Vài suy nghĩ về việc sử dụng ngôn ngữ trên báo chí

(Sóng Trẻ) - Chưa bao giờ vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên báo chí lại được đặt ra gay gắt như hiện nay. Đã có những lời cảnh báo về việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo;  đã có các cuộc hội thảo chuyên đề liên quan được tổ chức và cả những góp bàn của đông đảo bạn đọc quan tâm. Bài viết này đề cập tới những biểu hiện phổ biến của việc sử dụng ngôn ngữ trên báo chí.

 

Những “căn bệnh” về sử dụng ngôn ngữ trên báo chí

Bệnh sính nại

 Đây là căn bệnh khá phổ biến của một số nhà báo, nhất là ở những nhà báo trẻ. Biểu hiện rõ nhất của căn bệnh này là việc nhà báo sử dụng một cách tràn lan, vô tội vạ ngôn ngữ nước nài, đặc biệt là tiếng Anh.

Những từ thuần nại, hoặc nửa tây, nửa ta được “chêm” vào nội dung bài báo, thậm chí dẫn ra làm tít … xuất hiện ngày càng nhiều.

Khảo sát tại báo Sinh viên Việt Nam số 42, cho thấy mật độ xuất hiện những từ tiếng Anh ở báo này rất cao. Cá biệt tại chuyên mục : Giới trẻ, có tác phẩm của tác giả Thanh Giang với nhan đề :“ Để 12 giờ thành 240 giờ”. Ở bài báo này tác giả sử dụng 4 tít xen, thì tít cuối cùng là một câu tiếng Anh (Calendar Girl) và trong câu mở đầu của đoạn này gồm có 28 chữ thì tác giả đã sử dụng tới 3 chữ tiếng Anh là : Take not; Deadline; Dori. Không biết hiệu quả của nó đem lại là gì nhưng vô tình nó đã tạo nên những rqaof cản không nên có cho người đọc.

Căn bệnh sính nại còn thể hiện qua hiện tượng pha tạp tiếng Việt. Phần lớn nhà báo hiện nay không viết càphê là cà phê mà cứ phải viết là  : coffee. Café; không nói là khu nghỉ dưỡng mà cứ phải nói là resort, gọi người hâm mộ là fan, rồi thì những từ như teen, cát xê… nói chung là muôn hình muôn trạng, thậm chí rối rắm không sao hiểu nổi.

Trong tuyển tập Nguyễn Công Hoan (quyển IX) có những chi tiết rất thú vị mà tôi nghĩ nhà báo ngày nay nên học theo.

Đó là việc lựa chọn ngôn ngữ thể hiện của ông ở giai đoạn đầu. Trong  Đời viết văn của tôi ông bộc bạch: “Nhiều khi tôi muốn dùng một vài từ Hán mới nhập cảng thì câu văn có thể ngắn hơn, nhưng tôi không dùng”. Theo ông nguyên nhân là: “Thà chịu dài một tý mà được sáng sủa như hai người Việt Nam trung bình nói chuyện với nhau thì hơn”.

Như thế, ngay từ thời kỳ khi tiếng Việt của ta còn đang trong giai đoạn hoàn thiện thì Nguyễn Công Hoan đã có ý thức giữ gìn tiếng Việt và coi đó như mục đích tôi luyện trong nghề văn, nghiệp báo của mình.

Bệnh bắt chước

Căn bệnh này xuất hiện trước hết ở việc rút tít. Theo dõi những tít trên báo chúng ta dễ dàng nhận ra sự mòn sáo, nhàm chán và rập khuôn của nhau ở một số tác giả. Họ tìm một mô thức có sẵn rồi lắp ghép câu chữ vào cho phù hợp với nội dung bài báo của mình. Những cái tít như vậy, khi lần đầu tiên xuất hiện cũng có thể tạo ra ít nhiều lý thú, thế nhưng nếu lặp lại nhiều lần thì sẽ tạo ra hiệu ứng ngược đối với người đọc. Chúng ta đã từng gặp vô khối những tít bài kiểu: “Có một đêm như thế”; “Có một kiểu thăng quan như thế”: “Có một giáo sư như thế”..

Biểu hiện thứ hai của căn bệnh bắt chước là ở mở bài và kết bài. Có một khuôn mẫu rất phổ biến hiện nay là mở bài và kết bài theo kiểu miêu tả không gian, hoàn cảnh…

Chúng ta bắt gặp ngày càng nhiều các kết bài như: “Chúng tôi ra về khi đã cuối chiều, nắng tắt trên những ngọn tre cao…lòng man mác những cảm xúc khó tả”… Hay kiểu mở bài: “Nằm cách Hà Nội 34 km là một”... Tôi tự hỏi: Có rất nhiều kiểu kết bài như kết bài gợi mở, kết bài nêu vấn đề…là những kết bài làm cho vấn đề bài báo đề cập tiếp tục được mở ra, và tạo dư âm trong xã hội mà tại sao nhà báo vẫn ít dùng?

 Nghề báo là một nghề sáng tạo, mà ngôn ngữ nước ta thì rất giàu và đẹp. Vậy tại sao các nhà báo không tự tìm cho mình những ngôn tư=f thể hiện cái bản sắc riêng của mình?.

Bệnh dùng từ không đại chúng

Một trong những nguyên tắc của hoạt động báo chí là “Tính nhân dân, tính đại chúng”. Nguyên tắc này đòi hỏi các tác phẩm báo chí phải phù hợp với trình độ hiểu biết, năng lực tiếp nhận và nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của quảng đại quần chúng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy của báo Chí cách mạng Việt Nam trong chỉ thị gởi báo “Quân Du Kích”, cơ quan của Cục dân quân thuộc bộ Tổng Tham Mưu nhân dịp báo này xuất bản số đầu tiên cũng đã yêu cầu báo về nội dung phải “viết sao cho giản đơn, dễ hiểu, thiết thực, sao cho mỗi đồng bào, mỗi chiến sĩ đều đọc được, nhớ được”

Trở lại với báo chí nước ta hiện nay, chúng ta vẫn thường bắt gặp những ngôn từ được tác giả sử dụng trong tác phẩm rất rối rắm, khó hiểu, nhiều từ chuyên môn mà chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực chuyên nghành mới có thể hiểu được…

Tôi từng được nghe có bác nông dân hỏi rằng: “Thổ nhưỡng” là gì hả cháu? Sao bác thấy có báo viết cây đỗ tương không phù hợp với thổ nhưỡng ở quê ta.

Hay có câu chuyện một sinh viên  báo chí khi về một vùng núi tìm hiểu hiệu quả của chương trình hướng dẫn nông nghiệp trên phát thanh truyền hình để phục vụ chuyên luận của mình đã rất bất ngờ trước câu trả lời của những người dân ở đây là : “Nghe các Bác trên đài với truyền hình nói thì hay nhưng chẳng hiểu được gì cả”. Lý do của tình trạng trên là gì nếu không phải là các chương trình đó chưa tìm được ngôn ngữ thể hiện phù hợp với năng lực và trình độ tiếp nhận của người dân vùng núi.

Bên cạnh việc dùng từ chuyên ngành gây khó hiểu cho độc giả tiếp nhận, thì  các nhà báo ngày nay còn mắc phải lỗi dùng từ địa phương, từ bản địa, hay những từ dùng không cần thiết.

Trong thời đại kinh tế tri thức như ngày nay , trình độ dân trí và nhận thức của đại bộ phận nhân dân ta đã được nâng cao đáng kể, tuy vậy, vẫn chưa có sự đồng đều giữa các vùng miền, các nền văn hóa khác nhau. Việc lựa chọn những ngôn ngữ mang tính phổ quát  để cho ai nghe cũng hiểu và làm theo là điều các nhà báo nên suy nghẫm.

Bệnh đặt câu,  lựa chọn từ cẩu thả

Đây là căn bệnh mà theo tôi thể hiện rõ nhất ý thức trau chuốt ngôn ngữ của nhà báo. Điều này dẫn tới những lỗi rất cơ bản trên báo chí :

       Thật khó chịu khi có nhà báo “chiêu đãi” bạn đọc bằng những câu như sau. “Là người đọc Việt Nam đầu tiên (có thể nói như thế), anh thấy có những điều thú vị gì về Fidel có thể gây bất ngờ cho độc giả VN”. (Bài Hỏi chuyện dịch giả cuốn sách … Tác giả Lê Anh Hoài, Báo Tiền Phong cuối tuần, số 43). Người đọc Việt Nam là người đọc như thế nào, người ấy đọc cái gì đầu tiên…Cả câu  tác giả chưa trả lời được câu hỏi đó. Liệu có hay hơn không nếu tác giả viết “Là người Việt Nam đầu tiên dịch cuốn sách về Fidel …anh thấy có thể gây bất ngờ cho độc giả VN không?”.

       Cùng trong số báo này còn có một tác phẩm khác cũng mắc phải căn bệnh lặp từ trong sử dụng ngôn ngữ dịch. Ở bài “Con gái thủ tướng Putin bị “phong tỏa”  (Thu Hoa dịch từ CNS), trong câu đầu tác giả đã viết: “Ở Nga, ông V.Putin luôn được bao trùm bởi lớp màn bí ẩn, nhưng bí ẩn hơn cả ông là hai con gái của ông..

Đôi điều góp bàn

Nhà báo là những người có khả năng khởi tạo dư luận. Những gì họ viết ra được coi là những chuẩn mực nhất định để người ta nghe theo, học theo và làm theo. Thật là tai hại vô cùng nếu nhà báo vẫn sử dụng một cách tràn lan ngôn ngữ nước nài hay bắt chước một cách sáo mòn …

Hiện nay ở các cơ sở đào tạo báo chí chuyên nghiệp, vấn đề giảng dạy ngôn ngữ rất được đề cao bằng các chuyên đề riêng và lồng ghép trong các môn học nền tảng. Đó là những nỗ lực đáng ghi nhận nhằm tạo ra một đội ngũ nhà báo vừa vững về chuyên môn nghiệp vụ vừa có ý thức bảo vệ, gìn giữ và phát huy ngôn ngữ dân tộc trên mặt báo làm cho nó ngày càng phong phú hơn, giàu đẹp hơn.

Các nhà quản lý nên chăng có những quy chuẩn pháp quy, quy định cụ thể về việc sử dụng tiếng nước nài trên mặt báo, các tòa soạn báo nên tạo điều kiện, khích lệ để những nhà báo chưa được đào tạo căn bản về ngôn ngữ và nghiệp vụ có điều kiện học thêm

 Hội nhà Báo Việt Nam nên phát động một cuộc thi (có thể lấy tên : “Nhà báo và ngôn ngữ Việt”) để tôn vinh những nhà báo có ý thức trau chuốt trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.

Hồ Viết Thịnh

Lớp Báo in K.27A.1

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN