Vì sao trẻ sợ đi học?
(Sóng Trẻ) - Hiện nay trong xã hội đang diễn ra một thực trạng đáng lo ngại là việc trẻ sợ đi học, thậm chí chỉ cần nghe đến hai từ đi học nhiều trẻ liền vã mồ hôi, nôn ói, đau bụng, căng thẳng…Để hiểu rõ hơn về thực trạng ấy, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với bà Trịnh Thị Bích Liên – Chuyên gia tư vấn tâm lý của Trung tâm tư vấn Linh Tâm.
Thưa bà, hiện nay đang có tình trạng trẻ sợ đi học, xin bà cho biết nguyên nhân của thực trạng trên là gì?
Thực trạng này có nhiều nguyên nhân. Từ góc độ tâm lý, có thể thấy, từ mẫu giáo lên lớp 1 là một bước nặt đối với trẻ. Các bé phải thay đổi nhiều thói quen và sở thích để thích ứng với môi trường học tập mới; phải miễn cưỡng từ giã những giờ học với những trò chơi lý thú để gò mình vào những giờ học khô khan, cứng nhắc cho việc tập đọc, tập viết; phải chấp hành những yêu cầu kỷ luận nghiêm khắc hơn của các thầy cô…
Các em phải ngồi hàng giờ trong lớp, không được nói chuyện riêng, tuân thủ theo những quy định trong giờ học, phải chú ý xem thầy cô nói gì, đọc gì, viết gì, phải làm theo những lời thầy cô yêu cầu.
Nài ra, còn có những áp lực không đáng có do gia đình, bố mẹ gây cho các bé. Chỉ vì muốn con mình nổi trội, luôn được khen ngợi, trong khi các bé rất khó hoàn hảo…. Cha mẹ nhiều khi hay khoe: "Cháu học giỏi lắm, toàn đứng nhất lớp", "Cháu toàn vào đội tuyển đi thi học sinh giỏi thành, cấp tỉnh"... Những câu nói tưởng như vô tình này với những trẻ có suy nghĩ già dặn có thể tạo áp lực lớn lên trẻ.Những điều này khiến các bé hụt hẫng và phát sinh những khủng hoảng tâm lý, sợ đến lớp.
Trẻ sợ đến lớp (ảnh minh họa - nguồn: internet)
Có một số ý kiến cho rằng, thực trạng trên một phần là do các em đi học quá sớm (khoảng 3, 4 tuổi). Theo bà ý kiến này có đúng không?
Tôi cho rằng không hẳn là vì đi học sớm. Nếu đi học sớm nhưng ở trường các bé được dạy dỗ theo những phương thức tích cực, thế giới tâm hồn của các bé được chăm chút đúng cách, vừa được phát triển một cách tự nhiên, vừa có sự định hướng thì không thể có chuyện trẻ lại sợ đi học.
Nếu như giáo viên không có phương pháp dạy khoa học, gây tâm lý không tốt cho trẻ sẽ khiến trẻ sợ và không muốn đi học. Các em còn đang tuổi ăn, tuổi chơi nên nếu như ép trẻ quá thì sẽ gây hiệu ứng tiêu cực và đôi khi nó còn ám ảnh trẻ trong giai đoạn sau này.
Vào giai đoạn này, trẻ chưa đủ “năng lực” tư duy, nhận thức, kỹ năng xử lý phù hợp với chương trình học chính vì thế giáo viên cần có phương pháp dạy phù hợp để tạo hứng thú học cho trẻ.
Vậy theo bà, chúng ta cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng sợ đi học của trẻ?
Chúng ta đã cải tiến rất nhiều về phương pháp, song một khi chúng ta chưa thực sự thoát khỏi cách dạy mang tính áp đặt một chiều thì khó có thể khắc phục tình trạng trẻ sợ đi học. Hiện nay đa phần, các thầy cô mới chỉ quan tâm đến những điều mình muốn dạy, cần dạy cho trẻ mà không cần biết trẻ cảm nhận về những điều đó thế nào.
Vì thế bài học với những kiến thức bổ ích đôi khi trở thành nỗi sợ hãi đối với trẻ. Trước khi trả lời câu hỏi dạy gì cho trẻ và dạy như thế nào, chúng ta phải hiểu được một cách chính xác rằng chúng ( những đứa trẻ) muốn nhận biết những điều gì về thế giới xung quanh, và cách nào tốt nhất để giúp các bé góp nhặt những tri thức đầu tiên cho cuộc sống.
Nài ra để tạo cho các bé một tâm thế hứng khởi đến lớp học, vai trò của gia đình, cha mẹ cũng vô cùng quan trọng. Chia sẻ và hoà đồng với trẻ là chìa khoá giúp các thành viên trong gia đình cùng bé cởi bỏ những áp lực nặng nề về những buổi học đầu tiên.
Nếu như con mình còn chưa thích ứng với môi trường mới các bậc làm cha làm mẹ cần động viên, khuyến khích các em vươn lên. Các bậc cha mẹ không được nổi giận hay quở trách.
Xin cảm ơn bà!
Thưa bà, hiện nay đang có tình trạng trẻ sợ đi học, xin bà cho biết nguyên nhân của thực trạng trên là gì?
Thực trạng này có nhiều nguyên nhân. Từ góc độ tâm lý, có thể thấy, từ mẫu giáo lên lớp 1 là một bước nặt đối với trẻ. Các bé phải thay đổi nhiều thói quen và sở thích để thích ứng với môi trường học tập mới; phải miễn cưỡng từ giã những giờ học với những trò chơi lý thú để gò mình vào những giờ học khô khan, cứng nhắc cho việc tập đọc, tập viết; phải chấp hành những yêu cầu kỷ luận nghiêm khắc hơn của các thầy cô…
Các em phải ngồi hàng giờ trong lớp, không được nói chuyện riêng, tuân thủ theo những quy định trong giờ học, phải chú ý xem thầy cô nói gì, đọc gì, viết gì, phải làm theo những lời thầy cô yêu cầu.
Nài ra, còn có những áp lực không đáng có do gia đình, bố mẹ gây cho các bé. Chỉ vì muốn con mình nổi trội, luôn được khen ngợi, trong khi các bé rất khó hoàn hảo…. Cha mẹ nhiều khi hay khoe: "Cháu học giỏi lắm, toàn đứng nhất lớp", "Cháu toàn vào đội tuyển đi thi học sinh giỏi thành, cấp tỉnh"... Những câu nói tưởng như vô tình này với những trẻ có suy nghĩ già dặn có thể tạo áp lực lớn lên trẻ.Những điều này khiến các bé hụt hẫng và phát sinh những khủng hoảng tâm lý, sợ đến lớp.
Trẻ sợ đến lớp (ảnh minh họa - nguồn: internet)
Có một số ý kiến cho rằng, thực trạng trên một phần là do các em đi học quá sớm (khoảng 3, 4 tuổi). Theo bà ý kiến này có đúng không?
Tôi cho rằng không hẳn là vì đi học sớm. Nếu đi học sớm nhưng ở trường các bé được dạy dỗ theo những phương thức tích cực, thế giới tâm hồn của các bé được chăm chút đúng cách, vừa được phát triển một cách tự nhiên, vừa có sự định hướng thì không thể có chuyện trẻ lại sợ đi học.
Nếu như giáo viên không có phương pháp dạy khoa học, gây tâm lý không tốt cho trẻ sẽ khiến trẻ sợ và không muốn đi học. Các em còn đang tuổi ăn, tuổi chơi nên nếu như ép trẻ quá thì sẽ gây hiệu ứng tiêu cực và đôi khi nó còn ám ảnh trẻ trong giai đoạn sau này.
Vào giai đoạn này, trẻ chưa đủ “năng lực” tư duy, nhận thức, kỹ năng xử lý phù hợp với chương trình học chính vì thế giáo viên cần có phương pháp dạy phù hợp để tạo hứng thú học cho trẻ.
Vậy theo bà, chúng ta cần có biện pháp gì để khắc phục tình trạng sợ đi học của trẻ?
Chúng ta đã cải tiến rất nhiều về phương pháp, song một khi chúng ta chưa thực sự thoát khỏi cách dạy mang tính áp đặt một chiều thì khó có thể khắc phục tình trạng trẻ sợ đi học. Hiện nay đa phần, các thầy cô mới chỉ quan tâm đến những điều mình muốn dạy, cần dạy cho trẻ mà không cần biết trẻ cảm nhận về những điều đó thế nào.
Vì thế bài học với những kiến thức bổ ích đôi khi trở thành nỗi sợ hãi đối với trẻ. Trước khi trả lời câu hỏi dạy gì cho trẻ và dạy như thế nào, chúng ta phải hiểu được một cách chính xác rằng chúng ( những đứa trẻ) muốn nhận biết những điều gì về thế giới xung quanh, và cách nào tốt nhất để giúp các bé góp nhặt những tri thức đầu tiên cho cuộc sống.
Nài ra để tạo cho các bé một tâm thế hứng khởi đến lớp học, vai trò của gia đình, cha mẹ cũng vô cùng quan trọng. Chia sẻ và hoà đồng với trẻ là chìa khoá giúp các thành viên trong gia đình cùng bé cởi bỏ những áp lực nặng nề về những buổi học đầu tiên.
Nếu như con mình còn chưa thích ứng với môi trường mới các bậc làm cha làm mẹ cần động viên, khuyến khích các em vươn lên. Các bậc cha mẹ không được nổi giận hay quở trách.
Xin cảm ơn bà!
Phạm Thị Lài – Nguyễn Thị Mai
Lớp Báo mạng điện tử K28
Lớp Báo mạng điện tử K28
Cùng chuyên mục
Bình luận