7 yếu tố để trở thành một MC chuyên nghiệp
(Sóng Trẻ) - MC (Master of Ceremonies – người dẫn chương trình) đang là công việc được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên nghề được ví như “nói ra tiền” này không chỉ cần một hình ảnh lộng lẫy, nổi bật mà trên thực tế có rất nhiều điều phải học hỏi nếu bạn thực sự theo đuổi ước mơ trở thành MC chuyên nghiệp.
1. Vốn kiến thức sâu rộng
Người dẫn chương trình cần có vốn kiến thức rộng, hiểu biết trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội… Kiến thức không chỉ cần rộng mà còn phải sâu, tức là người MC phải có khả năng phân tích thông tin, đưa ra quan điểm đúng đắn, nắm bắt được nhiều sự kiện, thông tin mới, đặc biệt là những thông tin liên quan tới nội dung chương trình. Nếu kiến thức của MC không vững sẽ rất dễ nói sai, hiểu sai vấn đề, từ đó dẫn dắt chương trình lạc sang một hướng khác.
2. Giọng nói tốt
MC là người dẫn dắt một chương trình, truyền đạt thông tin đến người nghe, người xem qua yếu tố chính là giọng nói. Vì thế, giọng nói của người dẫn phải thực sự cuốn hút, có sức truyền cảm, không nói lắp, nói ngọng, nói giọng địa phương. Giọng nói không được cường điệu mà phải tạo sự tự nhiên, gần gũi, làm không khí chương trình trở nên thân mật. Không những vậy, giọng nói của MC còn ảnh hưởng tới sức nặng của thông tin được truyền tải trong chương trình. Nếu MC có một chất giọng hay, nói một cách khéo léo, trôi chảy, thông tin cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
3. Nại hình ưa nhìn
Khi bước ra sân khấu, điều đầu tiên mà khán giả tiếp xúc không phải là kiến thức, giọng nói mà là nại hình của người dẫn chương trình. Đôi khi nại hình của người dẫn có tác động rất lớn tới sự thành công của chương trình. Bởi MC chính là người đại diện cho cả một ekip, đứng trên sân khấu và trở thành cầu nối giữa khán giả với chương trình. Gương mặt MC cần tạo được sự thiện cảm, gần gũi; phong thái, trang phục MC phải phù hợp nội dung chương trình. Tùy vào từng nội dung mà MC sẽ chọn trang phục hiện đại hay truyền thống, thể hiện sự trẻ trung, tinh nghịch hay đứng đắn, trang nghiêm.
4. Sự linh hoạt, nhạy bén
Trong mỗi chương trình, kể cả những chương trình đã được đầu tư, dàn dựng rất kĩ lưỡng cũng không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh, những trục trặc hay sự cố khi chương trình ấy diễn ra. Trong những lúc như vậy, thì MC chính là người đứng ra “ chữa cháy”, để cho chương trình được thông suốt, liền mạch, phù hợp về thời gian và nội dung. MC cần linh hoạt đối phó với các tình huống diễn ra, luôn giữ được phong thái bình tĩnh, tự tin ngay cả khi gặp sự cố. Bởi nếu MC bối rối trước những tình huống phát sinh nằm nài kịch bản, chương trình đó rất dễ bị đứt quãng, tạo sự khó chịu cho người xem.
MC – nghề không trải “hoa hồng”
5. Khả năng điều khiển cảm xúc
Như đã nói, trong mỗi chương trình, MC chính là nhân vật trung gian, là cầu nối đề truyền thông tin tới khán giả. Trong mỗi thông tin lại là một hàm lượng cảm xúc nhất định. Bên cạnh việc truyền thông tin, MC cũng là người truyền lửa, truyền cảm xúc. Cảm xúc ấy được truyền tải qua giọng nói, phong thái và xuất phát từ chính trái tim, tâm hồn của người dẫn chương trình. Chương trình nào cũng cần có những điểm nhấn, có lúc sôi động, lúc trầm lắng…Vì thế, MC cần linh hoạt trong cách thể hiện, lúc tâm tình thủ thỉ, lúc mạnh mẽ hào hùng. Như vậy, chương trình sẽ có sự đa dạng, đem lại cho người xem nhiều dư vị khó quên. Thực sự , “ người dẫn chương trình phải là bậc thầy của việc điều khiển cảm xúc”.
6. Lòng yêu nghề, sự đam mê
Nghề dẫn chương trình, bên cạnh ánh hào quang, sự nổi bật với trang phục lộng lẫy và sân khấu tràn ngập ánh sáng…cũng có những giây phút “cân não” cực kì khó khăn và áp lực. Nghề MC có thể giúp bạn nổi tiếng rất nhanh, nhưng có thể chỉ một lần sai sót, bạn sẽ phải trả giá rất đắt. Đôi khi vì những khó khăn hay thất bại ban đầu, người MC rất dễ buông xuôi, từ bỏ, để mất đi nhiều cơ hội quý giá. Vì vậy, để vượt qua khó khăn, áp lực, người MC cần có một sự đam mê, muốn gắn bó với nghề, sẵn sàng đương đầu với thử thách để vươn tới đỉnh cao.
7. Ham học hỏi, luyện tập
MC cần có kiến thức vững, giọng nói tốt, khả năng ứng biến nhanh…, nhưng tất cả những yếu tố đó không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình bền bỉ luyện tập, học hỏi không ngừng để hoàn thiện những kĩ năng, tôi luyện bản lĩnh sân khấu. Nếu không thường xuyên luyện tập, những kĩ năng sẽ mai một dần dần; nếu không học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, người MC sẽ trở nên lạc hậu. Bởi suy cho cùng, dẫn chương trình cũng là một nghệ thuật, mà đối với nghệ thuật, sáng tạo là điều không thể thiếu. Muốn trở thành một MC tài năng, chắc chắn người đó phải trả qua quá trình khổ luyện. Nếu không người MC đó rất dễ sa vào lối dẫn vô duyên, nhạt nhẽo, không có chiều sâu… làm hỏng cả chương trình.
MC - một nghề đầy chông gai, thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị, là niềm ước ao, say mê của nhiều thế hệ hôm nay và mai sau… Nhưng không có con đường nào trải đầy hoa hồng, để vươn tới sự chuyên nghiệp đòi hỏi người MC phải có những quan điểm đúng đắn về nghề và quyết tâm vượt qua những thử thách và sự khổ luyện.
1. Vốn kiến thức sâu rộng
Người dẫn chương trình cần có vốn kiến thức rộng, hiểu biết trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội… Kiến thức không chỉ cần rộng mà còn phải sâu, tức là người MC phải có khả năng phân tích thông tin, đưa ra quan điểm đúng đắn, nắm bắt được nhiều sự kiện, thông tin mới, đặc biệt là những thông tin liên quan tới nội dung chương trình. Nếu kiến thức của MC không vững sẽ rất dễ nói sai, hiểu sai vấn đề, từ đó dẫn dắt chương trình lạc sang một hướng khác.
2. Giọng nói tốt
MC là người dẫn dắt một chương trình, truyền đạt thông tin đến người nghe, người xem qua yếu tố chính là giọng nói. Vì thế, giọng nói của người dẫn phải thực sự cuốn hút, có sức truyền cảm, không nói lắp, nói ngọng, nói giọng địa phương. Giọng nói không được cường điệu mà phải tạo sự tự nhiên, gần gũi, làm không khí chương trình trở nên thân mật. Không những vậy, giọng nói của MC còn ảnh hưởng tới sức nặng của thông tin được truyền tải trong chương trình. Nếu MC có một chất giọng hay, nói một cách khéo léo, trôi chảy, thông tin cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.
3. Nại hình ưa nhìn
Khi bước ra sân khấu, điều đầu tiên mà khán giả tiếp xúc không phải là kiến thức, giọng nói mà là nại hình của người dẫn chương trình. Đôi khi nại hình của người dẫn có tác động rất lớn tới sự thành công của chương trình. Bởi MC chính là người đại diện cho cả một ekip, đứng trên sân khấu và trở thành cầu nối giữa khán giả với chương trình. Gương mặt MC cần tạo được sự thiện cảm, gần gũi; phong thái, trang phục MC phải phù hợp nội dung chương trình. Tùy vào từng nội dung mà MC sẽ chọn trang phục hiện đại hay truyền thống, thể hiện sự trẻ trung, tinh nghịch hay đứng đắn, trang nghiêm.
4. Sự linh hoạt, nhạy bén
Trong mỗi chương trình, kể cả những chương trình đã được đầu tư, dàn dựng rất kĩ lưỡng cũng không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh, những trục trặc hay sự cố khi chương trình ấy diễn ra. Trong những lúc như vậy, thì MC chính là người đứng ra “ chữa cháy”, để cho chương trình được thông suốt, liền mạch, phù hợp về thời gian và nội dung. MC cần linh hoạt đối phó với các tình huống diễn ra, luôn giữ được phong thái bình tĩnh, tự tin ngay cả khi gặp sự cố. Bởi nếu MC bối rối trước những tình huống phát sinh nằm nài kịch bản, chương trình đó rất dễ bị đứt quãng, tạo sự khó chịu cho người xem.
MC – nghề không trải “hoa hồng”
5. Khả năng điều khiển cảm xúc
Như đã nói, trong mỗi chương trình, MC chính là nhân vật trung gian, là cầu nối đề truyền thông tin tới khán giả. Trong mỗi thông tin lại là một hàm lượng cảm xúc nhất định. Bên cạnh việc truyền thông tin, MC cũng là người truyền lửa, truyền cảm xúc. Cảm xúc ấy được truyền tải qua giọng nói, phong thái và xuất phát từ chính trái tim, tâm hồn của người dẫn chương trình. Chương trình nào cũng cần có những điểm nhấn, có lúc sôi động, lúc trầm lắng…Vì thế, MC cần linh hoạt trong cách thể hiện, lúc tâm tình thủ thỉ, lúc mạnh mẽ hào hùng. Như vậy, chương trình sẽ có sự đa dạng, đem lại cho người xem nhiều dư vị khó quên. Thực sự , “ người dẫn chương trình phải là bậc thầy của việc điều khiển cảm xúc”.
6. Lòng yêu nghề, sự đam mê
Nghề dẫn chương trình, bên cạnh ánh hào quang, sự nổi bật với trang phục lộng lẫy và sân khấu tràn ngập ánh sáng…cũng có những giây phút “cân não” cực kì khó khăn và áp lực. Nghề MC có thể giúp bạn nổi tiếng rất nhanh, nhưng có thể chỉ một lần sai sót, bạn sẽ phải trả giá rất đắt. Đôi khi vì những khó khăn hay thất bại ban đầu, người MC rất dễ buông xuôi, từ bỏ, để mất đi nhiều cơ hội quý giá. Vì vậy, để vượt qua khó khăn, áp lực, người MC cần có một sự đam mê, muốn gắn bó với nghề, sẵn sàng đương đầu với thử thách để vươn tới đỉnh cao.
7. Ham học hỏi, luyện tập
MC cần có kiến thức vững, giọng nói tốt, khả năng ứng biến nhanh…, nhưng tất cả những yếu tố đó không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình bền bỉ luyện tập, học hỏi không ngừng để hoàn thiện những kĩ năng, tôi luyện bản lĩnh sân khấu. Nếu không thường xuyên luyện tập, những kĩ năng sẽ mai một dần dần; nếu không học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, người MC sẽ trở nên lạc hậu. Bởi suy cho cùng, dẫn chương trình cũng là một nghệ thuật, mà đối với nghệ thuật, sáng tạo là điều không thể thiếu. Muốn trở thành một MC tài năng, chắc chắn người đó phải trả qua quá trình khổ luyện. Nếu không người MC đó rất dễ sa vào lối dẫn vô duyên, nhạt nhẽo, không có chiều sâu… làm hỏng cả chương trình.
MC - một nghề đầy chông gai, thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị, là niềm ước ao, say mê của nhiều thế hệ hôm nay và mai sau… Nhưng không có con đường nào trải đầy hoa hồng, để vươn tới sự chuyên nghiệp đòi hỏi người MC phải có những quan điểm đúng đắn về nghề và quyết tâm vượt qua những thử thách và sự khổ luyện.
Cao Huyền Trang
Truyền hình K31A1
Truyền hình K31A1
Cùng chuyên mục
Bình luận