"Bình thường hóa" bạo lực - vấn đề đáng quan tâm

(Sóng trẻ) - Bạo lực hiện nay đã trở thành cụm từ được nhắc đến nhiều không chỉ trong gia đình, nhà trường mà còn cả xã hội. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là vấn đề “bình thường hóa" bạo lực đang tồn tại trong suy nghĩ của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.

8a291461a_anh_bao_luc_2.jpg

Bạo lực và “con dao hai lưỡi”

Sự phát triển của xã hội đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của các phương tiện thông tin đại chúng làm cho lượng thông tin con người tiếp cận được càng nhiều. Báo chí, Internet, truyền hình… ngày càng trở thành phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Chỉ cần mấy giây thôi là mọi thứ đều hiện ra trước mắt, cả tốt xấu, khen chê.

Trong lượng thông tin vô cùng vô tận ấy người đọc cũng phải tiếp xúc với không ít những tin “cướp-hiếp-giết”. Khi được hỏi về những thông tin được tiếp cận từ các phương tiện thông tin đại chúng bạn T.Bình (sinh viên) chia sẻ: ”Những tin bạo lực thì mình tiếp xúc hàng ngày, hôm nào cũng thấy báo chí đưa tin mà. Nhiều lúc tự hỏi sao mà bây giờ bạo lực, chém giết nhau nhiều thế”.

Đáng lo ngại là có khá nhiều thông tin được đưa ra với nội dung rất cụ thể, chi tiết về bạo lực. Các cách thực hiện hành vi, các phương tiện hỗ trợ thực hiện hành vi,… đều được kể, tả rất kỹ. Vô hình chung những điều đó lại trở thành "con dao hai lưỡi", nó có tác động ngược trở lại đối với người đọc. Khi đó thông tin được đưa ra rất có thể không chỉ đơn thuần là thông tin, mà ngược lại nó lại là cách hướng dẫn để thực hiện hành vi bạo lực.

Khi bạo lực bị “bình thường hóa”

Khi một thứ gì đó xuất hiện quá nhiều lâu dần sẽ làm cho người tiếp cận nó cảm thấy bình thường; bạo lực cũng không là nại lệ. Khi mà ngày nào mở mắt ra lướt qua một số phương tiện thông tin đại chúng cũng thấy cướp-hiếp-giết vô tình sẽ làm cho bạo lực bị “bình thường hóa”. Một người hay lướt mạng chia sẻ: ”Ngày nào mình cũng đọc những tin về bạo lực. Lúc đầu thấy cũng sợ lắm, nhưng lâu dần giờ cũng quen rồi nên thấy bình thường thôi”.

Bạo lực xuất hiện với một mật độ dày đặc trên báo chí gồm đủ các mức độ, các lứa tuổi khác nhau. Có đánh, có chém, có giết và mức độ thì ngày càng nghiêm trọng, tinh vi hơn. Điều này về thực tế sẽ có những tác động rất xấu đến giới trẻ, thậm chí còn cả trẻ em. Thực trạng trên rất đáng để lưu tâm khi có quá nhiều bài viết đi vào kể chi tiết những tình tiết bạo lực gây ra.

Vấn đề đặt ra là cần phải có cái nhìn đa diện hơn, hạn chế việc đi quá sâu vào miêu tả những hành vi gây án để không may vô tình làm lệch lạc suy nghĩ của giới trẻ về bạo lực. Thiết nghĩ cũng cần giảm bớt đến tối đa những suy đoán vô căn cứ để rồi khơi dậy trí tò mò và làm bạo lực trở thành “bạn thân ở cùng nhà” của bất cứ ai.

Nguyễn Mơ
Báo Mạng điện tử K34

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN