Môi trường báo chí chuyên nghiệp tạo nên những nhà báo chân chính
(Sóng Trẻ) - Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo gần đây đã trở thành một chủ đề nóng được đem ra bàn luận trong nhiều cuộc hội thảo, thảo luận về báo chí. Có thể nói một môi trường báo chí chuyên nghiệp sẽ là nhân tố chính góp phần bồi dưỡng đạo đức của mỗi nhà báo.
Trong rất nhiều vấn đề được đặt ra khi bàn đến đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay, có hai câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đó là bằng cách nào cải thiện chất lượng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo tương lai ngay trên ghế nhà trường và làm thế nào để các nhà báo giữ được phẩm chất đạo đức của mình trong bối cảnh hiện nay.
Trả lời cho câu hỏi thứ nhất, không có cách nào khác là tạo điều kiện cho sinh viên báo chí được làm nghề thực sự ngay trên ghế nhà trường. Được sớm trải nghiệm trong môi trường làm việc thực sự, sinh viên sẽ sớm có ý thức hơn về những khó khăn cũng như cám dỗ mà mình có thể gặp phải trong quá trình tác nghiệp sau này.
Quan sát thực hành của sinh viên, giáo viên có thể kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và uốn nắn các biểu hiện, xu hướng xa rời đạo đức nghề nghiệp, tránh những sai lầm mà các nhà báo tương lai có thể mắc phải sau này.
Với câu hỏi thứ hai, hơn bất kỳ điều gì, một môi trường báo chí thực sự dân chủ và chuyên nghiệp chính là chất dinh dưỡng hoàn hảo góp phần ươm trồng ý thức về đạo đức nghề nghiệp trong mỗi nhà báo.
Bất cứ ai khi bước chân vào nghề báo đều mang trong mình một khát vọng được nói thẳng, nói thật. Tuy nhiên bản lĩnh chiến thắng những cám dỗ trong đời sống để theo đuổi khát vọng đó thì không phải là điều mà ai cũng có được. Một môi trường làm báo không khuyến khích sự thật sẽ là tác nhân thúc đẩy quá trình đó.
Góp phần giúp các nhà báo có đủ dũng khí và đạo đức, các nhà quản lý cần tạo được một khung pháp lý phù hợp, khuyến khích báo chí tham gia tích cực vào quá trình chống tiêu cực, có chế độ đãi ngộ cũng như bảo vệ nhà báo…
Bản thân người làm báo cũng cần tự trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Một công dân có hiểu biết, một nhà báo giỏi sẽ biết cách tránh xa những cám dỗ tầm thường, có thể thực sự sống và đam mê cùng nghề nghiệp.
Trong rất nhiều vấn đề được đặt ra khi bàn đến đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay, có hai câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đó là bằng cách nào cải thiện chất lượng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo tương lai ngay trên ghế nhà trường và làm thế nào để các nhà báo giữ được phẩm chất đạo đức của mình trong bối cảnh hiện nay.
Trả lời cho câu hỏi thứ nhất, không có cách nào khác là tạo điều kiện cho sinh viên báo chí được làm nghề thực sự ngay trên ghế nhà trường. Được sớm trải nghiệm trong môi trường làm việc thực sự, sinh viên sẽ sớm có ý thức hơn về những khó khăn cũng như cám dỗ mà mình có thể gặp phải trong quá trình tác nghiệp sau này.
Quan sát thực hành của sinh viên, giáo viên có thể kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và uốn nắn các biểu hiện, xu hướng xa rời đạo đức nghề nghiệp, tránh những sai lầm mà các nhà báo tương lai có thể mắc phải sau này.
Với câu hỏi thứ hai, hơn bất kỳ điều gì, một môi trường báo chí thực sự dân chủ và chuyên nghiệp chính là chất dinh dưỡng hoàn hảo góp phần ươm trồng ý thức về đạo đức nghề nghiệp trong mỗi nhà báo.
Bất cứ ai khi bước chân vào nghề báo đều mang trong mình một khát vọng được nói thẳng, nói thật. Tuy nhiên bản lĩnh chiến thắng những cám dỗ trong đời sống để theo đuổi khát vọng đó thì không phải là điều mà ai cũng có được. Một môi trường làm báo không khuyến khích sự thật sẽ là tác nhân thúc đẩy quá trình đó.
Góp phần giúp các nhà báo có đủ dũng khí và đạo đức, các nhà quản lý cần tạo được một khung pháp lý phù hợp, khuyến khích báo chí tham gia tích cực vào quá trình chống tiêu cực, có chế độ đãi ngộ cũng như bảo vệ nhà báo…
Bản thân người làm báo cũng cần tự trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Một công dân có hiểu biết, một nhà báo giỏi sẽ biết cách tránh xa những cám dỗ tầm thường, có thể thực sự sống và đam mê cùng nghề nghiệp.
Nhật Minh
Lớp Báo mạng điện tử K.25
Lớp Báo mạng điện tử K.25
Cùng chuyên mục
Bình luận