Hương xạ Cao Thôn – Nét đẹp truyền thống tâm linh của người Việt

(Sóng trẻ) - Chẳng biết từ bao giờ, nén hương thơm đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu trong các đền, chùa và trong những ngày giỗ, tết của mỗi gia đình người Việt.

Trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, dâng hương là một nghi thức cúng, bái, tế, lễ, tượng trưng cho giá trị văn hóa tâm linh của dân tộc. Hương là tượng trưng cho sự giao hòa giữa Trời - Đất - Người, là chiếc cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hiện thực của con người với cõi tâm linh của trời đất.

Làng nghề hương xạ Cao Thôn là một trong những minh chứng cụ thể cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. 

2337637fd_anh_1.jdp.jpg

Cảnh phơi hương tại làng nghề

Dọc theo tuyến đường quốc lộ 39, làng nghề hương Cao Thôn nằm ở ven đê sông Hồng, thuộc xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên. Khi mới đặt chân đến đầu làng, tôi đã choáng ngợp bởi cái đặc trưng riêng có của làng nghề làm hương. Trải từ đầu làng, hàng loạt các phên phơi hương được bày ra thành từng khoảng rộng, cả một sắc vàng nâu hiện ra trước mắt cùng hương thơm thanh mát của thảo mộc. Đó chính là cái mùi thơm riêng có cuả những nén hương làng Cao Thôn.

Làng hương Cao Thôn đã có từ rất lâu đời, gắn liền với truyền thống lịch sử văn hóa của đất và người Hưng Yên. Những cụ già trong làng kể rằng, làng hương được hình thành và phát triển từ khi bà Đào Thị Khương - người làng Cao Thôn đi lấy chồng Trung Quốc rồi về đây truyền nghề làm hương cho dân làng. Từ đó, bà được nhân dân gọi là bà tổ nghề hương của vùng. Hiện nay, bà tổ làng nghề Đào Thị Khương được thờ cúng ở nhà thờ tổ họ Đào tại làng Cao Thôn.

2337637fd_anh_2.jdp.jpg

Đền thờ bà tổ nghề hương Đào Thị Khương tại làng Cao Thôn

Hương làng Cao có mùi thơm truyền thống, thanh khiết, nhẹ nhàng bởi nó được làm từ hơn 30 loại thảo mộc tự nhiên với phương thức làm hương dân gian cổ truyền. Chất tinh hoa ấy thể hiện tâm nguyện trong sáng và đẹp đẽ của mỗi con người thôn Cao. Gửi trọn trong từng nén nhang là sự tinh hoa của đất trời, trọn vẹn mang tâm hồn Việt. 

Mỗi nén nhang thơm được thắp lên là một nét đẹp văn hóa thiêng liêng, tỏ lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà tổ tiên cũng như lòng thành kính của con nhang, phật tử đối với Phật, thánh, mẫu… muôn nơi. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nài những lễ vật dâng lên bàn thờ gia tiên thì việc thắp nén hương thơm để cầu nguyện cho nhân khang, vật thịnh là điều không thể thiếu. 

2337637fd_u.jpg

Công nhân đang làm việc trong một xưởng sản xuất hương

Phải chăng, vì ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp vốn có đó mà người dân làng nghề Cao Thôn chẳng bao giờ có ý định bỏ nghề làm hương. Có lẽ hơn ai hết, họ là những con người mong muốn được lưu giữ và phát huy nét đẹp văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt ta qua những nén hương thơm mà tự tay họ làm ra. 

2337637fd_anh_4.jdp.jpg

Công nhân sản xuất hương vòng

Bà Nguyễn Thị Hanh (74 tuổi), có thâm niên làm nghề được hơn 60 năm, chia sẻ: “Chưa lúc nào bà có ý định bỏ nghề hay chuyển nghề khác, vì nghề này được truyền lại từ thời các cụ của bà, nay bà lại truyền lại cho con cháu của mình. Làm hương cũng tự hào vì nén hương là tinh hoa của thiên nhiên, trời đất để kính dâng lên Phật, thánh và ông bà tổ tiên nữa…”.

Không chỉ riêng bà Hanh mà hầu hết những người dân làng Cao đều mang trong mình suy nghĩ ấy. Ông Đặng Văn Đang, quản gia tại cơ sở sản xuất hương Thế Hưng cho biết: “Ông được bố mẹ dạy làm hương từ khi mới 5 tuổi, đến nay đã gắn bó với nghề làm hương được gần 50 năm. Cơ sở sản xuất hương Thế Hưng này đã tồn tại từ lâu rồi và giờ ông đang truyền lại bí quyết làm nghề cho con cháu của mình”.  

2337637fd_anh_5.jdp.jpg

Sản phẩm hương được sản xuất tại làng nghề Cao Thôn.

Với sự ra đời và tồn tại của nhiều các cơ sở sản xuất hương, Cao Thôn ngày càng đổi mới và vươn mình đi lên trong tiến trình phát triển của đất nước. Trải qua hàng trăm năm, đến nay hương xạ Cao Thôn vẫn giữ được nét đặc trưng về mùi thơm, độ đậu tàn, nguyên liệu tự nhiên. Làng nghề Cao Thôn là cái nôi văn hóa góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy tín ngưỡng tâm linh cuả người Việt. Không chỉ trong quá khứ, hiện tại mà cả mãi về sau, hương làng Cao sẽ luôn là một nét đẹp truyền thống, biểu hiện cho giá trị tinh thần của con người. 

Người dân làng nghề Cao Thôn tâm niệm: nghề làm hương liên quan đến thế giới tâm linh, nên cái tâm làm nghề không cho phép cẩu thả. Ý thức lao động, sản xuất của mỗi con người thôn Cao đã góp phần giúp cho làng nghề làm hương truyền thống còn duy trì và phát triển đến ngày nay. Cao Thôn đã trở thành một trong những làng nghề truyền thống lâu đời trong cả nước. Hy vọng làng nghề hương xạ Cao Thôn sẽ luôn tồn tại, phát triển và trở thành niềm tự hào của vùng đất Phố Hiến, Hưng Yên. 

Nguyễn Thị Luận
Lớp Phát thanh K32


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN