Từ vụ Huy Hoàng, nhìn lại nền bóng đá Việt Nam
(Sóng Trẻ) - Thể thao Việt Nam, đặc biệt là bóng đá, trước nay đều tốn không ít giấy mực của báo chí. Từ cấu kết bán độ, dàn xếp tỷ số, xích mích nội bộ… cho đến vụ gần đây là đội trưởng Câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An (CLB SLNA) Huy Hoàng gây tai nạn rồi bỏ chạy lại một lần nữa làm người hâm mộ lắc đầu ngao ngán.
Vải thưa che mắt…thiên hạ
Đoạn clip ngắn ghi lại cảnh Huy Hoàng trong trạng thái đang “bay” trên xe ô tô tại Thanh Hóa được đưa lên mạng. Nó đã và đang thu hút rất nhiều sự chú ý của độc giả và gây xôn xao dư luận. Dù đây là một vụ việc có nhân chứng, chứng cứ rõ ràng, vậy mà công an thành phố Thanh Hóa lại thiếu “cởi mở” trong việc cung cấp thông tin và đưa ra những nhận định có phần thiếu khách quan, che dấu sự thật. Ngay cả lời phát biểu giống như sự bao che của lãnh đạo SLNA cũng đã cho thấy tất cả chỉ là nghi án và Huy Hoàng sẽ không bị xử lý về mặt chuyên môn.
Cầu thủ Huy Hoàng phê thuốc lắc bị người dân bắt gặp (Nguồn: Internet)
Trong buổi làm việc với Công an TP.Thanh Hóa sáng ngày 8/9, Huy Hoàng có khai rằng, bản thân lái xe trong tình trạng say rượu nên gây tai nạn mà không để ý. Rất ít ai tin vào lời giải thích này nhưng lạ lùng thay riêng Công an TP.Thanh Hóa lại thấy có lý và đưa ra kết luận ban đầu: “Huy Hoàng gây tai nạn do say rượu” (!?).
Buổi làm việc diễn ra khá nhanh và sau đó, với sự bảo lãnh của người đại diện CLB SLNA, Huy Hoàng được tự do rời trụ sở Công an TP.Thanh Hóa. Trung vệ xứ Nghệ sau đó đã gặp nạn nhân vụ tai nạn, thương lượng chuyện đền bù rồi cùng với một số thành viên khác của đội bóng xứ Nghệ trở về Nghệ An trong chiều ngày 8/9.
Như vậy có thể thấy rằng, dù chưa chính thức công bố kết luận về vụ việc, nhưng nhìn qua cách làm việc của Công an TP.Thanh Hóa thì mọi thứ coi như đã kết thúc và Huy Hoàng được cho là…chẳng liên quan gì đến thuốc lắc. Và tất nhiên, những sự việc này gây nhiều bức xúc cho dư luận, bởi dường như khi có bất cứ điều gì liên quan đến mặt trái của đời sống bóng đá thì ngay lập tức, cầu thủ luôn được bao che và bảo vệ một cách triệt để nhất.
Nhìn lại nền bóng đá nước nhà
Năm 1997, khi nhiệm kỳ 3 đưa hẳn những thành viên của Bộ Công an vào tham gia ban chấp hành, với hy vọng sẽ hợp tác bắt tiêu cực, thì mùa giải ấy nổi lên sự cố 7 CLB có mối quan hệ bắt tay nhau dàn xếp tỉ số để cầu thủ biết và bán thông tin cho giới cá cược. Lần ấy, cơ quan điều tra lần tới đâu thì bể tới đấy, khiến ông Chủ tịch LĐBĐ khóa III Mai Văn Muôn hốt hoảng xin “đóng cửa bảo nhau” để tránh chuyện “ném chuột vỡ bình”.
Năm 2004, khi cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai đi đá Cúp C1 và rủ nhau bán độ, cũng nhờ công an can thiệp mới rõ chân tướng sự việc. Năm 2005, lại đến vụ cầu thủ U.23 bán độ và các đội đá giải hạng Nhất mua chuộc trọng tài lẫn tiêu cực, phía bên công an lại được năn nỉ là thôi đừng làm lớn, vì sợ không còn trọng tài để làm nhiệm vụ và không đủ quan chức để điều hành giải…, thế là vụ án đóng nhanh lại.
Hết lần này đến lần khác, các vụ bê bối trong giới bóng đá được bưng bít cho qua khiến người ta không khỏi nghi ngờ rằng vụ việc của Huy Hoàng lần này sẽ được “giơ cao đánh khẽ”. Nếu quả thực như thế thì thật là đáng buồn và không biết đến bao giờ nền bóng đá nước nhà mới thực sự trong sạch.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Chuyện cầu thủ Việt ăn chơi, nhậu nhẹt, “cắn” thuốc lắc… chẳng phải là chuyện mới. Đã có một số vụ bắt bớ cầu thủ Việt liên quan đến chất gây nghiện. Tuy nhiên, người trong làng bóng khẳng định rằng những chuyện đã đăng báo chỉ là phần nổi hết sức nhỏ so với “tảng băng chìm” chưa đưa ra ánh sáng.
Chuyện cầu thủ Việt ngày càng gây thất vọng cho người hâm mộ, lỗi trước tiên thuộc về các huấn luyện viên và lãnh đạo các đội bóng. Chính những người đào tạo, hướng dẫn lại bênh vực những sai trái gây ra của các cầu thủ. Như trong vụ Huy Hoàng chưa rõ thực hư mà huấn luyện viên Hữu Thắng đã vội vã lên tiếng bênh vực, cho rằng không có chuyện gì nghiêm trọng.
Mười năm làm bóng đá chuyên nghiệp, số cầu thủ giỏi và đạo đức hiếm như lá mùa thu. Trong khi đó, những mặt hạn chế về tệ nạn xã hội, đạo đức sa sút thì nở rộ như nấm mùa mưa trong làng cầu thủ Việt.
Nền bóng đá Việt Nam nói riêng và nền thể thao Việt Nam nói chung cần phải có hướng đi đúng đắn cho việc đào tạo nhân tài. Đã đến lúc các nhà hoạch định chiến lược, các cấp lãnh đạo của thể thao Việt Nam cần xuống khỏi ngọn, chịu “gian khổ” cày xới để vun bón cho các cây non, có như vậy, tương lai mới mong thu được “quả ngọt”.
Nguyễn Thúy, Hà Anh, Hà Trang, Nguyễn Phương
Báo mạng điện tử K30
Vải thưa che mắt…thiên hạ
Đoạn clip ngắn ghi lại cảnh Huy Hoàng trong trạng thái đang “bay” trên xe ô tô tại Thanh Hóa được đưa lên mạng. Nó đã và đang thu hút rất nhiều sự chú ý của độc giả và gây xôn xao dư luận. Dù đây là một vụ việc có nhân chứng, chứng cứ rõ ràng, vậy mà công an thành phố Thanh Hóa lại thiếu “cởi mở” trong việc cung cấp thông tin và đưa ra những nhận định có phần thiếu khách quan, che dấu sự thật. Ngay cả lời phát biểu giống như sự bao che của lãnh đạo SLNA cũng đã cho thấy tất cả chỉ là nghi án và Huy Hoàng sẽ không bị xử lý về mặt chuyên môn.
Cầu thủ Huy Hoàng phê thuốc lắc bị người dân bắt gặp (Nguồn: Internet)
Trong buổi làm việc với Công an TP.Thanh Hóa sáng ngày 8/9, Huy Hoàng có khai rằng, bản thân lái xe trong tình trạng say rượu nên gây tai nạn mà không để ý. Rất ít ai tin vào lời giải thích này nhưng lạ lùng thay riêng Công an TP.Thanh Hóa lại thấy có lý và đưa ra kết luận ban đầu: “Huy Hoàng gây tai nạn do say rượu” (!?).
Buổi làm việc diễn ra khá nhanh và sau đó, với sự bảo lãnh của người đại diện CLB SLNA, Huy Hoàng được tự do rời trụ sở Công an TP.Thanh Hóa. Trung vệ xứ Nghệ sau đó đã gặp nạn nhân vụ tai nạn, thương lượng chuyện đền bù rồi cùng với một số thành viên khác của đội bóng xứ Nghệ trở về Nghệ An trong chiều ngày 8/9.
Như vậy có thể thấy rằng, dù chưa chính thức công bố kết luận về vụ việc, nhưng nhìn qua cách làm việc của Công an TP.Thanh Hóa thì mọi thứ coi như đã kết thúc và Huy Hoàng được cho là…chẳng liên quan gì đến thuốc lắc. Và tất nhiên, những sự việc này gây nhiều bức xúc cho dư luận, bởi dường như khi có bất cứ điều gì liên quan đến mặt trái của đời sống bóng đá thì ngay lập tức, cầu thủ luôn được bao che và bảo vệ một cách triệt để nhất.
Nhìn lại nền bóng đá nước nhà
Năm 1997, khi nhiệm kỳ 3 đưa hẳn những thành viên của Bộ Công an vào tham gia ban chấp hành, với hy vọng sẽ hợp tác bắt tiêu cực, thì mùa giải ấy nổi lên sự cố 7 CLB có mối quan hệ bắt tay nhau dàn xếp tỉ số để cầu thủ biết và bán thông tin cho giới cá cược. Lần ấy, cơ quan điều tra lần tới đâu thì bể tới đấy, khiến ông Chủ tịch LĐBĐ khóa III Mai Văn Muôn hốt hoảng xin “đóng cửa bảo nhau” để tránh chuyện “ném chuột vỡ bình”.
Năm 2004, khi cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai đi đá Cúp C1 và rủ nhau bán độ, cũng nhờ công an can thiệp mới rõ chân tướng sự việc. Năm 2005, lại đến vụ cầu thủ U.23 bán độ và các đội đá giải hạng Nhất mua chuộc trọng tài lẫn tiêu cực, phía bên công an lại được năn nỉ là thôi đừng làm lớn, vì sợ không còn trọng tài để làm nhiệm vụ và không đủ quan chức để điều hành giải…, thế là vụ án đóng nhanh lại.
Hết lần này đến lần khác, các vụ bê bối trong giới bóng đá được bưng bít cho qua khiến người ta không khỏi nghi ngờ rằng vụ việc của Huy Hoàng lần này sẽ được “giơ cao đánh khẽ”. Nếu quả thực như thế thì thật là đáng buồn và không biết đến bao giờ nền bóng đá nước nhà mới thực sự trong sạch.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Chuyện cầu thủ Việt ăn chơi, nhậu nhẹt, “cắn” thuốc lắc… chẳng phải là chuyện mới. Đã có một số vụ bắt bớ cầu thủ Việt liên quan đến chất gây nghiện. Tuy nhiên, người trong làng bóng khẳng định rằng những chuyện đã đăng báo chỉ là phần nổi hết sức nhỏ so với “tảng băng chìm” chưa đưa ra ánh sáng.
Chuyện cầu thủ Việt ngày càng gây thất vọng cho người hâm mộ, lỗi trước tiên thuộc về các huấn luyện viên và lãnh đạo các đội bóng. Chính những người đào tạo, hướng dẫn lại bênh vực những sai trái gây ra của các cầu thủ. Như trong vụ Huy Hoàng chưa rõ thực hư mà huấn luyện viên Hữu Thắng đã vội vã lên tiếng bênh vực, cho rằng không có chuyện gì nghiêm trọng.
Mười năm làm bóng đá chuyên nghiệp, số cầu thủ giỏi và đạo đức hiếm như lá mùa thu. Trong khi đó, những mặt hạn chế về tệ nạn xã hội, đạo đức sa sút thì nở rộ như nấm mùa mưa trong làng cầu thủ Việt.
Nền bóng đá Việt Nam nói riêng và nền thể thao Việt Nam nói chung cần phải có hướng đi đúng đắn cho việc đào tạo nhân tài. Đã đến lúc các nhà hoạch định chiến lược, các cấp lãnh đạo của thể thao Việt Nam cần xuống khỏi ngọn, chịu “gian khổ” cày xới để vun bón cho các cây non, có như vậy, tương lai mới mong thu được “quả ngọt”.
Nguyễn Thúy, Hà Anh, Hà Trang, Nguyễn Phương
Báo mạng điện tử K30
Cùng chuyên mục
Bình luận