Wikigap Việt Nam - chung tay cải thiện bình đẳng giới trên môi trường mạng
(Sóng trẻ) Sáng 19/10, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Đại sứ quán Thụy Điển kết hợp cùng chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women), Bảo tàng phụ nữ, Khoa Phát thanh - Truyền hình (HVBC&TT), cộng đồng doanh nghiệp cùng mạng lưới báo chí nữ hợp tác với Wikimedia nhằm chia sẻ rộng rãi những thành tựu của phụ nữ Việt Nam và tăng cường bình đẳng giới môi trường mạng và trong xã hội.
WikiGap Việt Nam là một phần của chiến dịch WikiGap toàn cầu, do bộ Nại giao Thụy Điển và Wikimedia khởi xướng. Sự kiện đã tổ chức thành công hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới cải thiện tính đại diện của phụ nữ trên internet, tăng cường bình đẳng giới trong toàn xã hội.
Đến tham dự sự kiện có sự góp mặt của ông Pereric Hoberg - Đại sứ Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen - Giám đốc Quốc gia UNDP tại Việt Nam, bà Trần Lệ Thùy - giám đốc trung tâm sáng kiến và truyền thông và phát triển WENET - diễn đàn nhà báo Phụ nữ Việt Nam. Bà Nguyễn Văn Anh - giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới gia đình, phụ nữ và vị thành niên CSAGA. Bà Phạm Hoàng Lan Phương - đại diện Wikipedia. Đại diện lãnh đạo Bảo tàng Phụ nữ,…Đặc biệt có sự góp mặt của hơn 50 lãnh đạo các cơ quan báo chí và đông đảo các bạn sinh viên, các bạn trẻ đã đến tham dự chương trình.
Mở đầu cho chương trình, ông Pereric Hogberg chia sẻ: “Khi phụ nữ không được ghi nhận xứng đáng, chúng ta mất đi tiềm năng của một nửa dân số. Đó không chỉ là lãng phí nguồn lực mà còn là sự lựa chọn tồi. Wikipedia là hình thức viết sử dụng hiện đại, nâng cao tính đại diện của phụ nữ. Khi hội đồng giải Nobel năm nay công bố Donna Strickland là người được giải Vật lý, không có tiểu sử của bà trên Wikipedia. Bài viết của bà bị từ chối do thiếu thông tin tham khảo về người được giải. Đây là ví dụ điển hình của bất bình đẳng giới trên Internet”.
Ông Pereric Hogberg - Đại sứ Thụy Điển chia sẻ đầu chương trình
Đến với chương trình, những người tham gia sẽ được tự tạo thêm nội dung trên Wikipedia bằng các bài viết và bổ sung thông tin về tiểu sử phụ nữ, các chuyên gia là những người tài năng trong các lĩnh vực khác nhau. Hành động này đã cùng Wikigap cải thiện tính đại diện của phụ nữ trên Wikipedia, tạo điều kiện cho những ai muốn đóng góp cải thiện bình đẳng giới trên môi trường mạng.
“Sự kiện này diễn ra ở một thời điểm quan trọng, ngay sau ngày Quốc tế xóa đói giảm nghèo (17/10) và trước ngày phụ nữ Việt Nam (20/10). Khi nhắc đến nghèo đói, mọi người thường nghĩ ngay đến thu nhập, tiếp cận nước sạch, giáo dục và y tế. Nghèo đói có thể khiến phụ nữ bị bỏ lại phía sau trong quá trình phân hóa số. Hướng tới một tương lai bình đẳng, cần tạo điều kiện cho phụ nữ và trẻ em gái hiểu biết về công nghệ số để có thể tận dụng được công nghệ một cách đầy đủ và bình đẳng” - bà Caitlin Wiesen, Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam chia sẻ.
Bà Caitiln Wiesen - giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam
Theo chia sẻ từ PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Trưởng khoa Phát Thanh - Truyền hình, học viện Báo chí và Tuyên truyền đây là hoạt động truyền thông có ý nghĩa trong bối cảnh còn tồn tại bất bình đẳng giới hiện nay. Việc nâng cao nhận thức và kĩ năng truyền thông về bình đẳng giới cho các nhà báo tương lai là rất quan trọng.
Nói về ý nghĩa của sự kiện, ThS Ngô Bích Ngọc, thành viên Ban tổ chức cho biết: “Tôi thấy sự kiện này rất bổ ích cho các bạn sinh viên vì không chỉ là cơ hội cho các em trải nghiệm một hoạt động truyền thông thực tiễn, mà còn giúp khơi dậy trách nhiệm xã hội của nhà báo, ở đây là trách nhiệm của báo chí – truyền thông với vấn đề giới và bất bình đẳng giới”.
Hoạt động giữa giờ chăm chỉ của các bạn sinh viên
Đánh giá kết quả workshop, cô Ngọc cho biết: “Trước sự kiện, chúng tôi đã gợi ý một danh sách những người phụ nữ nổi bật trong các lĩnh vực để các em tìm hiểu và thu thập thông tin. Tôi rất mừng sau khi được hướng dẫn, các bạn sinh viên làm quen rất nhanh. Trong khuôn khổ workshop buổi sáng, các bạn đã sản xuất mới và biên tập chỉnh sửa được gần 10 bài viết. Đây là khởi đầu rất tốt. Rất nhiều trong số các thành viên tham gia khẳng định sẽ tiếp tục cập nhật bài viết cho hoàn thiện, đồng thời sẽ đóng góp nhiều bài viết mới”.
Để làm rõ vai trò của giới trẻ trong quan niệm xóa bỏ bất bình đẳng giới trong cuộc sống nói chung và trên mạng xã hội nói riêng, sự xuất hiện của nhân vật truyền cảm hứng Đỗ Mỹ Linh - thủ khoa kép trường sân khấu điện ảnh, chuyên ngành biên tập truyền hình đã thay đổi được suy nghĩ về khả năng của những nữ nhà báo, quay phim ở các bạn trẻ.
Đỗ Mỹ Linh - Thủ khoa kép Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội, nhân vật truyền cảm hứng.
“Những thông tin về những người phụ nữ Việt Nam giỏi giang, mạnh mẽ, sẽ giúp chúng ta hiểu mình hơn, giúp bạn bè thế giới hiểu rõ hơn về phụ nữ Việt Nam. Tôi tin người Việt trẻ sẽ góp phần làm nên sự thay đổi này. Wikigap là một cơ hội để chúng ta tự hiểu chính mình và cho những tiến bộ về giới tại Việt Nam” - Bà Nguyễn Vân Anh - giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) nhấn mạnh.
“Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ về bình đẳng giới. Tuy nhiên, việc phân biệt giới tính nhằm sâu hơn các con số về tham gia của phụ nữ. Vẫn còn nhiều rào cản nằm trong kiến thức, trong quan niệm, trong văn hóa ứng xử khiến nhiều phụ nữ chưa phát triển được khả năng của mình. Sự kiện Wikigap làm tăng thêm sự công nhận về khả năng của phụ nữ đối với công chúng. Đó là lí do vì sao WENET - Diễn đàn nhà báo nữ Việt Nam trở thành đối tác tổ chức sự kiện này” - Bà Trần Lệ Thùy, giám đốc Trung tâm Sáng kiến Truyền thông và Phát triển (MDI) cho biết thêm.
Sự kiện kết thúc đã truyền cảm hứng cho nhiều nữ sinh viên và các nữ nhà báo trẻ tìm lại quyền bình đẳng giới cho mình, một số tên tuổi của những nhà nữ doanh nhân thành đạt Việt Nam đã được đưa lên ứng dụng Wikipedia, chương trình đã mang lại kết quả ý nghĩa nhất cho ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10.
Nguyễn Liên
Cùng chuyên mục
Bình luận