Tranh dân gian Kim Hoàng vươn mình trong thời đại mới

(Sóng trẻ) - Tranh dân gian Kim Hoàng là một trong những dòng tranh dân gian nổi tiếng của dân tộc ta. Trải qua thăng trầm của lịch sử, dòng tranh này dần dần bị rơi vào quên lãng. Nhưng trong một vài năm trở lại đây, tranh Kim Hoàng đang dần trở lại, tìm chỗ đứng xứng đáng của mình trong làng tranh dân gian Việt Nam.

Tranh đỏ - di sản bị mất

Tranh dân gian Kim Hoàng, còn có tên là “tranh đỏ” vì có 3 màu sắc cơ bản: Đỏ điều, Đỏ hoa niên và Đỏ sen (hồng xác pháo), nài ra còn có màu vàng yến. Tranh in ngửa, có 2 loại tranh là in nét rồi vẽ và in từ bản khắc gỗ. Loại giấy đặc trưng để làm tranh Kim Hoàng là giấy dó mua ở Yên Thái và quét màu lên. Tranh được làm tại làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Tranh Kim Hoàng có nhiều điểm khác với các dòng tranh dân gian khác như Tranh Đông Hồ và tranh Hoàng Trống. So với tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng có nét khắc trên mộc bản tỉ mỉ và chi tiết hơn. Tranh Kim Hoàng có phần sống động và màu sắc tươi sáng hơn tranh Hàng Trống. Khi làm tranh, nghệ nhân trong làng chỉ sử dụng một ván khắc in tranh, mỗi người sẽ tự phối hòa màu sắc, làm cho tranh Kim Hoàng có nét phóng khoáng, đa dạng hơn.


a753a31f7_anh_1.jpg
Ảnh 1: Đôi tranh Thần Trà – Uất Lũy kể về sự tích hoa đào

Tranh dân gian Kim Hoàng phát triển ở khoảng những năm đầu thế kỷ 20. Sau mùa gặt tháng 10 hàng năm, thời tiết se lạnh, người dân làng Kim Hoàng lại nô nức chuẩn bị những vật liệu cần thiết để làm tranh. Từ những bản khắc gỗ được in sẵn, người nghệ nhân làm tranh sẽ quét nước vào, đặt giấy hồng điều lên và dùng xơ mướp khô xoa nhẹ cho đến khi nổi rõ đường nét, hình thù bức tranh. Sau đó, tranh được đưa ra phơi nắng cho đến khi khô, nghệ nhân mới lấy màu tô điểm cho bức tranh thêm sống động. Tranh Kim Hoàng xưa hầu hết được cung cấp cho các gia đình nhân dân lao động, nên những nét vẽ đơn giản, có phần ngô nghê, nhưng hết sức sống động.


a753a31f7_anh_2.jpg
Bức tranh “Lợn” được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam


a753a31f7_anh3.jpg
 Bức tranh “Gà trống” được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam


Người dân làng tranh Kim Hoàng kể lại rằng, trận lụt lịch sử năm 1915 đã cuốn trôi mất một số ván khắc in tranh, cho nên số lượng sản xuất tranh Kim Hoàng dần trở nên thưa thớt, đến năm 1947 thì tranh Kim Hoàng dừng sản xuất.

Hành trình phục dựng

Đến năm 2015, tranh Kim Hoàng dần được hồi sinh nhờ một số họa sĩ và nghệ nhân làng nghề tranh Đông Hồ phục chế. Từ đây, tranh Kim Hoàng xuất hiện ở một số triển lãm, hội chợ,… và được bày bán trong một số cửa hàng tranh truyền thống.
Từ tháng 11 năm 2016 đánh dấu một bước nặt lớn trong sự trở về của dòng tranh dân gian Kim Hoàng, tại thư viện làng Kim Hoàng đã đặt cơ sở sản xuất tranh. Nhờ đó, ngày nay, tranh Kim Hoàng đã có thể trở lại, có những bước đi vững vàng hơn trong nền nghệ thuật hội họa Việt Nam.

Tranh dân gian Kim Hoàng mặc dù vẫn chưa được phổ biến như những dòng tranh dân gian khác như Hoàng Trống, Đông Hồ, Làng Sình,… Nhưng hiện nay, dòng tranh này đã và đang thâm nhập sâu hơn vào đời sống người dân. Cứ đến dịp Tết đến xuân về, tranh Kim Hoàng lại xuống phố cùng những dòng tranh khác, điểm cho mùa xuân những sắc đỏ, sắc vàng đậm màu dân tộc. 

a753a31f7_anh_4.jpg
 Gian hàng làm tranh Kim Hoàng trong Hội chợ quốc tế ẩm thực tổ chức tháng 11/2017 – Nguồn ảnh: Hoa Thu

Dẫu vậy, bước khởi đầu nào cũng phải đối diện với rất nhiều gian nan, tranh Kim Hoàng để có được những bước trở về đầu tiên cũng tốn không biết bao nhiêu công sức của các nghệ nhân và các nhà nghiên cứu nghệ thuật dân gian. Con đường phía trước của tranh Kim Hoàng đã có những điểm sáng mới, nhưng để có chỗ đứng trong thị trường, trong cuộc sống hiện đại, cần có nhiều hơn sự quan tâm và chung tay của cả cộng đồng.

Hằng Nguyễn – Phát thanh K36

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN