Ẩn sĩ giữa đời thường
(Sóng Trẻ) - Nằm khuất sâu trong con hẻm 49, số nhà 51 - Tràng Tiền là gia tư của nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách (tự Lỗ Công). Mặc dù khiêm nhường nhận mình là “Ông già Thăng Long”, một ẩn sĩ giữa đời thường, thế nhưng ít ai biết được, chính ông đã ghi dấu chữ viết của mình bằng thư pháp ở rất nhiều công trình di tích và cách mạng cho muôn đời.
Tuổi thơ múa bút kiếm sống
Chúng tôi đến thăm cụ vào một ngày oi bức, khi cái nắng nóng bắt đầu le lói mọi ngả đường. Một vị khách tốt bụng chỉ cho chúng tôi tìm được căn nhà có cái biển treo đề dòng chữ Nguyễn Văn Bách. Dù đã 87 tuổi những trông ông vẫn toát lên một phong thái điềm tĩnh giống như một ẩn sĩ không gợi chút âu tư, muộn phiền. Ông Bách kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về những ngày mới đầu viết thư pháp.
Ông Nguyễn Văn Bách sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học, có đến ba đời nổi tiếng về nghề bốc thuốc và viết chữ nho ở Huyện Gia Lộc, Hải Dương. Bản thân Ông nội và cha của ông cũng là những thầy nho nổi tiếng gần xa về viết chữ đẹp, được nhiều người tìm đến xin chữ. Bởi vậy, ngay từ thơ bé, khi tóc còn để chỏm, ông đã được cha truyền dạy, hướng cho học chữ nho, rồi được chính cha trực tiếp uốn nắn cho từng nét chữ, dấu câu. Nhờ đó, khi lên 9 tuổi ông đã có thể theo cha đi khắp phố thị kiếm sống bằng nghề bốc thuốc và viết chữ thuê. Đến năm 13 tuổi ông đã đọc thông viết thạo nhiều Hán tự và đi bán chữ ở khắp nơi. Vào mỗi độ dịp tết đến xuân về, ông lại cùng với cha của mình đem tranh xuống chợ Ty, chợ Trắm, chợ Thông thuộc huyện Gia Lộc để bán lấy tiến. Trong những phút rảnh rỗi, chờ khách đến mua tranh và xem chữ, đôi tay người thiếu niên ấy lại thảo những nét bút như phượng múa rồng bay trong sự khâm phục của nhiều người mê chữ.
Ông Nguyễn Văn Bách (Nguồn: Internet)
Ham viết chữ nho là thế, song trong quan niệm của cậu bé Nguyễn Văn Bách ngày ấy cũng chỉ coi việc viết chữ như một thú vui, để được thỏa cái chí tang bồng. Rồi nhiều lần đem tranh xuống các phiên chợ rao bán đã giúp cậu ý thức được rằng: việc viết chữ không đơn thuần chỉ là để thỏa cái thú của bản thân mà còn là để tu dưỡng đạo đức, phẩm chất của chính mình. Đó chính là động lực để cậu học hành hăng say hơn nữa. Cậu chăm chỉ viết mỗi ngày, viết ra cũng có khi mang bán mà cũng có khi lại dành để tặng bạn bè, hàng xóm trong mỗi dịp tết.
Trong tâm tưởng của mình, ông Nguyễn Văn Bách vẫn còn nhớ như in cái hồi đầu được cha dạy học chữ: “Cha tôi là một đồ nho, một thầy lang bốc thuốc, đã khổ luyện cho tôi từng con chữ, dấu câu. Tôi bắt đầu viết chữ bằng cách nhúng bút lông vào nước rồi viết trên nền gạch cho đến khi nào thành thục mới được viết lên giấy”.
Không chỉ giỏi chữ nho, Ông Nguyễn Văn Bách còn được biết đến như một người thầy trong lĩnh vực Đông y. Năm 1959, ông về công tác tại Viện Đông y trong vai trò của một cán bộ giảng dạy cho đến khi về nghỉ chế độ 1994. Ở đây, được tiếp xúc nhiều hơn với chữ Hán, ông càng trau dồi được nhiều vốn viết.
Nài ra, ông Nguyễn Văn Bách còn có thể đọc thông viết thạo các bài thơ vốn được xem là áng thiên cổ hùng văn một thời: Hịch Tướng Sĩ, Bạch Đằng Giang Phú, Côn Sơn Ca, Xích Bích Phú, Tư Xuân Phú… Đồng thời cũng là một trong những tác giả góp công rất lớn trong việc chuyển thể các bản viết bằng chữ Hán của các danh nhân: Nguyễn Trãi, Ngô Quang Bích, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh… Trong lĩnh vực y học, ông đã nghiên cứu và dịch rất nhiều bộ sách quý bằng chữ Hán: Những bài thuốc hay, Hải Thượng y tông tâm lĩnh, góp thêm vào những bộ sách quý trong kho tàng y học Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Bách luôn có một thái độ rõ ràng khi có ai đó hỏi xin chữ: “trước hết, tôi quan sát khuôn mặt, tướng mạo, xem người đó thích hợp với kiểu chữ gì, thì treo mới có ý nghĩa”. Ông chia sẻ, không phải lúc nào muốn viết chữ là viết được ngay. Mà phải mất thời gian suy nghĩ, trăn trở rất nhiều, tâm hồn phải thật thư thái, tĩnh lặng… thì khi đó hạ bút mới tạo ra được những nét chữ vừa thanh vừa mềm mại mà vẫn toát lên vẻ phóng khoáng, đĩnh đạc. Ông cũng quan niệm, luyện chữ là công việc cả đời, người không có tâm, không có trái tim hướng thiện thì chỉ vẽ ra những tác phẩm vô hồn.
Những công trình in bút hồn người ẩn sĩ
Bước vào căn phòng của vị ẩn sĩ, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước không gian thư pháp khiến người ta như lạc vào chốn tiên cảnh. Nhưng điều khiến chúng tôi chú ý là những bức thư pháp khổ lớn như Thanh Tịnh, Bình Ngô Đại Cáo, Lạc Thiện Đồng Nhân, Nam quốc sơn hà, Thiên tài nhất thì… được thể hiện trên nền chất liệu khác nhau, trạm khắc tinh xảo, lồng kính và đặt vị trị trang trọng nhất tại gia tư. Hỏi về ý nghĩa những bức thư pháp đó, cụ Bách tâm tình: “Những bức thư pháp treo trong phòng đối với tôi là phép nhân tâm giữa đời thực, đó là cách tôi tự răn mình sống thanh bạch, không màng danh lợi, chỉ cùng vui chung với niềm vui nhân gian”.
Theo nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách, chơi chữ là một thú chơi tao nhã, không có khái niệm danh vọng ở đây. Ông dẫn dụ câu nói của người xưa “Nhất chữ nhì tranh” - nghĩa là chữ được xếp cao hơn tranh một bậc. Và người ta chỉ thờ chữ chứ có ai thờ tranh bao giờ. Thông thường, trong sinh hoạt tinh thần của người Việt, chữ bao giờ cũng được dành để treo ở những nơi trang trọng trong không gian của nhà. Hàm ẩn trong mỗi bức thư pháp, người viết như muốn gửi gắm những lời cầu chúc an lành, hạnh phúc và nhiều điều may mắn tới những thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, việc chơi chữ không đơn thuần là thưởng thức cái đẹp mà còn mang tính hội họa, gửi gắm tất cả tâm nguyện, những triết lý sâu sắc của người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung.
Với vốn hiểu biết và say mê nghiên cứu chữ Hán, nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách đã tạo ra được những tác phẩm thư pháp tuyệt mĩ. Nó ẩn chứa cốt cách, thần thái của một tâm hồn ung dung, tự tại, không màng đến danh lợi, hiển vinh. Và cũng vì tình cảm, sự tâm huyết với thư pháp, ông đã ghi dấu ấn của mình trên khắp những công trình có ý nghĩa lịch dân tộc. Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng có thể kể ra hàng chục công trình hoa lệ in dấu tay người ẩn sĩ ấy như: chữ Tháp Hòa Phong (Hồ Hoàn Kiếm), cổng thành Hà Nội - nơi thờ Tổng Đốc Hoàng Diệu, rồi chữ ở Đền Cổ Loa, đền Lệ Mật… Đặc biệt, năm 1990, cùng lúc ghi nhiều dấu ấn đậm nét trong cuộc đời viết thư pháp của Nguyễn Văn Bách khi ông dành trọn tâm huyết hoàn thành 1351 chữ trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi nhân kỉ niệm 600 năm ngày mất đại thi hào này. Ông cũng viết Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn nhân dịp kỉ niệm 700 năm ngày chiến thắng quân Mông – Nguyên lần thứ 3…
Không dừng lại ở đó, năm 2010 Nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách tiếp tục cho ra mắt người xem một công trình linh thiêng, hoa lệ “Thiên Chiếu Đô” gần 300 chữ của vua Lý Công Uẩn. Công trình này là kết quả của một quá trình lao động miệt mài của một tập thể tâm huyết với nghề. Trong đó, nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách là người trực tiếp viết chữ, còn Thầy Nguyễn Thế Long là người chịu trách nhiệm phần gò đồng, sơn mài trên nền thư pháp khổng lồ (cao 2m, rộng 4m). Ông tâm sự: “chúng tôi đã phải trải qua gần 3 tháng liền vừa làm vừa chỉnh sửa để đảm bảo ra mắt công trình này đúng dịp Thủ Đô tròn 1000 năm tuổi. Song song với đó, tôi còn thể hiện thêm những chữ có ý nghĩa với mong muốn Thủ Đô tiếp tục vươn mình và tỏa sáng mãi mãi “Chữ Phi Long” ( nghĩa: Rồng bay lên), Nhất tại nhất thì (tức là nghìn năm một thuở Thăng Long)”.
Giờ đây, sau bao nhiều năm gắn bó với thư pháp, ông Nguyễn Văn Bách đang có những phút tĩnh lặng, bình yên bên gia đình. Sống một cuộc sống không gợi chút âu tư, không vướng vòng danh lợi. Phải chăng chính cuộc đời thanh bạch, giản dị ấy đã đưa ông in bút hồn trên khắp các công trình thư pháp thế kỉ.
Tuổi thơ múa bút kiếm sống
Chúng tôi đến thăm cụ vào một ngày oi bức, khi cái nắng nóng bắt đầu le lói mọi ngả đường. Một vị khách tốt bụng chỉ cho chúng tôi tìm được căn nhà có cái biển treo đề dòng chữ Nguyễn Văn Bách. Dù đã 87 tuổi những trông ông vẫn toát lên một phong thái điềm tĩnh giống như một ẩn sĩ không gợi chút âu tư, muộn phiền. Ông Bách kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về những ngày mới đầu viết thư pháp.
Ông Nguyễn Văn Bách sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học, có đến ba đời nổi tiếng về nghề bốc thuốc và viết chữ nho ở Huyện Gia Lộc, Hải Dương. Bản thân Ông nội và cha của ông cũng là những thầy nho nổi tiếng gần xa về viết chữ đẹp, được nhiều người tìm đến xin chữ. Bởi vậy, ngay từ thơ bé, khi tóc còn để chỏm, ông đã được cha truyền dạy, hướng cho học chữ nho, rồi được chính cha trực tiếp uốn nắn cho từng nét chữ, dấu câu. Nhờ đó, khi lên 9 tuổi ông đã có thể theo cha đi khắp phố thị kiếm sống bằng nghề bốc thuốc và viết chữ thuê. Đến năm 13 tuổi ông đã đọc thông viết thạo nhiều Hán tự và đi bán chữ ở khắp nơi. Vào mỗi độ dịp tết đến xuân về, ông lại cùng với cha của mình đem tranh xuống chợ Ty, chợ Trắm, chợ Thông thuộc huyện Gia Lộc để bán lấy tiến. Trong những phút rảnh rỗi, chờ khách đến mua tranh và xem chữ, đôi tay người thiếu niên ấy lại thảo những nét bút như phượng múa rồng bay trong sự khâm phục của nhiều người mê chữ.
Ông Nguyễn Văn Bách (Nguồn: Internet)
Ham viết chữ nho là thế, song trong quan niệm của cậu bé Nguyễn Văn Bách ngày ấy cũng chỉ coi việc viết chữ như một thú vui, để được thỏa cái chí tang bồng. Rồi nhiều lần đem tranh xuống các phiên chợ rao bán đã giúp cậu ý thức được rằng: việc viết chữ không đơn thuần chỉ là để thỏa cái thú của bản thân mà còn là để tu dưỡng đạo đức, phẩm chất của chính mình. Đó chính là động lực để cậu học hành hăng say hơn nữa. Cậu chăm chỉ viết mỗi ngày, viết ra cũng có khi mang bán mà cũng có khi lại dành để tặng bạn bè, hàng xóm trong mỗi dịp tết.
Trong tâm tưởng của mình, ông Nguyễn Văn Bách vẫn còn nhớ như in cái hồi đầu được cha dạy học chữ: “Cha tôi là một đồ nho, một thầy lang bốc thuốc, đã khổ luyện cho tôi từng con chữ, dấu câu. Tôi bắt đầu viết chữ bằng cách nhúng bút lông vào nước rồi viết trên nền gạch cho đến khi nào thành thục mới được viết lên giấy”.
Không chỉ giỏi chữ nho, Ông Nguyễn Văn Bách còn được biết đến như một người thầy trong lĩnh vực Đông y. Năm 1959, ông về công tác tại Viện Đông y trong vai trò của một cán bộ giảng dạy cho đến khi về nghỉ chế độ 1994. Ở đây, được tiếp xúc nhiều hơn với chữ Hán, ông càng trau dồi được nhiều vốn viết.
Nài ra, ông Nguyễn Văn Bách còn có thể đọc thông viết thạo các bài thơ vốn được xem là áng thiên cổ hùng văn một thời: Hịch Tướng Sĩ, Bạch Đằng Giang Phú, Côn Sơn Ca, Xích Bích Phú, Tư Xuân Phú… Đồng thời cũng là một trong những tác giả góp công rất lớn trong việc chuyển thể các bản viết bằng chữ Hán của các danh nhân: Nguyễn Trãi, Ngô Quang Bích, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh… Trong lĩnh vực y học, ông đã nghiên cứu và dịch rất nhiều bộ sách quý bằng chữ Hán: Những bài thuốc hay, Hải Thượng y tông tâm lĩnh, góp thêm vào những bộ sách quý trong kho tàng y học Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Bách luôn có một thái độ rõ ràng khi có ai đó hỏi xin chữ: “trước hết, tôi quan sát khuôn mặt, tướng mạo, xem người đó thích hợp với kiểu chữ gì, thì treo mới có ý nghĩa”. Ông chia sẻ, không phải lúc nào muốn viết chữ là viết được ngay. Mà phải mất thời gian suy nghĩ, trăn trở rất nhiều, tâm hồn phải thật thư thái, tĩnh lặng… thì khi đó hạ bút mới tạo ra được những nét chữ vừa thanh vừa mềm mại mà vẫn toát lên vẻ phóng khoáng, đĩnh đạc. Ông cũng quan niệm, luyện chữ là công việc cả đời, người không có tâm, không có trái tim hướng thiện thì chỉ vẽ ra những tác phẩm vô hồn.
Những công trình in bút hồn người ẩn sĩ
Bước vào căn phòng của vị ẩn sĩ, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước không gian thư pháp khiến người ta như lạc vào chốn tiên cảnh. Nhưng điều khiến chúng tôi chú ý là những bức thư pháp khổ lớn như Thanh Tịnh, Bình Ngô Đại Cáo, Lạc Thiện Đồng Nhân, Nam quốc sơn hà, Thiên tài nhất thì… được thể hiện trên nền chất liệu khác nhau, trạm khắc tinh xảo, lồng kính và đặt vị trị trang trọng nhất tại gia tư. Hỏi về ý nghĩa những bức thư pháp đó, cụ Bách tâm tình: “Những bức thư pháp treo trong phòng đối với tôi là phép nhân tâm giữa đời thực, đó là cách tôi tự răn mình sống thanh bạch, không màng danh lợi, chỉ cùng vui chung với niềm vui nhân gian”.
Theo nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách, chơi chữ là một thú chơi tao nhã, không có khái niệm danh vọng ở đây. Ông dẫn dụ câu nói của người xưa “Nhất chữ nhì tranh” - nghĩa là chữ được xếp cao hơn tranh một bậc. Và người ta chỉ thờ chữ chứ có ai thờ tranh bao giờ. Thông thường, trong sinh hoạt tinh thần của người Việt, chữ bao giờ cũng được dành để treo ở những nơi trang trọng trong không gian của nhà. Hàm ẩn trong mỗi bức thư pháp, người viết như muốn gửi gắm những lời cầu chúc an lành, hạnh phúc và nhiều điều may mắn tới những thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, việc chơi chữ không đơn thuần là thưởng thức cái đẹp mà còn mang tính hội họa, gửi gắm tất cả tâm nguyện, những triết lý sâu sắc của người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung.
Với vốn hiểu biết và say mê nghiên cứu chữ Hán, nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách đã tạo ra được những tác phẩm thư pháp tuyệt mĩ. Nó ẩn chứa cốt cách, thần thái của một tâm hồn ung dung, tự tại, không màng đến danh lợi, hiển vinh. Và cũng vì tình cảm, sự tâm huyết với thư pháp, ông đã ghi dấu ấn của mình trên khắp những công trình có ý nghĩa lịch dân tộc. Chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng có thể kể ra hàng chục công trình hoa lệ in dấu tay người ẩn sĩ ấy như: chữ Tháp Hòa Phong (Hồ Hoàn Kiếm), cổng thành Hà Nội - nơi thờ Tổng Đốc Hoàng Diệu, rồi chữ ở Đền Cổ Loa, đền Lệ Mật… Đặc biệt, năm 1990, cùng lúc ghi nhiều dấu ấn đậm nét trong cuộc đời viết thư pháp của Nguyễn Văn Bách khi ông dành trọn tâm huyết hoàn thành 1351 chữ trong áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi nhân kỉ niệm 600 năm ngày mất đại thi hào này. Ông cũng viết Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn nhân dịp kỉ niệm 700 năm ngày chiến thắng quân Mông – Nguyên lần thứ 3…
Không dừng lại ở đó, năm 2010 Nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách tiếp tục cho ra mắt người xem một công trình linh thiêng, hoa lệ “Thiên Chiếu Đô” gần 300 chữ của vua Lý Công Uẩn. Công trình này là kết quả của một quá trình lao động miệt mài của một tập thể tâm huyết với nghề. Trong đó, nhà thư pháp Nguyễn Văn Bách là người trực tiếp viết chữ, còn Thầy Nguyễn Thế Long là người chịu trách nhiệm phần gò đồng, sơn mài trên nền thư pháp khổng lồ (cao 2m, rộng 4m). Ông tâm sự: “chúng tôi đã phải trải qua gần 3 tháng liền vừa làm vừa chỉnh sửa để đảm bảo ra mắt công trình này đúng dịp Thủ Đô tròn 1000 năm tuổi. Song song với đó, tôi còn thể hiện thêm những chữ có ý nghĩa với mong muốn Thủ Đô tiếp tục vươn mình và tỏa sáng mãi mãi “Chữ Phi Long” ( nghĩa: Rồng bay lên), Nhất tại nhất thì (tức là nghìn năm một thuở Thăng Long)”.
Giờ đây, sau bao nhiều năm gắn bó với thư pháp, ông Nguyễn Văn Bách đang có những phút tĩnh lặng, bình yên bên gia đình. Sống một cuộc sống không gợi chút âu tư, không vướng vòng danh lợi. Phải chăng chính cuộc đời thanh bạch, giản dị ấy đã đưa ông in bút hồn trên khắp các công trình thư pháp thế kỉ.
Hồ Phương Phúc- Nguyễn Xuân Hoàng
Lớp báo in K29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp báo in K29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận