Âm nhạc là lẽ sống trải nghiệm cuộc đời
(Sóng Trẻ) - Nhạc sĩ Lê Mây - tác giả của “Đảo chìm”, “Chuyện tình Trường Sa”, “Hà Nội linh thiêng hào hoa”, đã bước sang tuổi “thất thập cổ lai hy”. Sau nhiều năm bươn trải ở thành phố, một ngày gần đây, ông quyết định “dừng cuộc chơi phố xá” để về quê. Dẫu thời gian có để lại trên gương mặt nhạc sĩ những vết chân chim, những sợi tóc điểm bạc, nhưng phong thái ông mỗi lúc vẫn ánh lên nét tươi sáng, trẻ trung, hóm hỉnh, đôi khi hồn nhiên như một cậu sinh viên của gần nửa thế kỉ trước.
Thưa ông, từ một thanh niên ở một vùng quê lam lũ, quanh năm gắn mình với hạt lúa củ khoai, trước khi biết tới âm nhạc, ai hay điều gì đã thôi thúc để ông viết và trở thành nhạc sĩ?
Như mỗi đứa trẻ ở các vùng nông thôn Việt Nam, từ hồi nhỏ tôi đã ham thích các loại nhạc cụ dân tộc như sáo trúc, đàn bầu, thích tất cả những gì phát ra âm thanh. Tôi say mê âm nhạc và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng chỉ vì hồi đó tôi đã được nghe ông nại đánh lên những giai điệu mượt mà, sâu lắng của những bản tình ca bất hủ… rồi không biết từ bao giờ cái niềm yêu thích âm nhạc cứ ngấm sâu vào mình như cơm ăn nước uống hằng ngày vậy.
Chính nhờ những giây phút ngây ngất ấy mà đến năm 1960, nghĩa là sau khi tốt nghiệp cấp 2 trường làng, chỉ với 1 cây đàn nhị, một bộ quần áo nâu và một đôi dép cao su, tôi đã đạp mấy chục cây số từ Phù Cừ lên Hà Nội qua Ô Chợ Dừa để nộp đơn thi tuyển vào nhạc viện Hà Nội, khi mới 18 tuổi. Bốn năm học nội trú ở trường là thời gian tôi miệt mài góp nhặt kiến thức và trang bị cho mình một vốn liếng cơ bản nhất về âm nhạc. Những ngày nghỉ, trong khi các bạn rủ nhau xuống phố vui chơi thì tôi vẫn say sưa tập nhạc bên cây đàn nhị. Những ngày mùa đông rét mướt, các bạn ngủ vùi trong chăn đệm ấm áp thì 5 giờ sáng, tiếng nhị của tôi vẫn vang lên từ khắp phòng học. Không ai bảo ai, mỗi khi tiếng nhị ấy cất lên trong đêm thanh vắng, bạn bè biết ngay đó là tiếng đàn đầy đam mê, khát vọng của tôi. Tập đàn nhị chưa đủ, tôi còn tập chơi cả đàn T’rưng. Bù lại cho những nỗ lực của mình, tôi đã tốt nghiệp thủ khoa với số điểm 5/5( thang điểm cao nhất theo cách tính điểm lúc bấy giờ).
Sau đó chỉ với chiếc ba lô con cóc, tôi lặn lội lên Nghĩa Lộ nhận cương vị là nhạc trưởng chỉ đạo dàn nhạc của Đoàn văn công Nghĩa Lộ. Suốt những năm tháng sau đó, một mình cứ vừa sáng tác, vừa biên soạn và vừa dạy mãi cho đến 1990 thì trở về nhận công tác ở Đoàn ca múa nhạc Việt Nam trong vai nhạc công kéo nhị. Trong thời điểm này, hầu như tôi không sáng tác một chữ vì lý do văn chương, chữ nghĩa. Sau đó tôi được chuyển sang làm ở bộ phận văn phòng nghệ thuật, làm thư kí cho giám đốc nhà hát. Giám đốc lúc bấy giờ là nghệ sĩ nhân dân Chu Thúy Quỳnh. Và cũng chỉ trong độ khoảng cuối năm đó, tôi đạt giải thưởng đặc biệt với ca khúc “ Người là Hồ Chí Minh” trong cuộc thi sáng tác ca khúc toàn quốc về đề tài Hồ Chí Minh nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác và ngày thế giới công nhận Bác là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Nhạc sĩ Lê Mây
Điều quan trọng nhất của nhạc sĩ theo ông là gì? Nhạc sĩ có tài là nhạc sĩ như thế nào? Âm nhạc đã mang đến cho ông những gì trong cuộc sống?
Điều quan trọng nhất của nhạc sĩ theo tôi là tính chân thật. Âm nhạc không chấp nhận sự phô trương, giả dối, làm dáng trong âm nhạc là hỏng. Nhạc sĩ có tài là người biết bỏ cái gì chứ không phải viết về cái gì. Nhạc sĩ đâu chỉ viết nên những nốt nhạc miêu tả một cách khách quan, lạnh lùng về hiện thực cuộc sống và diễn biến sự việc, nhạc sĩ phải biết lắng đọng cảm xúc, bám sát hơi thở cuộc sống, có sự gạn đục khơi trong, không đứng nài, đứng trên sự việc, tác phẩm mới hay, mới thuyết phục bạn đọc.
Âm nhạc với tôi là lẽ sống, là niềm tin, là hy vọng, là nỗi niềm, thân phận, lương tâm, trách nhiệm và trên cả là những trải nghiệm cuộc đời và những suy tư từ chính những năm tháng tôi trải lòng với mọi người. Hầu hết các nhạc phẩm ra đời đều bắt nguồn từ thực tế tôi đã sống, đồng hành với những địa danh, miền đất, vùng quê hay những thân phận hẩm hiu bất hạnh. Tôi viết nhanh, coi sáng tác âm nhạc như ông bà ta trồng lúa, ươm mầm, gieo hạt, gặt hái; viết như ông cha ta cày bừa, đan sọt, dệt chiếu… Tôi viết từ thôi thúc bản thân cũng như là thôi thúc cuộc đời. Được lao động sáng tác, được sống trong âm nhạc, miệt mài trên trang viết về cuộc sống, đó là hạnh phúc âm nhạc mang lại cho tôi.
Khi hoàn thành một nhạc phẩm, ai là người đầu tiên chia sẻ với ông?
Tôi thường không có thói quen nhờ ai đó đọc hộ bản thảo cho đến khi sáng tác của mình đến với độc giả như một số các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ đã từng làm. Không phải vì tôi đánh giá cao mỗi sáng tác của mình mà tôi chỉ nghĩ, đơn giản mình cần hoàn thành một cách trau truốt nhất tác phẩm của mình trước khi đến với công chúng. Cũng có nhiều ý kiến khen chê. Trong số đó, người mà thường xuyên chia sẻ với tôi mọi buồn vui qua mỗi sáng tác là vợ tôi - Kiến trúc sư Ngô Thúy Liên. Bà bao giờ cũng là vị thính giả đầu tiên sẵn sàng góp ý cho tôi qua mỗi bản nhạc. Bà ấy tinh ý lắm, nghe rất tỉ mỉ và kỹ thuật thẩm âm cũng có nghề, chỉ cần một nốt, một chữ không ổn là biết ngay. Đã có lần tôi hỏi về kinh nghiêm nghe nhạc thì bả bảo, nghề kiến trúc sư cũng gần giống với lĩnh vực âm nhạc ở chỗ là cần có tâm hồn nghệ sĩ, nó đòi hỏi người nghe, người vẽ phải có một sự tinh tế đặc biệt trước mỗi sự việc, mỗi hiện tượng.
Ông còn nhớ sáng tác đầu tiên của mình không?
Hình như đó là ca khúc “Lời ru của mẹ” được sáng tác vào năm 1972 do ca sĩ, nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền trình bày và được thu thanh trong tuyển tập “Tiếng hát quê hương”. Đó là tập hợp những ca khúc hay nhất viết về quê hương, sau đó đã được xuất bản tại Nga cùng với rất nhiều ca khúc của các tác giả đàn anh. Ca khúc cũng đơn giản, chỉ như một câu chuyện kể hoài niệm về lời ru của mẹ. Nhưng có lẽ đó cũng là ca khúc hay nhất tôi viết về người mẹ của mình mà sau này không sao viết hay hơn được. Bởi lời ru là một cái gì không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mình khi sinh ra và lớn lên, nó bồi đắp cho tâm hồn và trí tuệ mình cho dù có đi xa, đến phương trời nào đi chăng nữa.
“Hà Nội linh thiêng hào hoa” - đó đã phải là một trong những sáng tác hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của mình không, thưa nhạc sĩ?
Thật ra, “Hà Nội linh thiêng Hào hoa” cũng chỉ là một trong những số đó thôi. Ví dụ, ca khúc “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" ra đời nhân ngày thế giới hưởng ứng bàn về quyền trẻ em cũng rất hay đó chứ, rồi còn rất nhiều ca khúc mà tôi không thể kể hết. Nhưng, ngay từ năm 1997, tôi đã đặt bút viết “Hà Nội linh Thiêng hào hoa” nhưng chỉ được khoảng 4 câu đầu thì không sao viết được nữa, bởi không có gì mới mẻ, tôi cứ viết rồi ra lại tự vò đi, viết ra lại vò đi, và sau đó là dừng hẳn không viết thêm dòng nào nữa. Cho đến mùa hè năm 2000, tại trại sáng tác Đại Lải của Bộ văn hóa, lúc đó có rất nhiều nhạc sĩ đàn anh như Phạm Tuyên, Đoàn Bổng, Văn Ký, Vân Dung, Thế Song… Chuyến đi có 10 ngày mà 7 ngày trôi qua tôi không viết được gì, vì đầu óc vẫn còn vẩn vơ chú tâm muốn viết về Hà Nội. Đến đêm thứ 7 tại nhà nghỉ của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, trong căn phòng chỉ có 2 người tôi cũng nhạc sĩ Vũ Thiết. Thì vào khoảng 2, 3 giờ sáng, trong giấc mơ tôi thấy chập chờn, mông lung một kinh thành Thăng Long đầy sương khói, ẩn hiện. Rồi bỗng một giai điệu ngân nga vút lên, thăng hoa: “Ôi kinh thành ngàn năm ngàn năm .Qua nắng mưa thời gian thời gian, Qua bão giông đạn bom đạn bom… Cứ thế mạch nhạc tuôn chảy mãi, tôi ghi trong vòng 15 phút thì hoàn chỉnh cả bài và không phải chỉnh sửa thêm gì nữa. Nó đã kịp ra đời đúng vào dịp kỉ niệm 1000 Thăng Long – Hà Nội.
Tác phẩm gần đây nhất của ông đã đạt được giải thưởng về đề tài biển đảo Việt Nam. Và ông cũng là một trong số những nhạc sĩ đạt kỉ lục về số ca khúc được sáng tác trong chuyến đi Trường Sa năm ấy, chỉ trong vòng 8 ngày mà sáng tác tới những 7 ca khúc. Ông còn nhớ cảm xúc khi đó chứ ạ?
Đúng vậy. Nhưng cũng phải nói thêm, dường như tôi là người may mắn khi là một trong những nhạc sĩ góp mặt trong chuyến đi Trưởng Sa năm ấy. Với cá nhân tôi, đó là niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao. Mặc dù đã đi khắp các nước trên thế giới nhưng chuyến đi Trường Sa vẫn được coi như một kỉ niệm, mà hơn cả ấy là một phần thưởng. 8 ngày tôi sáng tác 7 ca khúc, mỗi ca khúc chỉ viết trong thời gian 30 phút, viết xong hát cho chiến sĩ nghe rồi lại lên đường xuống thuyền đi tiếp. Có một kỉ niệm mà tôi nhớ nhất là ở đảo mang tên người anh hùng của đoàn tàu không số - Đảo Phan Vinh. Trước đó tôi cũng nghe tên về địa danh này và cũng đã nghe giai thoại về người anh hùng đã góp công phát hiện ra nó. Tuy nhiên mới chỉ thực sự thấy xúc động khi đọc những dòng tiểu sử lược thuật, và thế là ca từ cứ thế bay lên với những câu: “Biển rất sâu/ trời rất cao/ thế giữ hòn đảo này/ Đảo Phan Vinh". Trong số 7 ca khúc ấy, có hai ca khúc đã đạt giải thưởng : “Truyện tình Trường Sa” - (Đạt giải thưởng của Bộ Quốc Phòng) và “Đảo Chìm” ( đạt giải nhì cuộc thi Đây biển đảo Việt Nam). Và sau này nhạc sĩ Phạm Tuyên nói vui là tôi không thể tưởng tượng nổi làm sao trong một thời gian ngắn như thế mà anh có thể sáng tác nhiều và với tốc độ nhanh đến vậy.
Ông có hay nghe các sáng tác của nhạc sĩ trẻ?
Tôi thường xuyên nghe những sáng tác của họ, nghe rât chăm chú, kể cả những sáng tác không hay lẫn hay. Tôi rất ấn tượng với những nhạc sĩ trẻ như Lê Minh Sơn, Lê Cát Trọng Lý, Giáng Son, Hoài An… Nhưng phần lớn tôi nghe những sáng tác của các nhạc sĩ trẻ phía Bắc, ít nghe những nhạc sĩ phía Nam, có thể do tác phẩm chưa ra được chứ không phải tôi phân biệt, phía Nam tôi có nghe Hoài An.
Ông có nhận xét gì về các nhạc sĩ trẻ. Ông có niềm tin vào họ không?
Tôi rất yên tâm khi nghe những nhạc phẩm của các nhạc sĩ trẻ hôm nay. Họ viết khỏe, viết rất đương đại, đã có những sự chín chắn, chững chạc nhất định trong nghề viết. Tôi luôn tin tưởng ở họ. Nền âm nhạc không thể thiếu được vì theo quy định phát triển, quy luật của thời đại. Thật sự âm nhạc Việt Nam hiện tại và tương lai là của các thế hệ 7x, 8x, 9x… âm nhạc không thể đứng yên hay chết. Văn hóa nghe không thể mất được. Âm nhạc miêu tả chính xác, chân thật, tinh vi nhất nội tâm con người. Và lớp trẻ cần thực hiện sứ mệnh đó.
Tuy nhiên vẫn còn có một trăn trở. Bây giờ các bạn trẻ đầu tư sức lực, tâm lực vào nghề viết ít, viết chỉ là nghề phụ, ít ai lấy viết để làm nghề chính. Nhiều người còn cho viết chỉ là một sân chơi bình thường, cuộc chơi tùy hứng, nên không được vững chắc, bền vững. Các bạn trẻ khi viết thì phấn lớn đều xoay quanh bản thân cá nhân nhiều hơn, cái chung của xã hội ít nên gần như không có và chưa có tác phẩm lớn.
Thời gian gần đây có nhiều cuộc tranh cãi nằm nài âm nhạc, chủ yếu khích bác nhau. Thái độ của ông ra sao?
Tôi thật sự không mặn mà với những kiểu “ồn ào” quanh âm nhạc, những thứ không thực chất về âm nhạc. Tôi không hoàn toàn đồng ý với thái độ khích bác nhau. Tuy vậy ai cũng có quyền phát biểu ý kiến của mình. Cũng có lúc tôi thấy mọi viện hình như hơi quá đà, những tôi ngả về phía nào, có thể do tôi cảm thấy vô ích, có thể tôi không thấy nó không liên quan đến mình và tôi nên dành sức khỏe, trí lực và những khoảng lặng để viết những điều mình ấp ủ thì tốt hơn.
Nếu được chọn lại, ông có theo con đường Âm nhạc?
Tôi vẫn cứ chọn và theo đuổi sự nghiệp âm nhạc, đó là một định mệnh với tôi. Tôi không có hứng thú với những vị trí chính trị gia, một doanh nhân, hay một kỹ sư, nhà nghiên cứu khoa học. Số phận đã định cho tôi trở thành nhạc sĩ, người ghi chép hiện thực cuộc sống bằng nốt nhạc. Tôi rất tự hào và cảm thấy hài lòng, sung sướng về nghề của mình, bằng lòng những gì tôi đã chọn.
Lê Mây từng nhận các giải thưởng của Bộ Văn hóa Thông tin, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội và các tỉnh. Đàn T’rưng mini mang thương hiệu Lê Mây đã từng được ưa chuộng ở trong và nài nước.
Tác phẩm “Đảo chìm” đạt giải Nhì (không có giải Nhất – trong cuộc thi thơ và nhạc “Đây biển Việt Nam” vừa tổng kết gần đây), Lê Mây mong muốn đó là sự tri ân đối với hy sinh của những lính đảo thân yêu.
Thưa ông, từ một thanh niên ở một vùng quê lam lũ, quanh năm gắn mình với hạt lúa củ khoai, trước khi biết tới âm nhạc, ai hay điều gì đã thôi thúc để ông viết và trở thành nhạc sĩ?
Như mỗi đứa trẻ ở các vùng nông thôn Việt Nam, từ hồi nhỏ tôi đã ham thích các loại nhạc cụ dân tộc như sáo trúc, đàn bầu, thích tất cả những gì phát ra âm thanh. Tôi say mê âm nhạc và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng chỉ vì hồi đó tôi đã được nghe ông nại đánh lên những giai điệu mượt mà, sâu lắng của những bản tình ca bất hủ… rồi không biết từ bao giờ cái niềm yêu thích âm nhạc cứ ngấm sâu vào mình như cơm ăn nước uống hằng ngày vậy.
Chính nhờ những giây phút ngây ngất ấy mà đến năm 1960, nghĩa là sau khi tốt nghiệp cấp 2 trường làng, chỉ với 1 cây đàn nhị, một bộ quần áo nâu và một đôi dép cao su, tôi đã đạp mấy chục cây số từ Phù Cừ lên Hà Nội qua Ô Chợ Dừa để nộp đơn thi tuyển vào nhạc viện Hà Nội, khi mới 18 tuổi. Bốn năm học nội trú ở trường là thời gian tôi miệt mài góp nhặt kiến thức và trang bị cho mình một vốn liếng cơ bản nhất về âm nhạc. Những ngày nghỉ, trong khi các bạn rủ nhau xuống phố vui chơi thì tôi vẫn say sưa tập nhạc bên cây đàn nhị. Những ngày mùa đông rét mướt, các bạn ngủ vùi trong chăn đệm ấm áp thì 5 giờ sáng, tiếng nhị của tôi vẫn vang lên từ khắp phòng học. Không ai bảo ai, mỗi khi tiếng nhị ấy cất lên trong đêm thanh vắng, bạn bè biết ngay đó là tiếng đàn đầy đam mê, khát vọng của tôi. Tập đàn nhị chưa đủ, tôi còn tập chơi cả đàn T’rưng. Bù lại cho những nỗ lực của mình, tôi đã tốt nghiệp thủ khoa với số điểm 5/5( thang điểm cao nhất theo cách tính điểm lúc bấy giờ).
Sau đó chỉ với chiếc ba lô con cóc, tôi lặn lội lên Nghĩa Lộ nhận cương vị là nhạc trưởng chỉ đạo dàn nhạc của Đoàn văn công Nghĩa Lộ. Suốt những năm tháng sau đó, một mình cứ vừa sáng tác, vừa biên soạn và vừa dạy mãi cho đến 1990 thì trở về nhận công tác ở Đoàn ca múa nhạc Việt Nam trong vai nhạc công kéo nhị. Trong thời điểm này, hầu như tôi không sáng tác một chữ vì lý do văn chương, chữ nghĩa. Sau đó tôi được chuyển sang làm ở bộ phận văn phòng nghệ thuật, làm thư kí cho giám đốc nhà hát. Giám đốc lúc bấy giờ là nghệ sĩ nhân dân Chu Thúy Quỳnh. Và cũng chỉ trong độ khoảng cuối năm đó, tôi đạt giải thưởng đặc biệt với ca khúc “ Người là Hồ Chí Minh” trong cuộc thi sáng tác ca khúc toàn quốc về đề tài Hồ Chí Minh nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác và ngày thế giới công nhận Bác là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Nhạc sĩ Lê Mây
Điều quan trọng nhất của nhạc sĩ theo ông là gì? Nhạc sĩ có tài là nhạc sĩ như thế nào? Âm nhạc đã mang đến cho ông những gì trong cuộc sống?
Điều quan trọng nhất của nhạc sĩ theo tôi là tính chân thật. Âm nhạc không chấp nhận sự phô trương, giả dối, làm dáng trong âm nhạc là hỏng. Nhạc sĩ có tài là người biết bỏ cái gì chứ không phải viết về cái gì. Nhạc sĩ đâu chỉ viết nên những nốt nhạc miêu tả một cách khách quan, lạnh lùng về hiện thực cuộc sống và diễn biến sự việc, nhạc sĩ phải biết lắng đọng cảm xúc, bám sát hơi thở cuộc sống, có sự gạn đục khơi trong, không đứng nài, đứng trên sự việc, tác phẩm mới hay, mới thuyết phục bạn đọc.
Âm nhạc với tôi là lẽ sống, là niềm tin, là hy vọng, là nỗi niềm, thân phận, lương tâm, trách nhiệm và trên cả là những trải nghiệm cuộc đời và những suy tư từ chính những năm tháng tôi trải lòng với mọi người. Hầu hết các nhạc phẩm ra đời đều bắt nguồn từ thực tế tôi đã sống, đồng hành với những địa danh, miền đất, vùng quê hay những thân phận hẩm hiu bất hạnh. Tôi viết nhanh, coi sáng tác âm nhạc như ông bà ta trồng lúa, ươm mầm, gieo hạt, gặt hái; viết như ông cha ta cày bừa, đan sọt, dệt chiếu… Tôi viết từ thôi thúc bản thân cũng như là thôi thúc cuộc đời. Được lao động sáng tác, được sống trong âm nhạc, miệt mài trên trang viết về cuộc sống, đó là hạnh phúc âm nhạc mang lại cho tôi.
Khi hoàn thành một nhạc phẩm, ai là người đầu tiên chia sẻ với ông?
Tôi thường không có thói quen nhờ ai đó đọc hộ bản thảo cho đến khi sáng tác của mình đến với độc giả như một số các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ đã từng làm. Không phải vì tôi đánh giá cao mỗi sáng tác của mình mà tôi chỉ nghĩ, đơn giản mình cần hoàn thành một cách trau truốt nhất tác phẩm của mình trước khi đến với công chúng. Cũng có nhiều ý kiến khen chê. Trong số đó, người mà thường xuyên chia sẻ với tôi mọi buồn vui qua mỗi sáng tác là vợ tôi - Kiến trúc sư Ngô Thúy Liên. Bà bao giờ cũng là vị thính giả đầu tiên sẵn sàng góp ý cho tôi qua mỗi bản nhạc. Bà ấy tinh ý lắm, nghe rất tỉ mỉ và kỹ thuật thẩm âm cũng có nghề, chỉ cần một nốt, một chữ không ổn là biết ngay. Đã có lần tôi hỏi về kinh nghiêm nghe nhạc thì bả bảo, nghề kiến trúc sư cũng gần giống với lĩnh vực âm nhạc ở chỗ là cần có tâm hồn nghệ sĩ, nó đòi hỏi người nghe, người vẽ phải có một sự tinh tế đặc biệt trước mỗi sự việc, mỗi hiện tượng.
Ông còn nhớ sáng tác đầu tiên của mình không?
Hình như đó là ca khúc “Lời ru của mẹ” được sáng tác vào năm 1972 do ca sĩ, nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền trình bày và được thu thanh trong tuyển tập “Tiếng hát quê hương”. Đó là tập hợp những ca khúc hay nhất viết về quê hương, sau đó đã được xuất bản tại Nga cùng với rất nhiều ca khúc của các tác giả đàn anh. Ca khúc cũng đơn giản, chỉ như một câu chuyện kể hoài niệm về lời ru của mẹ. Nhưng có lẽ đó cũng là ca khúc hay nhất tôi viết về người mẹ của mình mà sau này không sao viết hay hơn được. Bởi lời ru là một cái gì không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mình khi sinh ra và lớn lên, nó bồi đắp cho tâm hồn và trí tuệ mình cho dù có đi xa, đến phương trời nào đi chăng nữa.
“Hà Nội linh thiêng hào hoa” - đó đã phải là một trong những sáng tác hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của mình không, thưa nhạc sĩ?
Thật ra, “Hà Nội linh thiêng Hào hoa” cũng chỉ là một trong những số đó thôi. Ví dụ, ca khúc “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" ra đời nhân ngày thế giới hưởng ứng bàn về quyền trẻ em cũng rất hay đó chứ, rồi còn rất nhiều ca khúc mà tôi không thể kể hết. Nhưng, ngay từ năm 1997, tôi đã đặt bút viết “Hà Nội linh Thiêng hào hoa” nhưng chỉ được khoảng 4 câu đầu thì không sao viết được nữa, bởi không có gì mới mẻ, tôi cứ viết rồi ra lại tự vò đi, viết ra lại vò đi, và sau đó là dừng hẳn không viết thêm dòng nào nữa. Cho đến mùa hè năm 2000, tại trại sáng tác Đại Lải của Bộ văn hóa, lúc đó có rất nhiều nhạc sĩ đàn anh như Phạm Tuyên, Đoàn Bổng, Văn Ký, Vân Dung, Thế Song… Chuyến đi có 10 ngày mà 7 ngày trôi qua tôi không viết được gì, vì đầu óc vẫn còn vẩn vơ chú tâm muốn viết về Hà Nội. Đến đêm thứ 7 tại nhà nghỉ của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, trong căn phòng chỉ có 2 người tôi cũng nhạc sĩ Vũ Thiết. Thì vào khoảng 2, 3 giờ sáng, trong giấc mơ tôi thấy chập chờn, mông lung một kinh thành Thăng Long đầy sương khói, ẩn hiện. Rồi bỗng một giai điệu ngân nga vút lên, thăng hoa: “Ôi kinh thành ngàn năm ngàn năm .Qua nắng mưa thời gian thời gian, Qua bão giông đạn bom đạn bom… Cứ thế mạch nhạc tuôn chảy mãi, tôi ghi trong vòng 15 phút thì hoàn chỉnh cả bài và không phải chỉnh sửa thêm gì nữa. Nó đã kịp ra đời đúng vào dịp kỉ niệm 1000 Thăng Long – Hà Nội.
Tác phẩm gần đây nhất của ông đã đạt được giải thưởng về đề tài biển đảo Việt Nam. Và ông cũng là một trong số những nhạc sĩ đạt kỉ lục về số ca khúc được sáng tác trong chuyến đi Trường Sa năm ấy, chỉ trong vòng 8 ngày mà sáng tác tới những 7 ca khúc. Ông còn nhớ cảm xúc khi đó chứ ạ?
Đúng vậy. Nhưng cũng phải nói thêm, dường như tôi là người may mắn khi là một trong những nhạc sĩ góp mặt trong chuyến đi Trưởng Sa năm ấy. Với cá nhân tôi, đó là niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao. Mặc dù đã đi khắp các nước trên thế giới nhưng chuyến đi Trường Sa vẫn được coi như một kỉ niệm, mà hơn cả ấy là một phần thưởng. 8 ngày tôi sáng tác 7 ca khúc, mỗi ca khúc chỉ viết trong thời gian 30 phút, viết xong hát cho chiến sĩ nghe rồi lại lên đường xuống thuyền đi tiếp. Có một kỉ niệm mà tôi nhớ nhất là ở đảo mang tên người anh hùng của đoàn tàu không số - Đảo Phan Vinh. Trước đó tôi cũng nghe tên về địa danh này và cũng đã nghe giai thoại về người anh hùng đã góp công phát hiện ra nó. Tuy nhiên mới chỉ thực sự thấy xúc động khi đọc những dòng tiểu sử lược thuật, và thế là ca từ cứ thế bay lên với những câu: “Biển rất sâu/ trời rất cao/ thế giữ hòn đảo này/ Đảo Phan Vinh". Trong số 7 ca khúc ấy, có hai ca khúc đã đạt giải thưởng : “Truyện tình Trường Sa” - (Đạt giải thưởng của Bộ Quốc Phòng) và “Đảo Chìm” ( đạt giải nhì cuộc thi Đây biển đảo Việt Nam). Và sau này nhạc sĩ Phạm Tuyên nói vui là tôi không thể tưởng tượng nổi làm sao trong một thời gian ngắn như thế mà anh có thể sáng tác nhiều và với tốc độ nhanh đến vậy.
Ông có hay nghe các sáng tác của nhạc sĩ trẻ?
Tôi thường xuyên nghe những sáng tác của họ, nghe rât chăm chú, kể cả những sáng tác không hay lẫn hay. Tôi rất ấn tượng với những nhạc sĩ trẻ như Lê Minh Sơn, Lê Cát Trọng Lý, Giáng Son, Hoài An… Nhưng phần lớn tôi nghe những sáng tác của các nhạc sĩ trẻ phía Bắc, ít nghe những nhạc sĩ phía Nam, có thể do tác phẩm chưa ra được chứ không phải tôi phân biệt, phía Nam tôi có nghe Hoài An.
Ông có nhận xét gì về các nhạc sĩ trẻ. Ông có niềm tin vào họ không?
Tôi rất yên tâm khi nghe những nhạc phẩm của các nhạc sĩ trẻ hôm nay. Họ viết khỏe, viết rất đương đại, đã có những sự chín chắn, chững chạc nhất định trong nghề viết. Tôi luôn tin tưởng ở họ. Nền âm nhạc không thể thiếu được vì theo quy định phát triển, quy luật của thời đại. Thật sự âm nhạc Việt Nam hiện tại và tương lai là của các thế hệ 7x, 8x, 9x… âm nhạc không thể đứng yên hay chết. Văn hóa nghe không thể mất được. Âm nhạc miêu tả chính xác, chân thật, tinh vi nhất nội tâm con người. Và lớp trẻ cần thực hiện sứ mệnh đó.
Tuy nhiên vẫn còn có một trăn trở. Bây giờ các bạn trẻ đầu tư sức lực, tâm lực vào nghề viết ít, viết chỉ là nghề phụ, ít ai lấy viết để làm nghề chính. Nhiều người còn cho viết chỉ là một sân chơi bình thường, cuộc chơi tùy hứng, nên không được vững chắc, bền vững. Các bạn trẻ khi viết thì phấn lớn đều xoay quanh bản thân cá nhân nhiều hơn, cái chung của xã hội ít nên gần như không có và chưa có tác phẩm lớn.
Thời gian gần đây có nhiều cuộc tranh cãi nằm nài âm nhạc, chủ yếu khích bác nhau. Thái độ của ông ra sao?
Tôi thật sự không mặn mà với những kiểu “ồn ào” quanh âm nhạc, những thứ không thực chất về âm nhạc. Tôi không hoàn toàn đồng ý với thái độ khích bác nhau. Tuy vậy ai cũng có quyền phát biểu ý kiến của mình. Cũng có lúc tôi thấy mọi viện hình như hơi quá đà, những tôi ngả về phía nào, có thể do tôi cảm thấy vô ích, có thể tôi không thấy nó không liên quan đến mình và tôi nên dành sức khỏe, trí lực và những khoảng lặng để viết những điều mình ấp ủ thì tốt hơn.
Nếu được chọn lại, ông có theo con đường Âm nhạc?
Tôi vẫn cứ chọn và theo đuổi sự nghiệp âm nhạc, đó là một định mệnh với tôi. Tôi không có hứng thú với những vị trí chính trị gia, một doanh nhân, hay một kỹ sư, nhà nghiên cứu khoa học. Số phận đã định cho tôi trở thành nhạc sĩ, người ghi chép hiện thực cuộc sống bằng nốt nhạc. Tôi rất tự hào và cảm thấy hài lòng, sung sướng về nghề của mình, bằng lòng những gì tôi đã chọn.
Lê Mây từng nhận các giải thưởng của Bộ Văn hóa Thông tin, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội và các tỉnh. Đàn T’rưng mini mang thương hiệu Lê Mây đã từng được ưa chuộng ở trong và nài nước.
Tác phẩm “Đảo chìm” đạt giải Nhì (không có giải Nhất – trong cuộc thi thơ và nhạc “Đây biển Việt Nam” vừa tổng kết gần đây), Lê Mây mong muốn đó là sự tri ân đối với hy sinh của những lính đảo thân yêu.
Hồ Phương Phúc - Nguyễn Thị Tuyết
Lớp Báo in K.29 A1 - Báo in K.30 A2
Lớp Báo in K.29 A1 - Báo in K.30 A2
Cùng chuyên mục
Bình luận