vào bấ‌t kỳ lúc nào. Những vụ chá‌y rừng khiến mặt đất khô cằn, trơ trụi và không thể hấp thụ nước. Thậm chí, một cơn mưa nhỏ cũng có thể khiến lũ quét xảy ra, thường ít có dấu hiệu báo trước”, Tiến sĩ - giảng viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất Nguyễn Hữu Dũng cho biết. 


Lượng nước lũ dâng cao bao phủ phần đất liền, mang theo cả bùn đất, chất thải công nghiệp lẫn sinh hoạt trong dòng nước lũ, có khả năng dung nhập vào nguồn nước sinh hoạt tạo điều kiện cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan và phát tán nhanh chóng. Dịch tả và ghẻ lở là hai loại bệnh thường gặp nhất khi xảy ra hiện tượng lũ lụt.

 

a-nh-chu-p-ma-n-hi-nh-2022-05-08-214355.png
Cận cảnh con đường bị phá hủy sau một trận lũ lụt


Ở Việt Nam, miền Trung luôn là điểm nóng của mưa bão và ngập lụt. Tháng 11/2021, khu vực này chịu ảnh hưởng của cơn bão số 8 khiến hơn 17 người chết và  mất tích; hơn 969 ha lúa, 951 ha hoa màu bị thiệt hại.


Băng tan

Băng tan, một trong những hậu quả nặng nề của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đây là một trong những mối nguy hiểm tiềm tàng đối với các quốc gia, các vùng có độ cao tương đối thấp so với mực nước biển, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Theo một báo cáo của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã phân lập ba điểm nóng tiềm năng cho thảm hoạ này đó là Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, Bangladesh và Đồng bằng sông Nile ở Ai Cập.


Tình hình tồi tệ nhất là ở Bangladesh. Phần lớn khu vực ở Bangladesh đều bằng phẳng và ngang với mực nước biển. Theo ước tính khoảng 50% diện tích đất nước sẽ bị ngập vĩnh viễn nếu mực nước biển tăng cao khoảng một mét. Vào năm 1998, thế giới đã chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng mà điều này có thể trở nên phổ biến ở tương lai. Lũ lụt nhấn chìm 2/3 đất nước, khiến 30 triệu người mất nhà cửa chỉ sau một đêm; 1000 người thiệt mạng và 9 500km đường đã bị phá huỷ. 

a-nh-chu-p-ma-n-hi-nh-2022-05-08-214451.png

Trái Đất mỗi năm tăng từ 1 - 1,4 độ C khiến cho băng ở Bắc Cực dần biến mất

 

Hiện nay, ở Việt Nam, tình trạng ngập mặn đang diễn ra hết sức phức tạp tại Đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết các cửa sông mặn xâm nhập sâu 50-70km ảnh hưởng tới gần 40% diện tích, gần 200.000 ha lúa và vườn cây ăn trái bị thiệt hại, 155.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Theo Ngân hàng Thế Giới, 11% số dân tại nơi đây sẽ phải di dời nếu mực nước biển dân cao khoảng một mét trong tương lai. Hơn thế nữa, nếu mực nước tại Đồng bằng sông Cửu Long dâng cao một mét thì có nghĩa rằng một phần tư Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ bị chìm trong nước.


Trái Đất cần được “an ủi”

Nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh, mạnh với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, đầu tư phát triển rất cao làm kéo theo nhiều áp lực ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. 


Trên thực tế, nhiều nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... và nhiều cường quốc khác trên thế giới cũng đã và đang phải trải qua những vấn đề về ô nhiễm môi trường như nước ta hiện nay, khi nền kinh tế vẫn chủ yếu phát triển dựa vào khai thác tài nguyên, việc phát triển ồ ạt các nhà máy, xí nghiệp phát triển ngành công nghiệp nhưng lại thiếu quan tâm đến vấn đề tài nguyên, môi trường, đi ngược lại các quy luật của tự nhiên.


“Ý thức bảo vệ môi trường của người dân khá kém, họ tùy tiện vứt rác thải ra đường phố, xuống lòng sông, lấn chiếm sông rạch thu hẹp dòng chảy khiến các con sông đổi màu nước. Bên cạnh đó là việc thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường của các cấp chính quyền.”, Tiến sĩ - giảng viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất Nguyễn Hữu Dũng chia sẻ. 

a-nh-chu-p-ma-n-hi-nh-2022-05-08-214550.png
Hàng tấn rác thải thải ra mỗi năm khiến cho môi trường bị tàn phá nặng nề

 

Trái Đất đang “khóc”. Băng tan, lũ lụt,... và hàng loạt những thảm họa thiên nhiên khác chính là hệ quả của việc con người không biết bảo vệ môi trường. Trái Đất bị tổn thương bởi chính chúng ta, vì vậy, để duy trì cuộc sống tốt đẹp, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN