Vị giáo sư nâng chiều cao người Việt


(Sóng Trẻ) - Hiện nay, thể trạng của người Việt Nam vẫn còn kém xa so với người ở các nước trong khu vực không những về chiều cao, cân nặng mà cả về các tố chất thể lực, đặc biệt là sức bền bỉ. Xuất phát từ thực trạng, qua nhiều năm nghiên cứu, GS Dương Nghiệp Chí là Chủ nhiệm “Đề án tổng thể phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 sau chín năm hoàn thiện đã được Chính phủ phê duyệt vào 04-2011.

Người Nhật làm được, tại sao mình không?


Vào những năm 1998 – 1999, GS.TS Dương Nghiệp Chí khi đó là Viện trưởng Viện Khoa học TDTT đã đọc, tìm hiểu, nghiên cứu Đề án “phát triển tầm vóc con người Nhật Bản” và thực tiễn việc áp dụng đề án này ở Nhật từ năm 1950. Ông nhận thấy, công trình này đã đem lại kết quả tốt cho tầm vóc, thể lực của người Nhật trong thời gian qua.


01f8d58f7_1796.1.jpg
GS.TS Dương Nghiệp Chí: “Người Nhật làm được, tại sao mình không?”.

Từ năm 1950-1970, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chương trình tăng chiều cao thân thể người Nhật Bản bằng các giải pháp đồng bộ trực tiếp là dinh dưỡng và TDTT hợp lý đối với con người từ bào thai tới 18 tuổi. Họ coi dinh dưỡng và TDTT như hai bánh xe để nâng cao chiều cao thân thể người Nhật. Nhờ vậy, năm 1980, thanh niên Nhật 20 tuổi có tầm vóc trung bình hơn hẳn 10cm so với chiều cao thân thể trung bình của người 40-50 tuổi. Sau 20-30 năm thực hiện đề án người Nhật đã tăng trưởng 10cm chiều cao thân thể từ 162,0cm lên 172,0cm”.


66e44f3ae_1796.2.jpg
Bản thống kê hiện tại về chiều cao thân thể trung bình của thanh niên Việt Nam so với thanh niên Nhật Bản và so với chuẩn quốc tế.


GS.TS Dương Nghiệp Chí tâm sự: “Người Nhật nâng được chiều cao, tại sao Việt Nam lại không?” GS Dương Nghiệp Chí cho biết thực trạng con người Việt Nam ngay thế hệ của tôi cũng bị thiệt thòi nhiều so với các nước trong khu vực Đông nam Á về thể lực và tầm vóc. Nài ra về thành tích TDTT của Việt Nam đi vào bế tắc, nếu không quan tâm đến tầm vóc và thể lực con người Việt Nam.

Xuất phát từ thực tế, GS Chí nhận xét: “Di truyền không phải là quyết định, nhưng yếu tố nòi giống thì khó thay đổi. Cái nền không được đảm bảo thì không thể phát triển được.” Theo kinh nghiệm tổng kết của các quốc gia, những nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến tầm vóc và thể lực con người là: dinh dưỡng 31%, di truyền 23%, thể dục thể thao 20%, môi trường tâm lý xã hội khoảng 16 và 10%”.

Vào năm 2000, GS, TS. Dương Nghiệp Chí cùng cộng sự bắt đầu triển khai ý tưởng thực hiện đề án ở Việt Nam, qua thực tế điều tra về tầm vóc, thể lực của con người Việt Nam ở độ tuổi từ 6-60 (mới thực hiện bước 1 là từ 6-18 tuổi). Từ năm 2001, đề án được triển khai và nhận được nhiều sự tán thành, ủng hộ trong đó có Bộ trưởng Bộ TDTT Hà Quang Dự.

Tám lần trình Chính phủ và chín năm hoàn thiện


Năm 2000, khi GS TS. Dương Nghiệp Chí đưa ra “ý tưởng” thực hiện đề án có nhiều người trong ngành TDTT không tán thành, cho rằng đây là đề án không có căn cứ. Bên cạnh đó có một số bài báo cũng phản bác việc này với lập luận là tầm vóc và thể lực con người là không thay đổi được vì đó là di truyền? Thậm chí còn cực đoan cho rằng mỗi người một ngày uống 1 cốc sữa cũng có thể phát triển chiều cao được? Nhưng ông vẫn quyết tâm thực hiện đề án, bởi đó là niềm đam mê, là khát vọng cải thiện tầm vóc và thể lực người Việt Nam trong giới hạn có thể được.

GS.TS Dương Nghiệp Chí tâm sự: “Đề án Tổng thể phát triển thể lực và tầm vóc người Việt Nam đã trình Chính phủ 8 lần, lần thứ nhất vào năm 2004 và lần cuối cùng là đầu năm 2011”.

Sau 8 lần hoàn thiện và trình Chính Phủ đến năm 2011 đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Đề án đưa ra được mục tiêu tổng quát về cải thiện thể lực và tầm vóc con người Việt Nam trong 20 năm tới (2011-2030). Phạn vi đối tượng được thực hiện trong phạm vị toàn quốc, thời gian thực hiện của đề án là 20 năm và được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 2010-2020, giai đoạn 2 từ 2021-2030.

Cuối cùng đề án đưa ra 4 chương trình thực hiện cụ thể cho từng đối tượng với sự kết hợp thực hiện của các bộ, ban ngành trong đề án như: Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Bộ Lao động và Thương binh xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.


a8ace3dd2_1796.3.jpg
GS.TS Dương Nghiệp Chí trao đổi với cán bộ Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam về quá trình thực hiện đề án, Hà Nội 2011.

GS.TS Dương Nghiệp Chí cho biết: “Sau 9 năm thực hiện, chờ đợi và liên tục chỉnh sửa, bổ sung, đề án mới được Chính phủ phê duyệt vào 4-2011. Đây là đề án tổng thể có thời gian thực hiện dài nhất (20 năm) với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành. Nếu không được phê duyệt thì cũng đành để con người phát triển tự nhiên, vì không còn đề án nào tốt hơn để phát triển tầm vóc và thể lực của con người Việt Nam”.

Tầm vóc, thể lực người Việt Nam năm 2030

Theo như đề án đưa ra đến năm 2030 người Việt Nam sẽ tăng lên 4,3cm tức là đối với nam từ 163,7cm lên 168cm, đối với nữ sẽ tăng lên 4cm, tức là từ 153,0 lên 157cm. Trong khi đó theo quy luật bình thường, mỗi dân tộc trên thế giới trong vòng 10 năm chỉ có thể phát triển chiều cao thên thể 0,7cm (chưa đầy 1 phân).

Đến năm 2030 chiều cao, thể lực con người Việt Nam tăng gấp 3 lần so với phát triển tự nhiên. Thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của đa số vận động viên, thanh niên có bước phát triển. Ví dụ: Đối với Nam 18 tuổi chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường trung bình đạt 1.150m, Nữ 18 tuổi chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường trung bình đạt 1000m vào năm 2030.
GS, TS. Dương Nghiệp Chí cho biết thêm: “Giai đoạn con người phát triển nhanh nhất, đáng quan tâm nhiều hơn tức là từ lúc trong thai nhi đến khi 5 tuổi và tuổi dậy thì và tiền dậy thì (nữ từ 12-13 tuổi, nam từ 14-16 tuổi). Nài ra phát triển TDTT ở trường học (độ tuổi từ 3-18, tương lai sẽ là 22 tuổi)”.


fbfd93405_1796.4.jpg
Ông Trần Quốc Tuấn, Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Việt Nam (bên trái hàng sau) chúc mừng GS.TS Dương Nghiệp Chí được phong chức danh khoa học Giáo sư, 2003.

Đây là một đề án có ý nghĩa, vừa đáp ứng những yêu cầu bức xúc của thực tiễn đang đặt ra, vừa nhằm góp phần hình thành một hệ thống các chương trình, chiến lược đồng bộ về phát triển sức khỏe, thể lực và tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi, đúng với tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam.

GS.TS Dương Nghiệp Chí, cái tên được cụ Vũ Kỳ, thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khen: “Em có cái tên đẹp đấy! Nghiệp Chí có nghĩa là: Con người có ý chí làm nên sự nghiệp” đã và đang dành trọn tâm huyết của mình cho ngành Thể dục Thể thao nước nhà.

GS.TS Dương Nghiệp Chí sinh năm 1941, trong một gia đình, dòng họ  có ba đời liên tiếp là giáo sư, tiến sĩ. Ông nội là cụ Dương Thiệu Tường, tiến sĩ đời nhà Nguyễn (có bia tiến sĩ ở cố đô Huế), cha ông là cố GS Dương Hồng Hiên giáo sư về ngành Nông nghiệp. GS.TS Dương Nghiệp Chí tốt nghiệp đại họcThể dục Thể thao, Bắc Kinh, Trung Quốc (1961-1965); nghiên cứu sinh tại trường Đại họcThể dục Thể thao Mátxcơva, Liên Xô (1968-1972); phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh (1976-1985); Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao (1985-1990); Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao (1990-1994); Viện trưởng Viện Khoa học Thể dục Thể thao; Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam; Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khóa I (1998-2006), Cố vấn cấp cao Viện Khoa học Thể dục Thể thao,  từ năm 2007 đến nay.

                                                                       Trần Quang Huy
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Tin nổi bật20 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm ”Cây Quân Tử” là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc lấy cảm hứng từ những nét đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương - làng chài ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận.

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Tin nổi bật21 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Ngày rộng” không đơn thuần là nơi trưng bày về nghệ thuật mà là không gian để giới trẻ tìm về những khoảnh khắc yên bình, thoát khỏi cuộc sống hối hả và suy ngẫm về chính mình.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ mới ở quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN