5 nguyên tắc vàng để có giọng nói hay
(Sóng Trẻ) - Chúng ta thường trầm trồ khi người dẫn chương trình truyền hình, các phát thanh viên hay các nhà diễn giả lừng danh cất giọng nói. Chính giọng nói đã giúp họ phần nào trở nên nổi tiếng và thành công hơn. Không thể phủ nhận rằng họ có tố chất về chất giọng, tuy nhiên, nài vấn đề bẩm sinh, giọng nói của mỗi người hoàn toàn có thể tập luyện để trở nên lôi cuốn như vậy.
1. Kỹ thuật lấy hơi
Bình thường, khi chúng ta lấy hơi sẽ căng lồng ngực và hóp bụng vào. Tuy nhiên, để có hơi dài và ổn định thì kỹ thuật lấy hơi bụng là hiệu quả nhất.
Khi tập, nên ngồi trên ghế cứng, dựng thẳng lưng. Dùng cả mũi và miệng, lấy hơi sâu trong khoảng 6s, sau đó ngừng 3s và thở ra đều đều. Cố gắng điều chỉnh hơi khi thở ra sao cho ổn định. Tốt nhất, bạn nên kết hợp phát âm các nguyên âm như “u”, “e”, “o”, “a”, “i” trong lúc đẩy hơi ra.
Ngồi thẳng trên ghế để lấy hơi bụng ( Ảnh minh họa)
2. Điều chỉnh tốc độ nói
Khi nói quá nhanh, vô hình chung chúng ta tạo nên một áp lực cho người nghe. Với lượng thông tin ào ạt khiến họ không kịp để tư duy thấu đáo. Hơn thế, nếu nói quá nhanh cũng dễ bị vấp, nhịu hoặc nói sai thông tin và cũng không kịp xử lý Ngược lại, khi tốc độ nói quá chậm sẽ làm bài nói trở nên rời rạc, khiến người nghe mệt mỏi và uể oải.
Do vậy, tốc độ chuẩn để tập luyện là khoảng 120-150 từ/phút. Nên dùng đồng hồ bấm giờ để luyện tập đọc một đoạn văn ngắn và căn thời gian cho hợp lý.
3. Nhịp điệu, tiết tấu khi nói
Giọng nói cũng như bản nhạc, có lúc trầm, lúc bổng. Chúng ta không thể ngân nga một câu nói bình thường, hay giật cục vô cảm trước một câu ý nghĩa.
Đối với thanh bằng nên sử dụng giọng trầm, thanh trắc sử dụng giọng cao. Cũng nên để ý đến cách ngắt nghỉ trong câu nói, dừng và nhấn ở nhưng câu trong nặc kép, số liệu, tên riêng, thông tin đắt...
Để có giọng nói nhịp nhàng và truyền cảm, nên chọn một đoạn văn ngắn ý nghĩa, nhiều câu biểu cảm mang những sắc thái khác nhau, khi luyện đọc nên kết hợp nghe nhạc nhẹ không lời. Âm nhạc sẽ giúp chúng ta cảm nhận câu văn sâu sắc và biểu lộ cảm xúc rõ ràng hơn.
4. Biểu lộ tình cảm trong giọng nói
Khi nói bất kỳ vấn đề gì cũng nên nắm được tinh thần và nội dung chính của bài nói đó. Nếu mang sắc thái buồn, giọng nói nên hạ xuống và ngược lại, nếu bài nói mang nội dung vui tươi nên đẩy cao giọng và chú ý thể hiện sắc thái ở những câu cảm thán. Đặc biệt, nên giữ được sự nhiệt tình trong lúc nói để tạo sự chú ý và lôi cuốn cho người nghe.
Thể hiện sự hiệt tình để tạo cảm hứng cho người nghe ( Ảnh minh họa)
Để người nghe cảm nhận được cảm xúc của người nói, chúng ta nên thể hiện sắc mặt, thái độ, ngôn ngữ hình thể ngay trong lúc diễn đạt. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giọng nói của chính chúng ta.
5. Bảo vệ giọng nói
Hãy tránh xa cồn, cocain, thuốc lá. Thậm chí, nếu bạn là nữ giới, không hề sử dụng rượu bia hay thuốc lá thì vẫn có thể vị ảnh hưởng nếu bạn hít phải khói thuốc, hoặc uống nước có ga.
Trước khi thực hiện bài nói, hạn chế uống sữa. Sữa sẽ khiến cổ họng bạn bị nhầy và kém trong. Tránh cắn hạt hướng dương, hạt dưa, những đồ ăn có ớt trước khi diễn thuyết.
Đừng quên thói quen uống nhiều nước. Khoảng 15-10 phút nên uống 1 ngụm nước nhỏ để liên tục làm dịu cổ họng.
Uống nước để làm dịu cổ họng (Ảnh minh họa)
Để giọng nói được nghỉ ngơi, nếu giọng rát, khô cổ và tránh lạm dụng giọng nói như la hét, cố gào trong không gian ồn ào.
Để ý cách sử dụng micro khi nói, tránh để quá gần sẽ lộ hơi thở và vỡ giọng. Tốt nhất hãy giữ mic theo hướng thẳng lên thay vì để ngang vuông góc với miệng.
Cách cầm mic hợp lý khi nói (Ảnh minh họa)
Nài ra, hãy chịu khó luyện tập thể dục mỗi ngày, khi có sức khỏe tốt, chắc chắn giọng nói của bạn cũng lợi thế hơn. Đặc biệt là trong những ngày mùa đông lạnh giá dễ bị cảm ho, sổ mũi. Một cốc nước nóng pha mật ong và vắt thêm ít chanh sẽ là “thần dược” cho giọng nói của bạn!
Trần Xuân Quỳnh
Phát Thanh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận