Trạm biến áp và bốt điện: Từ công năng ban đầu đến không gian sử dụng trái mục đích

(Sóng trẻ) - Dù có các biển cảnh báo, nhiều người vẫn biến khu vực quanh bốt điện và trạm biến áp thành nơi kinh doanh và sinh hoạt, coi đó như những vị trí đắc địa.

"Nắng ráo thế này thì vô tư đi..."

Nhiều trạm biến áp, bốt điện gần khu vực đường phố đang bị nhiều người tận dụng làm nơi kinh doanh, quảng cáo, treo đồ hoặc thậm chí là tập thể dục, bất chấp các cảnh báo nguy hiểm từ cơ quan chức năng. Các vị trí này thường được cho là thuận tiện vì nằm gần mặt đường, dễ thu hút sự chú ý của khách hàng. Tại các khu tập thể cũ, bốt điện hay trạm biến áp thường được đặt dưới bóng cây, tạo không gian lý tưởng cho các hoạt động như tụ tập, trò chuyện, hoặc thể dục.

18cbb8d8-1f12-4f91-8932-a9bcad828f99.jpg
Nhiều người sử dụng trạm biến áp như một "chỗ dựa" để gắn biển quảng cáo kiếm sống. (Ảnh: Minh Toàn).

 

Cô Đỗ Thị Lộc, với hơn 20 năm nằm vùng bán trà đá tại con phố Vọng Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, chia sẻ rằng đã quen với việc kinh doanh ngay cạnh trạm biến áp mà không hề lo ngại. Cô cho biết:  “Nó ghi thế chứ giật đâu mà giật, bảo trời mưa ngồi gần thì còn sợ, chứ nắng ráo thế này thì vô tư đi…”

Anh Nguyễn Công Tuấn (21 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Mình là khách quen, ngồi ở đây cũng lâu rồi, chưa thấy bị giật hay cháy nổ bao giờ, với cả người ta bày được thì mình ngồi được thôi…”. Mặc dù trước đây từng lo sợ, nhưng sau một thời gian, anh đã quen và không còn cảm thấy lo lắng nữa.

Để tiết kiệm không gian, cô Lộc thường xếp bàn ghế sát với trạm biến áp, bất chấp các biển cảnh báo nguy hiểm. Quán của cô còn cung cấp cả thuốc lào và thuốc lá, nhiều khách ngồi gần trạm biến áp thậm chí vứt đầu lọc thuốc đang cháy vào trạm mà không lo ngại. 

b2e57700-9443-43e3-8110-1f12e2cf74a6.jpg
Một số khách hàng không ngần ngại hút thuốc và vô tư hất tàn thuốc đang cháy vào khu vực trạm biến áp. (Ảnh: Minh Toàn).

 

Không chỉ cô Lộc, tại nhiều khu vực khác ở Hà Nội cũng tồn tại nhiều gánh hàng rong, thậm chí là các quán cốm được đặt ngay cạnh trạm biến áp. Cô Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội), một người bán cốm lâu năm, cho rằng trạm biến áp ở gần mặt đường là vị trí “thuận tiện” để khách dễ dàng quan sát và mua hàng hơn. “Cô ngồi đây còn không sợ thì cháu sợ cái gì, nó không giật đâu…,” cô Thanh khẳng định. Trạm biến áp trên đường Xuân Thủy giờ đã trở thành nơi “đắc nơi”  để cô Thanh treo biển quảng cáo và bày bán sản phẩm cốm của mình. Với mưu sinh, cô sẵn sàng bất chấp mọi nguy hiểm có thể xảy ra.

Một số trạm biến áp trên đường Quan Nhân, Thanh Xuân cũng trở thành nơi lý tưởng để người dân tập thể dục, dù biển cảnh báo điện nguy hiểm vẫn còn nguyên. Những biển báo như “Cấm lại gần, có điện nguy hiểm chết người” dường như chỉ còn mang tính chất làm đầy đủ mà không hề có tác dụng đối với những người xung quanh. 

3953a042-dcaf-4dfc-959f-cce35f34e11e.jpg
Nhiều người dân ở thủ đô có thói quen tập thể dục gần trạm biến áp vì lý do... mát mẻ. (Ảnh: Minh Toàn).

 

Hành vi vi phạm bị cấm và nguy cơ tiềm ẩn

Mỗi trạm biến áp và bốt điện đều có biển cảnh báo như: "Cấm lại gần, có điện nguy hiểm chết người" hay "Khu vực có điện, cấm bán hàng, để xe, họp chợ, đổ rác, để vật liệu xây dựng, đi vệ sinh, tụ tập đông người...". Những cảnh báo này được các cơ quan chức năng đưa ra nhằm bảo vệ người dân khỏi các nguy cơ nhưng việc tuân thủ lại phụ thuộc vào ý thức của cộng đồng.

e5f7c148-538d-414c-9606-ac576c79df1b.jpg
Mặc dù có các biển báo cấm và cảnh báo nguy hiểm, nhiều người vẫn tiếp tục đỗ xe gần trạm biến áp. (Ảnh: Minh Toàn).

 

Theo Nghị định 106/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/8/2005, khoảng cách nhà ở của người dân phải cách trạm biến áp từ 3,0m đối với trạm có điện áp 35kV; 4,0m đối với trạm có điện áp 66-110kV; 6,0m đối với trạm có điện áp 220kV... Phía lực lượng chức năng của phường đã phối hợp với lực lượng dân phòng, tổ dân phố tiến hành tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân. Bên cạnh đó công an phường đã tiến hành nhắc nhở các hộ dân vi phạm và lập biên bản đối với các hộ dân tái phạm nhiều lần.

Luật sư Dương Lê Ước An cũng cảnh báo, việc buôn bán và sinh hoạt gần các trạm biến áp là hành vi cực kỳ nguy hiểm, nhất là trong những ngày nắng nóng cao điểm. Khi đó, chỉ một sự cố chập điện kết hợp với các vật dụng dễ cháy có thể gây ra cháy nổ lớn, đe dọa đến tính mạng và tài sản của những người xung quanh.

Luật sư Lê Dương Ước An nhận định: “Để giải quyết các vấn đề trên các lực lượng chức năng cần thực hiện các biện pháp mạnh, cấm và xử phạt những người buôn bán hàng rong trên vỉa hè, nơi sinh hoạt gần các trạm biến áp, điện áp tránh những thiệt hại không đáng có xảy ra” (Ảnh: Minh Toàn).

Theo Luật Điện lực 2004, việc xây dựng nhà ở, trồng cây cao hơn 2m hoặc xâm phạm đường ra vào của trạm điện trong hành lang bảo vệ an toàn trạm là hành vi bị cấm. Mặc dù các quy định hiện hành không trực tiếp nhắc đến hành vi buôn bán hay sinh hoạt ngay tại trạm biến áp, nhưng xét về mặt pháp lý, hành động này vi phạm các quy định bảo vệ an toàn, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

 

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN