Về vấn đề bản quyền truyền hình
Truyền hình ra đời chưa lâu nhưng đã có những tiến bộ vượt bậc trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu như trước đây, người ta chỉ có một cách để nhận và xem được tín hiệu truyền hình thì giờ đây, mọi thứ đã thay đổi. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều công nghệ mới đã ra đời.
Ngày càng có nhiều phương tiện phát sóng truyền hình cùng tồn tại, có thể tóm tắt trong các dạng sau:
- Truyền hình mặt đất (terrestrial TV): thường là các đài phát sóng các chương trình dành cho đại chúng, sử dụng tín hiệu analogue. Ví dụ HTV7, HTV9, VTV1, VTV2…
- Truyền hình vệ tinh (satellite TV): phát sóng các chương trình qua vệ tinh trên bầu trời. Ví dụ: VTV4 phát ra nước nài phục vụ cho kiều bào.
- Truyền hình trả tiền (pay TV) bao gồm cả truyền hình cáp (cable TV) và kỹ thuật số (digital TV): các thuê bao nhận chương trình truyền hình qua cáp hoặc bằng đầu thu kỹ thuật số (set top box). Ví dụ: xem các kênh truyền hình nước nài (HBO, Star movies, Disney…) và các kênh truyền hình trong nước (HTVC- Phim, kênh thiếu nhi HTV3…)
- Truyền hình Internet (IP TV): xem chương trình trên máy tính qua mạng Internet.
Chính vì có nhiều dạng truyền hình như vậy mà việc cung cấp bản quyền truyền hình quy định rất chặt chẽ về phương tiện phát sóng. Theo đó, bản quyền phát sóng chương trình trên bốn hệ thống nêu trên là hoàn toàn khác nhau. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp không được quyền phát lại các kênh chương trình của truyền hình mặt đất (kể cả quảng cáo) trong hệ thống cáp của mình mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu kênh chương trình.
Có thể mua bản quyền các chương trình truyền hình bằng hai cách:
- Mua trực tiếp từ nhà cung cấp chương trình: do tiếp xúc được tận gốc với nhà cung cấp nên thương lượng giá cả dễ hơn và được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách giá đến các hỗ trợ về quảng bá thương hiệu và khuyến mại. Tuy nhiên, để thực hiện tốt được điều này, chúng ta cần phải có các nhà thương thuyết có khả năng giao dịch tốt bằng tiếng Anh và am hiểu các quy định về luật pháp nói chung vì hợp đồng của các nhà cung cấp chương trình vô cùng chặt chẽ.
- Mua qua đại diện của nhà cung cấp: đại diện thường là một công ty Việt Nam nên việc giao dịch và ký hợp đồng khá thuận lợi. Trong trường hợp có trục trặc về việc nhận tín hiệu thì thời gian xử lý thường lâu hơn vì phải qua nhiều nấc trung gian.
Hiện nay có nhiều nhà cung cấp chương trình nước nài đã thâm nhập thị trường Việt Nam và làm việc trực tiếp với các đài truyền hình. Tuy nhiên, số lượng còn rất hạn chế vì thị trường Việt Nam nhìn chung còn quá nhỏ so với thị trường lân cận như Trung Quốc, Thái Lan… Có nhà cung cấp chương trình còn lợi dụng sự cạnh tranh của các đơn vị trong nước để thu lợi cho mình.
Vụ việc xảy ra giữa HTVC và SCTV đối với 2 kênh thể thao ESPN và Star Sports là một ví dụ. Chủ sở hữu ESS của 2 kênh này đã ủy quyền cho Nacencomm ký hợp đồng với HTVC và cũng biết rõ rằng hợp đồng đã được ký nhưng khi có cơ hội bán được cho SCTV với giá cao hơn gấp nhiều lần thì ESS sẵn sàng … chào tạm biệt đại lý và đối tác của mình. Thị trường truyền hình Việt Nam, đặc biệt là thị trường truyền hình cáp còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Nếu chúng ta biết kết hợp tốt với nhau thì các nhà cung cấp chương trình sẽ không có cơ hội tăng giá, ép giá.
Trong thời điểm hiện nay, khi truyền hình cáp đang được xem là “mốt” thì điều người dân cần là sự đa dạng, phong phú, hấp dẫn của chương trình. Một thuê bao truyền hình cáp sẽ cảm thấy rất thú vị và “hợp thời” với hơn 60 kênh truyền hình trong và nài nước. Tuy nhiên, khi truyền hình cáp đã trở thành bạn của mọi nhà thì yêu cầu đó sẽ thay đổi. Cái người ta cần không đơn giản chỉ là số lượng các kênh nữa.
Để xem và hiểu được các kênh truyền hình nước nài người xem cần phải có một vốn kiến thức nại ngữ tốt. Các kênh nước nài hiện nay thường phát bằng tiếng Anh (HBO, Star Movies, CNN, Disney…), tiếng Pháp (TV5), tiếng Hoa (CCTV, Phoenix…). Xu hướng tương lai là “nội địa hóa” các kênh. Chúng ta có thể làm phụ đề hoặc lồng tiếng Việt cho các kênh, đặc biệt là nhóm kênh phim và nhóm kênh chương trình dành cho thiếu nhi. Lồng tiếng sẽ giúp khán giả cảm thụ hết giá trị nội dung và nghệ thuật của phim.
Phụ đề là một lựa chọn phổ biến (nài lồng tiếng), phù hợp với các khán giả thích trau dồi nại ngữ từ ngôn ngữ gốc và thưởng thức âm thanh gốc (nhạc hay). Nhưng nếu phụ đề tràn lan, thiếu chọn lọc thì người xem sẽ khó chịu do tập trung đọc chữ thì không kịp xem hình ảnh. Do đó, thường những phim ít lời thoại và nhạc hay mới được chọn để làm phụ đề.
Cũng có thể Việt hóa các kênh bằng cách… tự sản xuất. Chương trình có thể mua bản quyền của nước nài nhưng được làm hậu kỳ hoàn chỉnh (dịch, biên tập, lồng tiếng hoặc thuyết minh) để phát sóng trên kênh của mình. Như vậy, chẳng bao lâu Việt Nam cũng sẽ có những kênh phim Việt Nam như HBO, MGM…, những kênh khoa giáo Việt Nam như Discovery, National Geographic… và nhiều kênh hay nữa.
Chặng đường ấy chắc chắn sẽ không phải chỉ rải bằng hoa hồng. Đó là con đường đầy chông gai, khó khăn và… tốn kém. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm được và làm tốt. Với nỗ lực cao của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình, khán giả Việt Nam hoàn toàn có quyền hy vọng được thụ hưởng những chương trình truyền hình chất lượng cao, có tiếng Việt và phục vụ thiết thực cho nhu cầu giải trí, học hỏi của mọi người.
(Theo SGGP)