‘Vũ khí’ cạnh tranh lành mạnh của DN du lịch
(Sóng Trẻ) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc kinh doanh bền vững và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (DN) nói chung và của ngành du lịch nói riêng đang là đích hướng tới trong tương lai.
Điều này có nghĩa là, các DN du lịch nài việc quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn, còn phải thể hiện sự đóng góp cho bảo tồn các nguồn tài nguyên, môi trường, góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng và xây dựng thương hiệu vững mạnh của ngành du lịch Việt Nam.
Chỉ những điểm đến, những nơi môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể có sức cạnh tranh thu hút khách
Chỉ những điểm đến, những nơi môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể có sức cạnh tranh thu hút khách
Đối với ngành du lịch Việt Nam nói riêng và du lịch thế giới nói chung, khái niệm phát triển bền vững trong du lịch được hiểu là “hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển du lịch trong tương lai cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư địa phương”.
Nhìn nhận về việc phát triển bền vững của DN du lịch hiện nay, ông Trần Trung - Giám đốc công ty du lịch Transviet (Transviet Travel) đánh giá, việc phát triển bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển, phương cách quản trị của từng DN du lịch, là sứ mệnh của DN nhằm góp phần mang lại sự phát triển ổn định, bền vững cho cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, kết quả thực hiện của mỗi DN sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô, kinh nghiệm và sự sâu sát của các nhà quản lý và việc thực thi của đội ngũ CBCNV.
Hiện nay, khách du lịch ngày càng quan tâm đến các điều kiện về an ninh, an toàn và sức khỏe. Do đó, việc chọn các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường là xu hướng phổ biến hiện nay. Chỉ những điểm đến, những cơ sở dịch vụ du lịch bảo đảm việc bảo vệ môi trường, chỉ những nơi môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể có sức cạnh tranh thu hút khách, và từ đó các DN kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư địa phương mới có thể thu lợi từ du lịch.
Ông Trần Hùng Việt - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saintourist) cho biết, trong chiến lược của mình, DN đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển loại hình du lịch xanh hướng đến môi trường và du lịch bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và cao cấp của khách hàng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong kinh doanh.
Ông Việt cũng cho biết thêm, Saintourist là đơn vị du lịch Việt Nam đầu tiên tham gia quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 trong việc phát triển loại hình du lịch xanh và du lịch bền vững. Ngay từ đầu, các hoạt động của Saintourist hướng đến bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, chống biến đổi khí hậu như: việc phối hợp tổ chức các khóa đào tạo về môi trường cho cán bộ quản lý năng lượng, nhân viên kỹ thuật và môi trường các đơn vị một cách định kỳ hàng năm; triển khai công tác quản lý môi trường, quản lý năng lượng đến các đơn vị; Tham gia các triển lãm và hội thảo quốc gia về môi trường như EFProtech - Hà Nội, Green Biz - Tp.HCM, Du lịch sinh thái tại Lào,…Tham gia hưởng ứng các sự kiện môi trường của Việt Nam và Tp.HCM, như: Chiến dịch Giờ trái đất của Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên - WWF phát động; Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới hàng năm (5/6)… Những đóng góp của một số DN du lịch như Saintourist đã góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa môi trường vốn đang bị nhiều tác động, gây ô nhiễm.
Du lịch Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu có về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt con người rất hiền hòa hiếu khách. Tuy nhiên, làm thế nào để ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững tạo ra các tour du lịch thu hút khách nước nài, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thì theo ông Trung cần phát huy triệt để những thế mạnh đặc thù sẵn có, đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm du lịch Việt Nam (như loại hình du lịch biển). Bên cạnh đó, cần phát triển đồng bộ các dòng sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch kết hợp thể thao, MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị), mua sắm, khai thác lợi thế đường sông… Đối với những sản phẩm du lịch dịch vụ khác, cần nâng cao chất lượng, gia tăng các dịch vụ cộng thêm dành cho khách hàng. Tất nhiên đi kèm với việc định hình, phát triển lợi thế sản phẩm - dịch vụ thì cũng cần chú trọng đến công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường công tác quảng bá tiếp thị theo hướng chuyên nghiệp.
Kinh doanh bền vững và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ là ‘vũ khí’ cạnh tranh lành mạnh của các DN du lịch trong tương lai; đồng thời cũng nâng cao uy tín và hình ảnh của chính DN trong cộng đồng, với đối tác nước nài.
Điều này có nghĩa là, các DN du lịch nài việc quan tâm đến lợi ích kinh tế dài hạn, còn phải thể hiện sự đóng góp cho bảo tồn các nguồn tài nguyên, môi trường, góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng và xây dựng thương hiệu vững mạnh của ngành du lịch Việt Nam.
Chỉ những điểm đến, những nơi môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể có sức cạnh tranh thu hút khách
Chỉ những điểm đến, những nơi môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể có sức cạnh tranh thu hút khách
Đối với ngành du lịch Việt Nam nói riêng và du lịch thế giới nói chung, khái niệm phát triển bền vững trong du lịch được hiểu là “hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển du lịch trong tương lai cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư địa phương”.
Nhìn nhận về việc phát triển bền vững của DN du lịch hiện nay, ông Trần Trung - Giám đốc công ty du lịch Transviet (Transviet Travel) đánh giá, việc phát triển bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển, phương cách quản trị của từng DN du lịch, là sứ mệnh của DN nhằm góp phần mang lại sự phát triển ổn định, bền vững cho cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, kết quả thực hiện của mỗi DN sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô, kinh nghiệm và sự sâu sát của các nhà quản lý và việc thực thi của đội ngũ CBCNV.
Hiện nay, khách du lịch ngày càng quan tâm đến các điều kiện về an ninh, an toàn và sức khỏe. Do đó, việc chọn các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch thực hiện tốt vấn đề bảo vệ môi trường là xu hướng phổ biến hiện nay. Chỉ những điểm đến, những cơ sở dịch vụ du lịch bảo đảm việc bảo vệ môi trường, chỉ những nơi môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể có sức cạnh tranh thu hút khách, và từ đó các DN kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư địa phương mới có thể thu lợi từ du lịch.
Ông Trần Hùng Việt - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saintourist) cho biết, trong chiến lược của mình, DN đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển loại hình du lịch xanh hướng đến môi trường và du lịch bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và cao cấp của khách hàng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong kinh doanh.
Ông Việt cũng cho biết thêm, Saintourist là đơn vị du lịch Việt Nam đầu tiên tham gia quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 trong việc phát triển loại hình du lịch xanh và du lịch bền vững. Ngay từ đầu, các hoạt động của Saintourist hướng đến bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, chống biến đổi khí hậu như: việc phối hợp tổ chức các khóa đào tạo về môi trường cho cán bộ quản lý năng lượng, nhân viên kỹ thuật và môi trường các đơn vị một cách định kỳ hàng năm; triển khai công tác quản lý môi trường, quản lý năng lượng đến các đơn vị; Tham gia các triển lãm và hội thảo quốc gia về môi trường như EFProtech - Hà Nội, Green Biz - Tp.HCM, Du lịch sinh thái tại Lào,…Tham gia hưởng ứng các sự kiện môi trường của Việt Nam và Tp.HCM, như: Chiến dịch Giờ trái đất của Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên - WWF phát động; Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới hàng năm (5/6)… Những đóng góp của một số DN du lịch như Saintourist đã góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa môi trường vốn đang bị nhiều tác động, gây ô nhiễm.
Du lịch Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu có về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt con người rất hiền hòa hiếu khách. Tuy nhiên, làm thế nào để ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững tạo ra các tour du lịch thu hút khách nước nài, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thì theo ông Trung cần phát huy triệt để những thế mạnh đặc thù sẵn có, đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm du lịch Việt Nam (như loại hình du lịch biển). Bên cạnh đó, cần phát triển đồng bộ các dòng sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch kết hợp thể thao, MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị), mua sắm, khai thác lợi thế đường sông… Đối với những sản phẩm du lịch dịch vụ khác, cần nâng cao chất lượng, gia tăng các dịch vụ cộng thêm dành cho khách hàng. Tất nhiên đi kèm với việc định hình, phát triển lợi thế sản phẩm - dịch vụ thì cũng cần chú trọng đến công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường công tác quảng bá tiếp thị theo hướng chuyên nghiệp.
Kinh doanh bền vững và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ là ‘vũ khí’ cạnh tranh lành mạnh của các DN du lịch trong tương lai; đồng thời cũng nâng cao uy tín và hình ảnh của chính DN trong cộng đồng, với đối tác nước nài.
Nguyễn Thị Nam Phương
Lớp Báo in K29 Tại chức
Lớp Báo in K29 Tại chức
Cùng chuyên mục
Bình luận