Bí ẩn giấc ngủ của một số loài động vật

(Sóng trẻ) – Con lười thực chất chỉ ngủ 2,4 giờ trong một ngày. Cá mập có thể ngủ khi đang bơi, trong khi hải âu lại nghỉ ngơi ngay trên những cơn sóng biển… Bí ẩn về giấc ngủ của động vật có thể rất khác những gì chúng ta thường nghĩ.

Khám phá những bí ẩn về giấc ngủ vẫn là đam mê kéo dài của các nhà sinh vật học. Nhưng họ chỉ nghiên cứu được vấn đề này trong khoảng 50/60.000 hoặc nhiều hơn nữa các loài có xương sống trên Trái Đất. Khi công nghệ đã phát triển hơn trong việc theo dõi hoạt động não bộ và hành vi động vật, ta có thêm các bí ẩn mới được khám phá mỗi năm, cùng với đó là sự cập nhật những lý thuyết đã có từ lâu nay.

Lười không phải loài động vật ngủ nhiều nhất

Mặc dù bị mang tiếng là “lười”, nhưng con lười lại không phải “fan cuồng” của giấc ngủ trong vương quốc động vật. Chúng có thể di chuyển chậm chạp, nhưng các nghiên cứu về loài lười hoang dã phát hiện ra rằng chúng chỉ ngủ khoảng 9-10% thời gian một ngày (2,4 giờ). 

Gấu túi “chợp mắt” được 14,5 giờ và loài dơi nâu nhỏ với 20 giờ ngủ một ngày là hai loài đứng top đầu trong những kỉ lục gia ngủ được ghi nhận cho đến nay. Trong khi đó, những loài động vật ngủ ít nhất là những động vật ăn cỏ to lớn. Hươu cao cổ và voi chỉ có 3-4 giờ đồng hồ trong một đêm để ngủ.

d9e114062_mang_tieng_la_luoi_nhung_lai.._luoi_ngu.jpg 

Mang tiếng là lười nhưng lại… “lười ngủ”

Không phải tất cả các loài thuộc họ Mèo đều ngủ ngày

Người ta cho rằng sư tử có thể nằm trong suốt 20/24 giờ. Thực chất, giống như những người anh em nhỏ bé của chúng, động vật thuộc loài mèo lớn là hoạt động mạnh cả ngày lẫn đêm. Nghĩa là chúng có giấc ngủ ngắn và không thường xuyên để có thể có những bữa ăn nn vào bất kì lúc nào. 

Trong một nghiên cứu về loài sư tử ở Nam Phi, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các loài mèo lớn này chỉ nghỉ ngơi trong khoảng 14 giờ một ngày (so với con số 20 giờ trước đó). Các nhà nghiên cứu cho biết những con sư tử trong vườn quốc gia Addo năng động hơn vì chúng không có sự hoang dã bản năng tự nhiên. Vì vậy chúng dành nhiều thời gian hơn để canh chừng những con sư tử cạnh tranh hoặc tránh những con voi giày xéo khu vực của mình.

fcb8216a5_lionpicshd.jpg 

Một con sư tử đơn độc phải thật tỉnh táo.

Cá voi có thể mơ

Dù không thể đánh giá trực tiếp liệu các loài động vật có mơ khi ngủ hay không, các nhà khoa học vẫn có thể đưa ra các giả thuyết thông qua nghiên cứu sự chuyển động mắt nhanh chóng của động vật, hay được gọi là REM (giai đoạn REM là giai đoạn ngủ sâu nhất, khi các cơ chuyển động ít nhất và lúc đó con người thường mơ). 

Sự thiếu vận động cơ là một vấn đề của các loài động vật có vú ở biển bởi vì chúng phải thường xuyên quay trở lại bề mặt nước để thở. Khi ngủ, một phần não bộ của cá voi vẫn hoạt động để chúng có thể thực hiện được những chuyển động cần thiết. Nhưng những bằng chứng gần đây cho thấy rằng cá voi cũng có thể ngủ sâu (trong giai đoạn REM), dù cho việc đó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.

Tiến sĩ Patrick Miller từ Đại học St Andrews - thành viên của đội nghiên cứu đã ghi lại một đoạn video về cảnh bất động của một nhóm cá voi bơi gần mặt biển. Những con cá voi vẫn có những biểu hiện bất thường cho đến khi chúng vô tình bị quấy rầy bởi một chiếc thuyền và Tiến sĩ Miller cho rằng đây là bằng chứng của giai đoạn giấc ngủ REM ở các loài động vật có vú.

Chim hải âu không ngủ khi bay

Những chú hải âu lang thang trên bầu trời nổi tiếng với những chuyến bay đường dài của chúng, có thể lên đến hàng nghìn cây số trên biển trước khi về với vùng đất liền. Những chuyến bay của hải âu kéo dài quá lâu và người ta cho rằng chúng phải ngủ trong khi đang bay. Các nghiên cứu gần đây đã tiết lộ những con chim có thể ở trên cao mà không cần bất kì sự hỗ trợ cơ học nào nài chỗ nối khớp duy nhất ở cánh. Dựa trên lý thuyết này, người ta nghĩ chúng có thể ngủ trên chính đôi cánh của mình. 

Tuy nhiên Tiến sĩ Niels Rattenborg từ viện Max Planck về Nghiên cứu các loài chim cho rằng kiểu bay chuyên dụng này không giúp ích gì trong việc ngủ. Ông nói: “Bay ở trên cao sẽ ít có khả năng va chạm, trong khi bay gần những con sóng sẽ khó khăn hơn và dẫn đến nhu cầu cao hơn về giấc ngủ. Điều này giải thích tại sao những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những chú hải âu lớn thường xuyên dừng lại và nổi lên trên mặt nước trong một vài giờ vào ban đêm”. Các nghiên cứu của các nhà sinh vật học về giấc ngủ của loài chim cho thấy rằng thay vì thực hiện một giấc ngủ ngắn trên cao, một số loài đã tiến hóa để bay mà không cần một giấc ngủ trọn vẹn khi chúng có một chuyến bay dài cần phải hoàn thành. 

fcb8216a5_thalassarche_melanophrys_se_tasmania.jpg 

Chim hải âu có thể nghỉ ngơi trên sóng biển.

Tiến sĩ Niels Rattenborg  cho biết thêm: “Những phát hiện gần đây của chúng tôi đã chỉ ra các loài chim sáo sống gần biển có thể giảm thiểu thời gian ngủ trong suốt mùa sinh sản ở Bắc Cực, mà các sinh hoạt của chúng vẫn diễn ra bình thường. Điều này làm tăng khả năng một số loài chim trên biển có thể phát triển khả năng tương tự để trì hoãn việc ngủ khi bay một chuyến dài trên biển”.

Cá mập thực ra không “thao thức” 

Thay vì xuất hiện trên bề mặt nước như cá voi, cá mập hô hấp bằng cách oxi hóa nước bằng mang của chúng. Một số loài khác, như cá mập miệng bản lề cũng có thể làm điều này bằng cách hút nước qua miệng hoặc qua một lỗ đặc biệt trên đầu được gọi là lỗ thở. Những loài cá mập này có thể trông như đang nằm bất động trên biển, dẫn đến một giả thuyết là có lẽ chúng đang nằm ngủ. Nhưng một số loài khác lại phải tiếp tục bơi không ngừng để nước có thể chảy qua mang của chúng. 

Việc chuyển động liên tục nghe có vẻ không được “thư thái” lắm, nhưng một nghiên cứu về cá mập gai đã chỉ ra hành động bơi lội này thực tế được kiểm soát bởi tủy sống chứ không phải bộ não. Nhà khoa học về cá mập – Giáo sư R. Aidan Martin cho rằng đây có thể là một bằng chứng cho thấy cá mập có thể ở trong tình trạng vô thức khi chúng chuyển động. Điều đó đã tạo cơ hội cho bộ não của chúng được nghỉ ngơi và thư giãn, kể cả khi phải liên tục bơi. 
Ella Davies (BBC nature)
Dịch: Thanh Nga
Báo mạng K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN