Bác sĩ Trương Hữu Khanh: “Để học sinh đi học, nếu trường học có F0, phụ huynh cần bình tĩnh xử lý”

(Sóng trẻ) - Sự phát triển tốt nhất của trẻ em là được sinh hoạt trong môi trường học tập. Phụ huynh cần tiêm chủng vaccine và khoá quản lý khu vực an toàn khi đưa trẻ đến trường và khi về nhà.

Tối 5/12, Tại Fanpage Human/NHG và các trường SNA, UKA, IEC, iSchool, SGA, tập đoàn Nguyễn Hoàng đã tổ chức Livestream "Học sinh trở lại trường - Phụ huynh làm gì với nỗi sợ F0?”. Đáp ứng thắc mắc, lo lắng của phụ huynh khi học sinh trở lại học tập trực tiếp sau thời gian dài học online do dịch bệnh.

z2997501539443_539e1cb0c8197f23da85bb113d43d992.jpg
Sự kiện diễn ra trực tiếp, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả

 

Chương trình có sự tham gia của Bác sĩ Trương Hữu Khanh - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), đại điện cô Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Giám đốc điều hành trường quốc tế SNA- Trường Quốc tế Bắc Mỹ (TP.HCM), nhà báo Thiên Chương là người dẫn chương trình.

Cần chuẩn bị kịch bản khi học sinh quay trở lại trường học, đặc biệt phản ứng khi có F0, phụ huynh cần bình tĩnh phối hợp với nhà trường theo cụm an toàn

Nguy hiểm của trẻ là khi không học những cảm xúc của con người vui, buồn, giận, mà chỉ có tiếp xúc với tập thể mới biết. Hiện nay, TP. HCM cũng như Hà Nội đang có công văn về việc học sinh quay trở lại trường học khiến nhiều phụ huynh cảm thấy sốt ruột.

Khi trẻ bị nóng sốt khuyến khích theo dõi trẻ ở nhà, biểu hiện của trẻ em không khác nhiều so với người lớn. Dấu hiệu cơ bản: Ho, nóng, sốt hoặc không có triệu chứng. Để biết chính xác thì nên đưa trẻ đi xét nghiệm. 

Để trẻ quay lại trường học, phụ huynh cần cố định các tuyến đưa đón trẻ đi học để xác định nguồn lây khi cần thiết, khu vực từ nhà đến trường học. Đọc các phương pháp phòng trừ nhiễm bệnh cơ bản cho trẻ. Đặc biệt cần cho trẻ uống đủ nước, các chất dinh dưỡng cần thiết, ngủ đủ giấc và vận động. Học sinh, trẻ em ghi nhớ các nhóm chơi theo cụm để theo dõi.

z2997501516288_fb5b5d0deebfe1c09b245c33e3746c59.jpg

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Khi có F0 trong trường học, phụ huynh cần bình tĩnh phối hợp với nhà trường. Nên chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ. Đặc biệt là tối với trẻ từ 8 tuổi trở lên, các em bắt đầu biểu cảm những cảm xúc khác nhau: Có em thờ ơ, có em bị cảm xúc thái quá.

Mỗi nơi cần có kịch bản trước khi quay trở lại trường học, trong lớp học và sau giờ học. Kịch bản quan trọng nhất là trường hợp có học sinh sốt thì làm gì, có F0 không thì cần làm những gì. Khi nào cần rửa tay với nước sạch, mang khẩu trang. Kịch bản quan trọng nhất là các hệ thống từ nhà trường đến phụ huynh hiểu nhau.

Phụ huynh Nguyễn Nam Mỹ Dung đặt câu hỏi cho bác sĩ: Làm sao để bảo vệ bản thân cho con khi con chưa đến tuổi teen? Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp: Đưa trẻ đi học những điểm cố định và ghi nhớ, đừng quá lo lắng khi con mắc bệnh. Nếu con mắc bệnh thì suy nghĩ đơn giản. Quan trọng nhất là người lớn đã được chích ngừa để bảo vệ chính mình và bảo vệ trẻ nhỏ.

Cơ sở vật chất của trường học cần được khử khuẩn, tăng cường khai báo y tế và hạn chế tiếp xúc bằng các chia khu vực cho học sinh

Nhà trường đã chuẩn bị điều gì để học sinh quay trở lại trường học, cô Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Giám đốc điều hành trường SNA: “Trường Quốc tế Bắc Mỹ và các cơ sở cùng hệ thống đề cao quyền trẻ em và an toàn học đường, cơ sở vật chất đáp ứng với nhu cầu quốc tế mới đón. Tuyên truyền hợp tác với phụ huynh về các vấn đề dịch bệnh, xử lý theo kịch bản. Khử khuẩn toàn bộ bề mặt của trường và thiết bị giảng dạy. Trang bị đo nhiệt độ, đồ dùng khử khuẩn trang bị mọi nơi. Khai báo y tế: Hệ thống khai báo 2 lớp. Đặc biệt độ ngũ y tế là bác sĩ. Trang bị kiến thức phòng dịch cho cán bộ nhân viên và chia học sinh ăn uống theo giờ”. 

Tuy nhiên, không phải cơ sở giáo dục nào cũng có điều kiện như vậy. Điều quan trọng nhất là nhà trường tăng cường khai báo y tế, trang bị nhiều chỗ rửa tay và xây dựng kịch bản phản ứng phòng, tránh dịch với phụ huynh hiệu quả.

Nếu như người lớn đã được tiêm vaccine phòng bệnh, thì trẻ em có ít cách hòa nhập an toàn hơn so với người lớn. Trẻ em cần được đến trường vì đây là thời điểm tốt nhất để phát triển. Hiện nay, vẫn có trường hợp từ chối tiêm vaccine phòng Covid - 19, vì vậy hãy tiêm chủng vaccine để bảo vệ gia đình và trẻ em.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN